Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay
PREMIUM
Số trang
176
Kích thước
1.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
899

Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh trên

địa bàn Tây Nguyên hiện nay

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Hà Nội - 2014

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh trên

địa bàn Tây Nguyên hiện nay

Chuyên ngành: Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nƣớc

Mã số : 63 31 02 03

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS, TS Phạm Văn Thắng

2. PGS, TS Phạm Xuân Mát

Hà Nội - 2014

Mục lục

Trang

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 5

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9

Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG CHÍNH

TRỊ CƠ SỞ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

CƠ SỞ VỮNG MẠNH TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN 24

1.1. Hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn Tây Nguyên 24

1.2. Những vấn đề cơ bản về xây dựng hệ thống chính trị cơ

sở vững mạnh trên địa bàn Tây Nguyên 48

Chƣơng 2 THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ KINH

NGHIỆM XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ

TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN 66

2.1. Thực trạng xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trên địa

bàn Tây Nguyên 66

2.2. Nguyên nhân và một số kinh nghiệm xây dựng hệ thống

chính trị cơ sở vững mạnh trên địa bàn Tây Nguyên 100

Chƣơng 3 PHƢƠNG HƢỚNG, YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI

PHÁP TĂNG CƢỜNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG

CHÍNH TRỊ CƠ SỞ VỮNG MẠNH TRÊN ĐỊA BÀN

TÂY NGUYÊN HIỆN NAY 112

3.1. Sự phát triển của tình hình nhiệm vụ và phương hướng, yêu

cầu xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh trên địa bàn

Tây Nguyên hiện nay 112

3.2. Những giải pháp tăng cường xây dựng hệ thống chính trị

cơ sở vững mạnh trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay 122

KẾT LUẬN 159

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 161

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 163

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Stt Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt

01 Ban chấp hành Trung ương BCHTW

02 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH,HĐH

03 Các xã, phường, thị trấn Cấp xã

04 Dân tộc thiểu số DTTS

05 Diễn biến hòa bình DBHB

06 Hệ thống chính trị HTCT

07 Hệ thống chính trị cơ sở HTCTCS

08 Hội đồng nhân dân HĐND

09 Tổ chức cơ sở Đảng TCCSĐ

10 Trung học cơ sở THCS

11 Trung học phổ thông THPT

12 Uỷ ban nhân dân UBND

13 Mặt trận Tổ quốc MTTQ

14 Nhà xuất bản Nxb

5

MỞ ĐẦU

1. Giới thiệu khái quát về công trình nghiên cứu

Xây dựng HTCTCS là một nội dung trọng yếu của đổi mới chính trị ở nước

ta hiện nay, tuy nhiên hiện nay đang có rất nhiều vấn đề mới đặt ra, đòi hỏi phải

đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn làm sáng tỏ những vấn đề về xây

dựng HTCT nói chung và HTCTCS xã, phường, thị trấn trên địa bàn Tây Nguyên

nói riêng. Nghiên cứu sinh đã có thời gian công tác ở Tây

Nguyên gần 20 năm, trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn đơn vị tiến hành công tác dân

vận, tham gia xây dựng HTCTCS, cùng với các lực lượng xử lý “điểm nóng” năm

2001 và năm 2004 tại tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông nhận thấy, một trong những

nguyên nhân cơ bản dẫn đến những diễn biến phức tạp, bạo loạn chính trị ở Tây

Nguyên trong thời gian vừa qua bắt nguồn từ sự yếu kém của HTCTCS. Vấn đề

cấp thiết đặt ra là làm thế nào để khắc phục được sự yếu kém đó?. Điều này luôn

làm cho tác giả suy nghĩ, trăn trở, ấp ủ, hình thành ý tưởng nghiên cứu trong nhiều

năm. Vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề: “Xây dựng hệ thống chính trị cơ

sở vững mạnh trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay” làm đề tài luận án.

