Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng hệ thống câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra đánh giá chất lượng kiến thức chương "dòng điện không đổi" của học sinh lớp 11 trung học phổ thông.
PREMIUM
Số trang
132
Kích thước
1.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1436

Xây dựng hệ thống câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra đánh giá chất lượng kiến thức chương "dòng điện không đổi" của học sinh lớp 11 trung học phổ thông.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA SƯ PHẠM

NGUYỄN THUÝ HẰNG

XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU TRẮC NGHIỆM KHÁCH

QUAN NHIỀU LỰA CHỌN NHẰM KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

CHẤT LƯỢNG KIẾN THỨC

CHƯƠNG “ DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI”

CỦA HỌC SINH LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM VẬT LÝ

Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Mã số: 601410

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ DIỆU NGA

Hà nội - 2008

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

ĐHQGHN : Đại học quốc gia Hà Nội

TNKH : Trắc nghiệm khách quan

TNKQNLC : Trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

THPT : Trường trung học phổ thông

KTĐG : Kiểm tra đánh giá

HS : Học sinh

GV : Giáo viên

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................3

3. Giả thuyết khoa học..........................................................................................3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài…………………………………3

5. Vấn đề nghiên cứu……………………………………………………………3

6. Nhiêm vụ nghiên cứu của đề tài……………………………………………...3

7. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………..4

8. Đóg góp của đề tài……………………...…………………………………….4

9. Cấu trúc của luận văn………………………………………………………...5

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỂM TRA,

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY

HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG……………………………………………6

1.1. Cơ sở lý luận về việc kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học…………..6

1.1.1. Khái niệm về kiểm tra đánh giá…………………………………………..6

1.1.2. Mục đích của kiểm tra đánh giá………………………………………….7

1.1.3. Chức năng của kiểm tra đánh giá………………………………………...7

1.1.4.Các yêu cầu sư phạm đối với việc kiểm tra, đánh giá kêt quả học tập

của học sinh……………………………………………………………………..9

1.1.5. Nguyên tắc chung cần quán triệt trong kiểm tra, đánh giá……………….9

1.1.6. Các hình thức kiểm tra đánh giá cơ bản………………………………...10

1.2. Mục tiêu dạy học………………………………………………………….11

1.2.1. Tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu dạy học…………………...11

1.2.2. Cần phát biểu mục tiêu như thế nào…………………………………….11

1.2.3. Phân biệt 4 trình độ của mục tiêu nhận thức……………………………12

1.3. Phương pháp và kỹ thuật soạn thảo câu TNKQNLC…………………….13

1.3.1. Các hình thức trắc nghiệm khách quan……………………………….…13

1.3.2. Các giai đoạn soạn thảo một bài TNKQNLC……………………….…..15

1.3.3. Một số nguyên tắc soạn thảo những câu TNKQNLC…………………..17

1.4. Cách trình bày và cách chấm điểm một bài TNKQNLC………………….18

1.4.1. Cách trình bày……………………………………………………….…..18

1.4.2.Chuẩn bị của học sinh……………………………………………………19

1.4.3. Công việc của giám thị………………………………………………….19

1.4.4. Chấm bài…………………………………………………………….…..19

1.4.5. Các loại điểm của bài trắc nghiệm………………………………………20

1.5. Phân tích câu hỏi ………………………………………………………….21

1.5.1. Mục đích của phân tích câu hỏi…………………………………………21

1.5.2. Phương pháp phân tích câu hỏi………………………………………….21

