Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng hệ thống chức danh tiêu chuẩn nghiệp vụ và chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với viên chức ngành tài nguyên và môi trường
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRUNG TÂM KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN QUỐC GIA
----------------------
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỨC DANH, TIÊU CHUẨN NGHIỆP
VỤ VÀ CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP ƯU ĐÃI NGHỀ ĐỐI VỚI
VIÊN CHỨC NGÀNH TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG
Chủ nhiệm đề tài: Cử nhân Nguyễn văn Hồng
7268 30/3/2009
HÀ NỘI, THÁNG 3 NĂM 2009
2
3
MỤC LỤC
Số TT Tên đề mục Trang
1 Mục lục 03
2 Lời nói đầu 05
3 Chương I: Tình hình nghiên cứu về đội ngũ viên chức và
chế độ chính sách đối với viên chức ngành Tài nguyên và
Môi trường
08
4 I. Bối cảnh chung 08
5 II. Tình hình ngạch công chức, viên chức của ngành Tài
nguyên và Môi trường
09
6 III. Hiện trạng về chế độ chính sách đối với viên chức
ngành Tài nguyên và Môi trường
12
7 Chương II: Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu 14
8 I. Mục tiêu 14
9 II. Phương pháp nghiên cứu 14
10 Chương III: Nội dung nghiên cứu 15
11 I. Nguyên tắc 15
12 II. Yêu cầu 15
13 III. Xây dựng chức danh tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức
Tài nguyên và môi trường
16
14 IV. Xây dựng chế độ ưu đãi nghề đối với viên chức ngành
Tài nguyên và Môi trường
16
16 Kết luận và kiến nghị 19
17 Phần phụ lục 22
18 Quyết định số 01/2008/QĐ-BNV, ngày 04 tháng 8 năm
2008 của Bộ Nội vụ về việc ban hành chức danh và mã số
ngạch các ngạch viên chức ngành tài nguyên và môi
trường;
22
4
Số TT Tên đề mục Trang
19 Căn cứ Quyết định số 07/2008/QĐ-BTNMT, ngày 06
tháng 10 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban
hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức ngành tài
nguyên và môi trường.
24
20 Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức ngành tài
nguyên và môi trường (ban hành kèm theo Quyết định số
07/2008/QĐ-BTNMT)
25
21 Dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn chuyển, xếp ngạch,
bậc lương viên chức ngành tài nguyên và môi trường.
52
22 Tờ trình Thủ tướng Chính phủ về chế độ ưu đãi nghề đối
với viên chức ngành tài nguyên và môi trường
57
23 Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chế độ ưu
đãi nghề đối với viên chức ngành tài nguyên và môi trường
64
24 Dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Quyết định
của Thủ tướng Chính phủ về chế độ ưu đãi nghề đối với
viên chức ngành tài nguyên và môi trường
67
25 Tài liệu tham khảo 72
5
LỜI NÓI ĐẦU
Đại hội lần thứ VI (năm 1986) của Đảng đề ra đường lối đổi mới toàn diện
đất nước, thực hiện đường lối đó, song song với những cải cách sâu rộng về kinh
tế, một trong nhiệm vụ đó là đổi mới bộ máy nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực
và hiệu quả của Nhà nước, đáp ứng các yêu cầu quản lý trong điều kiện mới được
triển khai mạnh mẽ.
Tại kỳ họp thứ nhất, ngày 05 tháng 8 năm 2002, Quốc hội khóa 11 nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Nghị quyết số 02/2002/QH11
quy định danh sách các bộ và cơ quan ngang bộ của Chính phủ, trong đó có Bộ
Tài nguyên và Môi trường. Trên cơ sở đó, của Chính phủ ban hành Nghị định số
91/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 quy đinh chức năng, nhiệmm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; theo đó, Bộ
thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên 6 lĩnh vực: tài nguyên đất, tài nguyên
nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ.
Tại kỳ họp thứ nhất, ngày 31 tháng 7 năm 2008, Quốc hội khóa 12 nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Nghị quyết số 01/2008/QH12
về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và số Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ XII.
Kèm theo Nghị quyết trê cơ cấu tổ chức của Chính phủ có Bộ Tài nguyên và Môi
trường. Theo đó, ngày 04 tháng 3 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số
25/2008/NĐ-CP. Theo Nghị định này, Bộ Tài nguyên và Môi trường được bổ
sung thêm một lĩnh vực Biển và đảo. Như vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường có
chức năng quản lý nhà nước 7 lĩnh vực: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài
nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ, quản lý
tổng hợp biển và hải đảo trong phạm vi cả nước.
Tương ứng với mỗi lĩnh vực công tác có một đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức tương ứng để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước và phục vụ quản lý
nhà nước của Bộ.