Quá trình triển khai đề tài, nghiên cứu sinh đã tiến hành khảo cứu báo cáo

của các tỉnh ở Tây Nguyên và Ban Chỉ đạo Tây Nguyên qua 10 năm thực hiện

Nghị quyết số 17-NQ/TƯ, Hội nghị lần thứ năm BCHTW Đảng khoá IX “Về đổi

mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”; tổng

kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh

tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010;

cùng với hệ thống tư liệu, số liệu do nghiên cứu sinh trực tiếp điều tra, khảo sát

thực tiễn hoạt động xây dựng HTCTCS trên địa bàn Tây Nguyên từ năm 2001 đến

nay; đồng thời tham khảo kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học nước

ngoài, trong nước có liên quan đến xây dựng và hoạt động của HTCT.

Đề tài tập trung luận giải những vấn đề cơ bản về HTCTCS và xây dựng

HTCTCS vững mạnh trên địa bàn Tây Nguyên; đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên

6

nhân và rút ra một số kinh nghiệm xây dựng HTCTCS trên địa bàn Tây Nguyên

những năm vừa qua; xác định phương hướng, yêu cầu và đề xuất những giải pháp

cơ bản xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay. Kết cấu

của luận án gồm phần mở đầu, tổng quan vấn đề nghiên cứu, 3 chương (6 tiết), kết

luận, danh mục các công trình khoa học của tác giả đã được công bố liên quan đến

đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.

2. Lý do lựa chọn đề tài

Hệ thống chính trị cơ sở là cấp chấp hành, trực tiếp tổ chức thực hiện

đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn

kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ, huy động mọi nguồn lực của nhân dân

trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc

phòng, an ninh ở cơ sở. HTCTCS trên địa bàn Tây Nguyên có trách nhiệm to

lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, chăm lo đời

sống cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên.

Quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm, BCHTW Đảng khoá IX

“Về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị

trấn”, các tỉnh Tây Nguyên đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây

dựng và phát huy vai trò của HTCTCS. TCCSĐ ở nhiều nơi được củng cố và

tăng cường; chính quyền cấp xã được kiện toàn, hoạt động khá hiệu quả;

MTTQ và các đoàn thể hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ. Tuy nhiên,

trước yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ mới, HTCTCS trên địa bàn Tây Nguyên đã bộc

lộ không ít hạn chế, khuyết điểm, một số xã, phường, thị trấn, vai trò lãnh đạo

của tổ chức đảng bị hạ thấp, các đoàn thể tồn tại một cách hình thức; hiệu lực,

hiệu quả quản lý điều hành của bộ máy chính quyền còn yếu. Trình độ, năng lực

của phần lớn cán bộ cấp xã còn hạn chế, nhất là cán bộ cấp xã người DTTS; cơ

chế và chất lượng hoạt động của HTCTCS còn bất cập; điều kiện, phương tiện

làm việc còn thiếu thốn; một số vấn đề về chính sách cán bộ ở cơ sở chưa được

quan tâm đúng mức; kinh tế - xã hội phát triển chưa vững chắc, tỷ lệ hộ đói

nghèo cao, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống và xây dựng

7

đời sống văn hoá mới cho đồng bào Tây Nguyên chưa được quan tâm đúng

mức; các vụ việc khiếu kiện tập thể liên quan đến quyền lợi đất đai của đồng

bào, tình trạng quan liêu, tham nhũng, mất đoàn kết nội bộ của đội ngũ cán bộ cơ

sở, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân còn xẩy ra nghiêm trọng ở nhiều địa

phương cơ sở. Những yếu kém của HTCTCS ở một số nơi đã và đang làm giảm

sút lòng tin của nhân dân, dẫn đến gây hậu quả xấu về kinh tế, chính trị - xã hội.

Trong những năm tới, hoạt động của HTCTCS trên địa bàn Tây Nguyên

bên cạnh những thuận lợi, phải đối mặt với không ít những khó khăn thách

thức: – ,

- còn diễn biến do điều kiện lịch sử, địa

lý, những hạn chế, khuyết điểm chủ quan và các thế lực thù địch đang ráo riết

thực hiện âm mưu, thủ đoạn “DBHB”, bạo loạn lật đổ gây mất ổn định chính

trị, mưu toan thành lập “Nhà nước Đê Ga tự trị”. Điều đó đặt ra yêu cầu khách

quan, cấp bách phải quan tâm xây dựng HTCTCS trên địa bàn Tây Nguyên

thực sự vững mạnh. Vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề “Xây dựng hệ

thống chính trị cơ sở vững mạnh trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay” làm đề

tài luận án là vấn đề cơ bản, cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.