1.6. Phân tích đánh giá bài trắc nghiệm thông qua các chỉ số thống kê……….24

1.6.1. Độ khó của bài trắc nghiệm…………………………………………….24

1.6.2. Độ lệch tiêu chuẩn………………………………………………………24

1.6.3. Hệ số tin cậy…………………………………………………………….25

1.6.4. Sai số tiêu chuẩn do lường………………………………………………25

1.6.5. Đánh giá một bài trắc nghiệm…………………………………………..26

1.7. Thực trạng hoạt động KTĐG trong dạy học vật lý ở một số trường THPT

hiện nay………………………………………………………………………..26

1.7.1. Các sai lầm phổ biến của học sinh………………………………………26

1.7.2. Hoạt động KTĐG ở một số trường THPT………………………………27

Kết luận chương 1……………………………………………………………..28

Chương 2. SOẠN THẢO HỆ THỐNG CÂU TRẮC NGHIỆM KHÁCH

QUAN NHIỀU LỰA CHỌN CHƯƠNG "DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔỉ –

VẬT LÍ LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG…………………………….29

2.1. Đặc điểm cấu trúc nội dung chương "Dòng điện không đổi" lớp 11 THPT….29

2.1.1. Đặc điểm nội dung chương "Dòng điện không đổi"…………………….29

2.1.2. Sơ đồ cấu trúc nội dung chương "Dòng điện không đổi"……………….30

2.2. Nội dung về kiến thức, kỹ năng học sinh cần có sau khi học……………..31

2.2.1. Nội dung về kiến thức…………………………………………………...31

2.2.2. Các kỹ năng cơ bản học sinh cần rèn luyện……………………….…….33

2.3. Soạn thảo hệ thống câu TNKQNLC chương "Dòng điện không đổi"…….35

2.3.1. Bảng ma trận hai chiều mô tả mối quan hệ giữa nội dung kién thức và

mức độ nhận thức cần đạt của học sinh………………………………………..35

2.3.2. Bảng phân bố câu TNKQNLC theo mục tiêu giảng dạy………………..38

2.3.3. Hệ thống câu TNKQNLC chương "Dòng điện không đổi"……………..39

Kết luận chương 2……………………………………………………………...66

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM…………………………………….68

3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm………………………………………68

3.2. Đói tượng thực nghiệm……………………………………………………68

3.3. Phương pháp thực nghiệm………………………………………………...68

3.4. Các bước tiến hành thực nghiệm………………………………………….69

3.4.1. Nội dung bài kiểm tra…………………………………………………...69

3.4.2. Trình bày bài trắc nghiệm……………………………………………….69

3.4.3. Tổ chức kiểm tra………………………………………………………...71

3.5. Kết quả thực nghiệm và nhận xét…………………………………………71

3.5.1. Kết quả thực nghiệm…………………………………………………….71

3.5.2. Đánh giá theo mục tiêu bài trắc nghiệm………………………………...74

3.5.3. Phân tích các câu trắc nghiệm theo chỉ số thống kê…………………….78

3.5.4. Đánh giá tổng quát về bài trắc nghiệm………………………………...120

Kết luận chương 3…………………………………………………………….122

KẾT LUẬN…………………………………………………………………..124

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………..……………………………127

PHỤ LỤC

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, việc đổi mới công tác giáo dục diễn ra rất sôi

động trên thế giới và ở nước ta. Sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước

đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới đồng bộ cả mục đích, nội dung, phương pháp

và phương tiện dạy học.Trong việc đổi mới một cách đồng bộ như đã nói ở trên

thì việc cải tiến và đổi mới hệ thống cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập

của học sinh đã, đang và luôn là vấn đề mang tính cấp thiết.

Kiểm tra đánh giá là một hoạt động thường xuyên, có một vai trò hết sức

quan trọng trong quá trình dạy học. Nó là một khâu không thể tách rời của quá

trình dạy học.

Kiểm tra đánh giá tốt sẽ phản ánh được đầy đủ việc dạy của thầy và việc

học của trò, đồng thời giúp cho các nhà quản lý giáo dục hoạch định được

chiến lược trong quá trình quản lý và điều hành.

Cụ thể là đối với thầy, kết quả của việc kiểm tra đánh giá sẽ giúp họ biết trò

của mình học như thế nào để từ đó hoàn thiện phương pháp giảng dạy của mình.