Đối với đội ngũ viên chức ngành tài nguyên và môi trường, hiện tại, chỉ có
02 mã ngạch của lĩnh vực khí tượng thủy văn là Dự báo viên, Quan trắc viên đã
được ban hành trong bảng danh mục kèm theo là Quyết định số 78/2004/QĐBNV ngày 03 tháng 11 năm 2004, Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành danh
mục các ngạch công chức và các ngạch viên chức, 06 lĩnh vực còn lại chưa được
nghiên cứu, xem xét để xây dựng bổ sung chức danh nghiệp vụ. Hiện nay viên
chức thuộc 06 lĩnh vực còn lại đang được tạm xếp vào các ngạch viên chức ban
hành kèm theo Quyết định số 78 của Bộ Nội vụ.
Mỗi ngạch công chức, viên chức xác định rõ chức vụ, cấp bậc của từng
người, thường gọi là chức danh công chức, viên chức. Cùng với chức danh, Nhà
nước ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ của từng ngạch. Tiêu chuẩn đó xác định rõ
6
chức trách, nhiệm vụ cụ thể, hiểu biết và yêu cầu về trình độ được đào tạo. Chức
danh được ban hành cùng với chế độ tiền lương và các chế độ chính sách khác
đối với công chức, viên chức
Hiện tại, có 02 mã ngạch của lĩnh vực khí tượng thủy văn là Dự báo viên,
Quan trắc viên đã được đã được Trưởng Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (nay Bộ
Nội vụ) ban hành Tiêu chuẩn nghiệp vụ tại Quyết định số 410/TCCP-VC ngày 29
tháng 5 năm 1993. 06 lĩnh vực còn lại chưa được nghiên cứu, xem xét để xây
dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ.
Mặt khác, hệ thống chức danh viên chức hiện nay đã có nhiều thay đổi so
với trước đây, đã có những chuyển biến mới về chất, trình độ nhận thức, kỹ năng
công việc được nâng lên, ý thức trách nhiệm trong công việc được đề cao, công
tác xây dựng và quản lý công chức, viên chức Nhà nước đi vào nề nếp, quy củ,
thống nhất. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu hoàn chỉnh và bổ sung tiêu chuẩn nghiệp
vụ và chức danh của công chức, viên chức Nhà nước cần được quan tâm, khẩn
trương tiến hành để theo kịp đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội.
Về chế độ chính sách đối với viên chức ngành tài nguyên và môi trường
cũng mới bước đầu nghiên cứu đối với 6 ngạch viên chức khí tượng thủy văn, đó
là những ngạch đã được xác định mã ngạch và có tiêu chuẩn nghiệp vụ cụ thể. cụ
thể là Quyết định số 83/2006/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng
Chính phủ về chế độ ưu đãi nghề khí tượng thuye văn thuộc ngành tài nguyên và
môi trường. Thiếp theo là Thông tư liên tịch số 07/2007/ TTLT-BTNMT-BNVBTC ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ và
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện hướng dẫn thực hiện Quyết định số
83/2006/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ
ưu đãi nghề khí tượng thuye văn thuộc ngành tài nguyên và môi trường. Trong
khi đó 6 lĩnh vực khác của Bộ chưa có mã ngạch và do đó vẫn đề nghiên cứu để
xây dựng chế độ ưu đãi đối với viên chức các ngạch đó chưa được nghiên cứu.
Trong khi đó, điều kiện lao động của nghề thuộc ngành tài nguyên và môi
trường chủ yếu ở các vùng sâu, vùng xa, núi cao hiểm trở, thời tiết khí hậu khắc
nghiệt, trên biển, biên giới và hải đảo xa đất liền, điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó
khăn, hẻo lánh, xa khu dân cư. Địa bàn hoạt động ở các vùng kinh tế xã hội chậm
phát triển, không có chợ, trường học, bệnh viện, chưa có mạng lưới giao thông, đi
lại khó khăn, chưa có hệ thống cung cấp điện, nước sinh hoạt.
Các nghề thuộc ngành tài nguyên và môi trường luôn phải làm việc trong
điều kiện khó khăn, gian khổ, thời tiết nguy hiểm, đơn lẻ. Khi bão, lũ, giông tố,
vẫn phải trực tiếp đi đo đạc để xác định đỉnh lũ, mắt bão, dự báo chính xác tình
hình thời tiết phục vụ phòng tránh thiên tai, bảo vệ cuộc sống của nhân dân và
phát triển kinh tế xã hội đất nước.
7
Vì vậy, việc xây Mã ngạch, tiêu chuẩn nghiệp vụ và chế độ ưu đãi đối với
viên chức ngành tài nguyên và môi trường là hết sức cần thiết và cấp bách, giúp
cho Bộ có điều kiện quản lý viên chức và thực hiện chế độ đối với người lao
động.