Đề tài luận án không trùng lặp về nội dung với các công trình nghiên cứu đã

công bố trong những năm gần đây.

3. Mục đích nghiên cứu

Nhằm góp phần xây dựng HTCTCS trên địa bàn Tây Nguyên vững

mạnh, tạo cơ sở vững chắc cho xây dựng Tây Nguyên giàu mạnh về kinh tế,

ổn định về chính trị, – an ninh, phát triển nhanh,

bền vững về văn hóa, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn Tây Nguyên là đối

tượng nghiên cứu của luận án.

8

* Phạm vi nghiên cứu

Những vấn đề lý luận, thực tiễn, yêu cầu, giải pháp xây dựng

HTCTCS vững mạnh bao gồm HTCTCS xã, phường, thị trấn ở các tỉnh

Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Nghiên cứu, tổng

kết thực tiễn, điều tra, khảo sát điểm một số xã, phường, thị trấn thuộc

các tỉnh Tây Nguyên từ năm 2001 đến năm

.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

* Đóng góp mới về khoa học

- Làm rõ tính đặc thù của HTCTCS trên địa bàn Tây Nguyên và quan

niệm xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn Tây Nguyên.

- Tổng kết một số kinh nghiệm xây dựng HTCTCS vững mạnh trên

địa bàn Tây Nguyên.

- Đề xuất giải pháp xây dựng TCCSĐ, chính quyền, MTTQ, các đoàn

thể nhân dân và đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ người dân tộc bản địa

trên địa bàn Tây Nguyên.

* Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Góp phần làm rõ thêm những vấn đề cơ bản về HTCTCS và xây dựng

HTCTCS các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Tây Nguyên.

Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp thêm những luận cứ khoa học

giúp cấp uỷ, chính quyền, ban ngành đoàn thể các tỉnh Tây Nguyên xác định chủ

trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tiến hành xây dựng HTCTCS vững mạnh.

Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, giảng dạy

trong hệ thống các học viện, nhà trường, nhất là ở các trường chính trị tỉnh,

trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, quận, thành phố thuộc các tỉnh Tây

Nguyên và các học viện, nhà trường quân đội.

9

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án

1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về hệ thống chính trị

Một số sách viết về nền chính trị các nước tư bản: Chính trị so sánh - về

các nền dân chủ Đức, Mỹ, Pháp, Anh, Ý (1991), Yves Meny [165]; American

Government Freedom and Power (sự tự do và quyền lực của chính phủ Mỹ)

(1992), Theodore j.Lowi, Benjamin Ginsberg; Chính trị học so sánh (1998),

Rolf H.W. Thee và Frank L.Wilson [118]; British Politics (Nền chính trị Anh)

(1998), Dennis Kavanagh; Comparative Politics- Aglobal introduction (so sánh

các thể chế chính trị trên thế giới) (2000), Michael j.Sodaro; Từ điển về chính

quyền và chính trị Hoa Kỳ (2002), Jay M.Shafritz [91]; Understanding

democracy – An introduction to public choice (nhận thức về dân chủ, một sự lựa

chọn công khai) (2003), F.Patrick Gunning. Các học giả trên đều cố gắng luận

giải rằng đa nguyên chính trị là đặc trưng của thể chế chính trị tư sản và HTCT

tư bản chủ nghĩa. Ở hầu hết các nước tư bản, ngoài các đảng tư sản còn có các

đảng cộng sản và các đảng của các tầng lớp xã hội khác. Các đảng phái chính trị,

tổ chức quần chúng hoàn toàn độc lập với chính quyền, trong đó, đảng cộng sản

được quyền tồn tại hợp pháp với tư cách là tổ chức chính trị đối lập, đối kháng

với các đảng tư sản. Bên cạnh đó, quyền lực của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ

chức xã hội cũng ngày càng tăng lên. Hoạt động của các tổ chức đó trên một số

phương diện đã làm tăng thêm quyền lực chính trị cho nhân dân.