Đối với trò, việc kiểm tra sẽ giúp họ tự đánh giá, tạo động lực thúc đẩy

họ chăm lo học tập.

Đối với các nhà quản lý giáo dục, kiểm tra đánh giá đúng sẽ giúp họ có

cái nhìn khách quan hơn để từ đó có sự điều chỉnh về nội dung chương trình

cũng như về cách thức tổ chức đào tạo.

Nhưng làm thế nào để kiểm tra đánh giá được tốt? Đây là một trong

những vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và có thể nói

rằng đây là một vấn đề mang tính thời sự.

Các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập rất đa dạng, mỗi

phương pháp có những ưu và nhược điểm nhất định, không có một phương

pháp nào là hoàn mĩ đối với mọi mục tiêu giáo dục. Thực tiễn cho thấy, dạy

học không nên chỉ áp dụng một hình thức thi, kiểm tra cho một môn học, mà

2

cần thiết phải tiến hành kết hợp các hình thức thi kiểm tra một cách tối ưu mới

có thể đạt được yêu cầu của việc đánh giá kết quả dạy học. Các bài thi kiểm tra

viết được chia làm hai loại: loại luận đề (tự luận) và loại trắc nghiệm khách quan.

Đối với loại luận đề, đây là loại mang tính truyền thống, được sử dụng

một cách phổ biến trong một thời gian dài từ trước tới nay. Ưu điểm của loại

này là nó cho học sinh cơ hội phân tích và tổng hợp dữ kiện theo lời lẽ riêng

của mình, nó có thể dùng để kiểm tra trình độ tư duy ở trình độ cao. Song loại

bài luận đề cũng thường mắc phải những hạn chế rất dễ nhận ra là: Nó chỉ cho

phép khảo sát một số ít kiến thức trong thời gian nhất định. Việc chấm điểm

loại này đòi hỏi nhiều thời gian chấm bài, kết quả thi không có ngay, thiếu

khách quan, khó ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực và do đó trong một số

trường hợp không xác định được thực chất trình độ của học sinh.

Trong khi đó phương pháp trắc nghiệm khách quan có thể dùng kiểm tra

đánh giá kiến thức trên một vùng rộng, một cách nhanh chóng, khách quan,

chính xác; nó cho phép xử lý kết quả theo nhiều chiều với từng học sinh cũng

như tổng thể cả lớp học hoặc một trường học; giúp cho giáo viên kịp thời điều

chỉnh hoàn thiện phương pháp dạy để nâng cao hiệu quả dạy học. Nhưng việc

biên soạn một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho một bộ môn là

một công việc không đơn giản, đòi hỏi sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt

là các nhà giáo, phải qua nhiều thử nghiệm và mất nhiều thời gian.

Xuất phát từ nhận thức và suy nghĩ ở trên, qua thực tiễn giảng dạy môn Vật lí

ở THPT chúng tôi lựa chọn đề tài theo hướng: Xây dựng hệ thống câu trắc

nghiệm khách quan nhiều lựa chọn dùng để kiểm tra kết quả học tập của học

sinh ở một chủ đề vật lí cụ thể với mong muốn góp phần làm phong phú các

hình thức kiểm tra, đánh giá và phát huy hết tác dụng của kiểm tra, đánh giá

trong dạy học Vật Lí ở trường phổ thông.

Trong khuôn khổ giới hạn của một luận văn Thạc sĩ, chúng tôi chỉ dừng lại

ở việc Xây dựng hệ thống câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

3

nhằm kiểm tra chất lượng kiến thức chương: "Dòng điện không đổi" của

học sinh lớp 11 – THPT.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu xây dựng một hệ thống câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa

chọn dùng để kiểm tra, đánh giá thành quả học tập chương " Dòng điện không

đổi" của học sinh lớp 11 THPT, góp phần cải tiến hoạt động kiểm tra đánh giá

trong dạy học vật lí ở trường phổ thông.