Các công trình trên đã làm rõ những vấn đề về hệ thống chính quyền

nhà nước ở các nước tư bản; mối quan hệ giữa đảng phái chính trị và cơ quan

nhà nước ở các nước tư bản, chức năng quản lý địa phương do cơ quan hành

chính hoặc cơ quan tự quản thực hiện. Ở các nước tư bản cho dù chính quyền

địa phương được tổ chức theo mô hình tự quản và xã hội công dân được xem

như là độc lập đối với nhà nước nhưng hoạt động của nó vẫn phải nằm trong

10

khuôn khổ hiến pháp và pháp luật. Các chính trị gia tư sản cho rằng cơ cấu

quyền lực chính trị ở các nước tư bản có sự tham gia của nhân dân, có các

đảng chính trị cạnh tranh, nhờ đó mà tăng quyền lực chính trị cho nhân dân.

Nhưng về thực chất, sự ra đời của HTCT tư bản chủ nghĩa là nhằm bảo vệ

quyền lực chính trị của giai cấp tư sản, bản chất của HTCT tư bản chủ nghĩa

vẫn là sự thống trị của giai cấp tư sản đối với toàn bộ đời sống xã hội, nhà

nước ấy là nhà nước của giai cấp tư sản, hiến pháp, pháp luật là thể hiện ý chí

của giai cấp tư sản cầm quyền, nền dân chủ tư sản thực chất chỉ là dân chủ với

thiểu số giai cấp tư sản và vì giai cấp tư sản.

Ở Liên Xô có công trình bàn về Đảng Cộng sản Liên Xô trong hệ thống

chính trị của xã hội Xô Viết (những vấn đề phương pháp luận nghiên cứu)

(1986) của V.Ia.Bôn-đa-rơ [161] đã phân tích rõ mối quan hệ giữa Đảng Cộng

sản Liên Xô và những bộ phận cấu thành khác trong HTCT; luận giải vai trò

của Đảng Cộng sản Liên Xô thực hiện quyền lực chính trị trong xã hội

XHCN, lãnh đạo xã hội; phân tích tác động qua lại của quyền lực nhà nước và

các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống quản lý nhà nước gồm Xô Viết

tối cao Liên Xô, 15 Xô Viết tối cao của các nước cộng hòa liên bang, 20 Xô

Viết tối cao của các nước cộng hòa tự trị, hơn 50 nghìn Xô Viết địa phương

hợp thành hệ thống thống nhất của các cơ quan quyền lực nhà nước. Mặc dù

hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu đã sụp đổ năm 1991 nhưng thành quả

xây dựng CNXH hơn 70 năm của Đảng Cộng sản Liên Xô là những bài học

quí giá về xây dựng HTCT xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

Ở Trung Quốc có công trình Cải cách chính phủ cơn lốc chính trị cuối thế

kỷ XX (2002) của Tinh Tinh [131] đã trích dẫn, tổng hợp quan điểm của nhiều lãnh

tụ Đảng Cộng sản Trung Quốc trong công cuộc cải cách cơ cấu nền hành chính,

xem đó là một cuộc cách mạng. Cuộc cải cách cơ cấu là cơn lốc chính trị cuối thế

kỷ XX, dựa trên các nguyên tắc: theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường XHCN,

chuyển đổi chức năng của chính quyền, thực hiện chính quyền tách khỏi xí nghiệp;

11

tinh giảm, thống nhất, hiệu quả, điều chỉnh cơ cấu tổ chức chính quyền, thực hiện

tinh giảm biên chế; thống nhất quyền hạn và trách nhiệm, xác định chức trách và

quyền hạn của các ngành trong bộ máy chính phủ, phân công rõ ràng quyền hạn và

trách nhiệm của từng bộ, ngành, hoàn thiện cơ chế vận hành, hành chính; quản lý

nhà nước bằng pháp luật, tăng cường xây dựng pháp chế cho hệ thống hành chính;

trọng điểm cải cách là các bộ, ngành thành viên của Quốc Vụ viện. Ngoài văn

phòng Quốc Vụ viện, sẽ tinh giảm từ 40 bộ, ngành xuống còn 29 bộ, ngành. Có hơn

4 triệu cán bộ các cấp “rời cương vị”, nguyên nhân của “rời cương vị” là “ điều tiết

vô tình và sắp xếp có tình” [131, tr.23].

Các bài viết: “Không ngừng nâng cao trình độ lãnh đạo và trình độ

thẩm quyền, tăng cường năng lực chống tha hóa, phòng chống biến chất và

chống rủi ro” của Hạ Quốc Cường; “Thực tiễn và sự tìm tòi về xây dựng tổ

chức cơ sở đảng và xây dựng đội ngũ đảng viên của Đảng Cộng sản Trung

Quốc” của Lý Bội Nguyên; “Kiên trì phương châm quản lý đảng nghiêm

minh, triển khai cuộc xây dựng đảng phong liêm chính và đấu tranh chống

tham nhũng” của Chu Húc Đông; “Kiên trì xây dựng lý luận tư tưởng là

nhiệm vụ hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng” của Trần Tuấn Hồng

(2004) in trong kỷ yếu Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và

Đảng Cộng sản Trung Quốc [75]. Các tác giả thống nhất cho rằng Trung

Quốc là nước nông nghiệp lớn, vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân là

vấn đề trọng đại, liên quan đến toàn cục của cải cách mở cửa và xây dựng

hiện đại hóa nông thôn mới XHCN đặc sắc Trung Quốc, điều then chốt là

tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vùng nông thôn, phát huy đầy đủ vai

trò của đảng viên và tổ chức đảng ở nông thôn. Vì vậy, Đảng phải luôn kiên

trì vũ trang lý luận khoa học, giáo dục truyền thống, kiên trì vũ trang lý luận

Đặng Tiểu Bình và tư tưởng quan trọng “ ba đại diện”, bồi dưỡng tri thức, văn

hóa để thúc đẩy tính tiền phong gương mẫu của đội ngũ đảng viên; kết hợp

xây dựng tư tưởng, tổ chức với xây dựng tác phong; phương châm là đảng ủy

12

lãnh đạo thống nhất, bộ ngành cơ quan cùng nắm, cùng quản, trên dưới cùng

tiến hành và nắm chắc thường xuyên, không lơi lỏng, bình xét đảng viên một

cách dân chủ, xử lý nghiêm đảng viên vi phạm tư cách. Lấy “kiên trì tiêu

chuẩn, bảo đảm chất lượng, cải thiện cơ cấu, thận trọng phát triển” làm

phương châm, trọng điểm là phát triển đảng viên mới trong nông dân….Vận

dụng nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác –Lênin, nghiêm chỉnh tổng kết kinh

nghiệm thực tiễn, học tập kinh nghiệm mới mẻ của các đảng cộng sản khác, tiếp

thu thành quả bổ ích của văn minh đương đại thì mới có thể quản lý Đảng

nghiêm minh, thúc đẩy Đảng tiên phong liêm chính có hiệu quả.

Bài viết “Thúc đẩy xây dựng chính trị dân chủ cơ sở nông thôn, thực hiện

quản lý của chính quyền cơ sở và tự trị của quần chúng thúc đẩy lẫn nhau một

cách tích cực” (2009) của Vương Tề Ngạn [164]. Theo tác giả, kể từ cải cách mở

cửa đến nay, Trung Quốc xây dựng tổ chức chính quyền cơ sở cấp xã, thị trấn,

thiết lập thôn hành chính dưới xã, thị trấn, thôn hành chính bầu ra ủy ban dân

làng theo “Luật tổ chức ủy ban dân làng nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”,

thực hiện dân làng tự trị. Hiện nay, Trung Quốc có hơn 40 nghìn tổ chức chính

quyền cơ sở, hơn 613 nghìn ủy ban dân làng, kết hợp giữa xây dựng chính quyền

xã, thị trấn với phát triển tự trị dân làng góp phần củng cố nền tảng cầm quyền

của Đảng Cộng sản Trung Quốc, thúc đẩy kinh tế, xã hội nông thôn phát triển,

tăng cường quản lý xã hội ở cơ sở. Theo tác giả, thúc đẩy hơn nữa xây dựng

chính trị dân chủ cơ sở nông thôn, bảo đảm dịch vụ công cộng không ngừng tăng

lên của đông đảo nông dân; cải thiện dân sinh, phát triển dân chủ, phục vụ xã hội

là nội dung quan trọng của xây dựng nông thôn mới XHCN. Để đạt được mục

tiêu đó tác giả đề xuất các giải pháp như: khơi thông quan hệ xã, thôn, thực hiện

quản lý của chính quyền và tự trị của dân làng thúc đẩy lẫn nhau một cách tích

cực; cải tiến phương thức quản lý hành chính cơ sở, xây dựng chính quyền kiểu

phục vụ, một mặt cần xác định rõ chức năng, vị trí của xã, thị trấn, thúc đẩy

chuyển biến chức năng chính quyền xã, thị trấn, mặt khác cần thay đổi tư duy

13

quản lý và dịch vụ hiệu quả cao hơn, nâng cao hiệu quả quản lý và dịch vụ của

chính quyền xã, thị trấn; phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo của TCCSĐ, nắm bắt

phương hướng phát triển của tự trị quần chúng cơ sở.