3. Giả thuyết khoa học

Có một hệ thống câu hỏi được soạn thảo một cách khoa học theo phương

pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phù hợp với mục tiêu dạy học và

nội dung kiến thức chương " Dòng điện không đổi" ở lớp 11 THPT thì có thể

đánh giá chính xác, khách quan chất lượng kiến thức chương " Dòng điện

không đổi" của học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học vật lí.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Hệ thống câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương "Dòng

điện không đổi"- Vật lí lớp 11 sử dụng để kiểm tra đánh giá kết quả học tập

của học sinh ở lớp 11 THPT

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

để soạn thảo hệ thống câu nhằm kiểm tra đánh giá chất lượng kiến thức ch￾ương "Dòng điện không đổi" ở lớp 11 THPT và thực nghiệm trên một số lớp

11 ở các trường THPT của thành phố Hải Phòng.

5. Vấn đề nghiên cứu

Xây dựng hệ thống câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương

"Dòng điện không đổi" ở lớp 11 như thế nào để kiểm tra đánh giá chất lượng

kiến thức của học sinh, góp phần cải tiến hoạt động kiểm tra đánh giá trong

dạy học vật lí ở trường phổ thông?

4

6. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.

Để đạt được mục tiêu đề ra, chúng tôi xác định đề tài có những nhiệm vụ:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học

sinh ở trường phổ thông.

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và kỹ thuật sọan thảo câu trắc nghiệm khách

quan nhiều lựa chọn.

- Nghiên cứu nội dung chương trình vật lý 11 nói chung và chương "

Dòng điện không đổi" nói riêng, trên cơ sở đó xác định trình độ của mục tiêu

nhận thức với từng kiến thức mà học sinh cần đạt được.

- Vận dụng cơ sở lý luận xây dựng hệ thống câu trắc nghiệm khách quan

nhiều lựa chọn ở chương " Dòng điện không đổi" ở lớp 11 THPT.

- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của hệ thống câu hỏi đã

soạn thảo.

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý luận.

- Phương pháp thực nghiệm.

- Các phương pháp điều tra.

- Phương pháp thống kê toán học

8. Đóng góp của đề tài

8.1.Đóng góp về mặt khoa học

Đề tài nghiên cứu hệ thống lại phương pháp kiểm tra đánh giá. Đặc

biệt nghiên cứu sâu cách soạn một bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa

chọn.Vận dụng lí luận, soạn thảo hệ thống câu trắc nghiệm khách quan nhiều

lựa chọn ở chương " Dòng điện không đổi" vật lí lớp 11THPT .

8.2.Đóng góp về mặt thực tiễn

+ Soạn thảo được một hệ thống câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

dùng để kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức chương “ Dòng điện không đổi”

lớp 11THPT.

5

Bộ câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn này được dùng làm tài

liệu tham khảo về kiểm tra đánh giá trong bộ môn vật lí ở trường phổ thông,

đồng thời nó còn là một hệ thống bài tập giúp người học không những ôn

tập, củng cố kiến thức mà còn có thể tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

của mình.

+ Góp phần khẳng định tính ưu việt của phương pháp trắc nghiệm khách

quan nhiều lựa chọn trong kiểm tra đánh giá.

9. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, phụ lục

nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương :

- Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm tra, đánh giá kết quả học

tập của học sinh trong dạy học ở trường phổ thông.

- Chương 2. Soạn thảo hệ thống câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa

chọn chương "Dòng điện không đổi" ở lớp 11 THPT.

- Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.

6

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH

GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC Ở

TRƢỜNG PHỔ THÔNG

1.1 Cơ sở lí luận về việc kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học

1.1.1. Khái niệm về kiểm tra đánh giá

Kiểm tra đánh giá được hiểu là sự theo dõi tác động của người kiểm tra

đối với người học nhằm thu được những thông tin cần thiết để đánh giá. "Đánh

giá” có nghĩa là xem xét mức độ phù hợp của một tập hợp thông tin thu thập

được với một tập hợp các tiêu chí thích hợp của mục tiêu xác định nhằm đưa ra

quyết định nào đó" (J.M.Deketle).