1.1.2. Công trình nghiên cứu của nước ngoài về Tây Nguyên

Tây Nguyên là địa bàn chiến lược cực kỳ quan trọng luôn thu hút sự quan tâm

của nhiều nhà nghiên cứu ở nước ngoài, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Trong thời kỳ thực dân Pháp xâm lược, một số công trình của các tác giả người

Pháp nghiên cứu về các dân tộc ở Tây Nguyên như: Về người M’nông Ga của

G.Condominas; Về người Mạ của Bulbe; Les Jungles mois nghĩa là Rừng người

Thượng (1912) của Henri Maitre viết về vùng rừng núi cao nguyên miền Trung

Việt Nam được xuất bản lần đầu vào năm 1912 tại Pháp [70]. Các tác phẩm Về

người Gia Rai; Rừng, Đàn bà và Điên loạn (2002); Miền đất huyền ảo (2003) của

Jacques.Dournes [90]. Trong các công trình trên, các tác giả đã khảo cứu về địa lý,

nguồn gốc, văn hoá, tín ngưỡng, phong tục của một số dân tộc đã sinh sống lâu đời

ở Tây Nguyên. Kết quả nghiên cứu của các công trình này tuy đề cập được một vài

nét về đặc điểm văn hóa của đồng bào Tây Nguyên, nhưng chưa toàn diện và ban

đầu chỉ nhằm phục vụ cho công cuộc xâm lược của thực dân Pháp đối với nước ta.

Trong thời kỳ 1954 - 1975, người Mỹ đã tăng cường nghiên cứu về các dân

tộc Tây Nguyên nhằm duy trì ách cai trị của chủ nghĩa thực dân mới trên vùng đất

có vị trí chiến lược quan trọng này. Tài liệu “Tự do trong rừng thẳm”, “Lịch sử

các sắc tộc vùng Tây Nguyên Việt Nam từ năm 1954 đến 1976” của Gerald

Lormon G.Hickey [65]; “Những nhóm thiểu số ở Cộng hòa Nam Việt Nam”

Westmoreland người Mỹ - chủ biên. Trong đó, các tác giả đã phân tích khá sâu

sắc đặc điểm tự nhiên, văn hoá, dân tộc ở vùng Nam Trung bộ, đặc biệt là Tây

Nguyên, nhưng mới chỉ nhấn mạnh vấn đề sắc tộc, làm cho người đọc hiểu sai

lệch về quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên. Đây là vấn đề cấp thiết cần tiếp tục nghiên

cứu làm rõ đặc điểm địa lý, tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trên địa bàn

Tây Nguyên và những giải pháp góp phần phát triển Tây Nguyên bền vững.

14

1.2. Công trình nghiên cứu ở trong nước

1.2.1. Các công trình nghiên cứu về hệ thống chính trị và hệ thống chính trị cơ sở.

Cuốn sách: Xây Dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp

quyền (1992) của PGS.PTS Đỗ Nguyên Phương và PTS Trần Ngọc Đường

[113]. Công trình này đã đưa ra khái niệm về HTCT xã hội chủ nghĩa là tổng

thể các lực lượng chính trị bao gồm đảng cộng sản, nhà nước, các đoàn thể

nhân dân mang tính chất chính trị - xã hội hoạt động theo một cơ chế thống

nhất phù hợp với quy luật phát triển của xã hội, thực hiện đường lối, mục tiêu

xây dựng CNXH. Cơ chế đó bảo đảm mọi quyền lực thuộc về nhân dân do

đảng cộng sản lãnh đạo. Đồng thời, công trình đã phân tích luận giải khá sâu

sắc quan hệ giữa Đảng và Nhà nước trong HTCT nước ta.

Quán triệt và thực hiện Nghị quyết 17/NQTW, Hội nghị lần thứ năm,

BCHTW Đảng khóa IX (3/2002) về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ

thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn” [40] đã có các công trình khoa học

“Hệ thống chính trị cơ sở - đặc điểm, xu hướng và giải pháp” (2002) của TS

Vũ Hoàng Công [34]; Sách “Các giải pháp đổi mới hoạt động của hệ thống

chính trị ở các tỉnh miền núi nước ta hiện nay”(2003) PGS.TS Tô Huy Rứa,

PGS.TS Nguyễn Cúc, PGS.TS Trần Khắc Việt (đồng chủ biên) [119]; Sách

“Hệ thống chính trị cơ sở - thực trạng và một số giải pháp đổi mới” (2004)

TS Chu Văn Thành - chủ biên [123]; Sách “Hệ thống chính trị cơ sở ở nông

thôn nước ta hiện nay” (2004) của GS.TS Hoàng Chí Bảo - chủ biên [20] dựa

trên cơ sở đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu một số vấn đề nhằm củng cố hệ

thống chính trị ở cơ sở trong sự nghiệp đổi mới và phát triển ở nước ta hiện

nay”. Các công trình nghiên cứu trên đã làm rõ các vấn đề lý luận về HTCT,

HTCTCS ở nước ta như: khái niệm, cấu trúc, bản chất, mục tiêu, cơ sở chính

trị - xã hội của HTCT trong quá trình hình thành và phát triển; chức năng,

nhiệm vụ của từng tổ chức thành viên và mối quan hệ giữa các tổ chức trong

HTCT. Luận giải, làm rõ khái niệm HTCTCS, phân tích đặc điểm và tình

15

hình hoạt động của HTCTCS; đồng thời, dự báo những xu hướng biến đổi,

phát triển của HTCTCS trong thời gian tới dưới tác động của sự biến đổi kinh

tế - xã hội, dân số; yêu cầu xây dựng và thực thi nền dân chủ XHCN; yêu cầu

tiếp tục đổi mới chính trị trong thời kỳ CNH,HĐH. Các công trình đều khẳng

định bản chất, mục tiêu của đổi mới và nâng cao chất lượng của HTCT là

nhằm thực hiện và phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân. Cần tập

trung giải quyết tốt mối quan hệ giữa HTCTCS với quần chúng nhân dân. Tuy

nhiên, các tác giả mới nghiên cứu HTCTCS ở nông thôn vùng đồng bằng Bắc

Bộ, còn đối với loại hình HTCTCS các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Tây

Nguyên có những đặc thù riêng mà các tác giả chưa đi sâu nghiên cứu.

Cuốn sách “Quan điểm và nguyên tắc đổi mới hệ thống chính trị ở Việt

Nam giai đoạn 2005- 2020” (2008) của PGS.TS Trần Đình Hoan, nguyên Ủy

viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng làm Chủ nhiệm

cùng với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, từ kết quả nghiên cứu của đề tài

khoa học cấp Nhà nước KX.10-02 “Các quan điểm và nguyên tắc đổi mới hệ

thống chính trị ở nước ta giai đoạn 2005-2020” thuộc chương trình KX.10

“Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị nước ta trong thời kỳ đẩy

mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập kinh tế

quốc tế” [73]. Trên cơ sở lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư

tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp với tổng kết thực tiễn đổi mới ở Việt Nam trong

hơn 20 năm qua, các tác giả đã tập trung phân tích, làm rõ tính tất yếu khách

quan của việc đổi mới HTCT ở nước ta hiện nay, nêu ra các mục tiêu, quan

điểm và nguyên tắc đổi mới HTCT; đề xuất phương hướng và các giải pháp

đổi mới HTCT ở Việt Nam giai đoạn 2005-2020. Theo đó, đổi mới HTCT

không nhằm mục tiêu tạo ra một HTCT mới hay thay đổi bản chất của HTCT

hiện nay, mà thực hiện đổi mới theo hướng hoàn thiện để khắc phục các bất

cập, yếu kém, tạo nên sự phù hợp của HTCT với các yêu cầu của kinh tế thị

trường định hướng XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân,

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!