Quá trình đánh giá gồm các khâu:

- Đo: theo định nghĩa của J.P.Guilford, là gắn một đối tượng hoặc một

biến cố theo một quy tắc được chấp nhận một cách logic.

Trong dạy học đó là việc giáo viên gắn các số (các điểm) cho các sản

phẩm của học sinh. Cũng có thể coi đó là việc ghi nhận thông tin cần thiết cho

việc đánh giá kiến thức, kĩ năng kĩ xảo của học sinh.

Để việc đo được chính xác thì đề bài kiểm tra phải đảm bảo:

+ Độ giá trị: Đó là khả năng của dụng cụ đo cho giá trị thực của đại

lượng được đo (cho phép đo được cái cần đo).

+ Độ trung thực: Đó là khả năng luôn cung cấp cùng một giá trị của

cùng một đại lượng đo với dụng cụ đo.

+ Độ nhậy: Đó là khả năng của dụng cụ đo có thể phân biệt được khi hai

đại lượng chỉ khác nhau rất ít.

- Lƣợng giá: Là việc giải thích các thông tin thu được về kiến thức kĩ

năng của học sinh, làm sáng tỏ trình độ tương đối của một học sinh so với

thành tích chung của tập thể hoặc trình độ của học sinh so với yêu cầu của chương

trình học tập

7

+ Lượng giá theo chuẩn: Là sự so sánh tương đối với chuẩn trung bình

chung của tập hợp.

+ Lượng giá theo tiêu chí: Là sự đối chiếu với những tiêu chí đã đề ra.

- Đánh giá: Là việc đưa ra những kết luận nhận định, phán xét về trình độ

của học sinh.

Các bài kiểm tra, bài trắc nghiệm được xem như phương tiện để kiểm tra

kiến thức, kĩ năng trong dạy học. Vì vậy việc soạn thảo nội dung cụ thể của các

bài kiểm tra có tầm quan trọng đặc biệt trong việc kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ

năng. [15]

1.1.2. Mục đích của kiểm tra đánh giá

- Việc kiểm tra đánh giá có thể có các mục đích khác nhau tuỳ trường

hợp. Trong dạy học kiểm tra đánh giá gồm 3 mục đích chính:

+ Kiểm tra kiến thức kĩ năng để đánh giá trình độ xuất phát của người

học có liên quan tới việc xác định nội dung phương pháp dạy học một môn

học, một học phần sắp bắt đầu.

+ Kiểm tra đánh giá nhằm mục đích dạy học: Bản thân việc kiểm tra

đánh giá nhằm định hướng hoạt động chiếm lĩnh kiến thức cần dạy.

+ Kiểm tra nhằm mục đích đánh giá thành tích kết quả học tập hoặc

nhằm nghiên cứu đánh giá mục tiêu phương pháp dạy học. [15]

- Mục đích đánh giá trong đề tài này là:

+ Xác nhận kết quả nhận biết, hiểu, vận dụng theo mục tiêu đề ra.

+ Xác định xem khi kết thúc một phần của dạy học, mục tiêu của dạy học

đã đạt đến mức độ nào so với mục tiêu mong muốn.

+ Tạo điều kiện cho người dạy nắm vững hơn tình hình học tập của học

sinh giúp giáo viên giảng dạy tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học

vật lí.

1.1.3. Chức năng của kiểm tra đánh giá.

Chức năng của kiểm tra đánh giá được phân biệt dựa vào mục đích kiểm tra

đánh giá. Các tác giả nghiên cứu kiểm tra đánh giá nêu ra các chức năng khác nhau.

8

GS. Trần Bá Hoành đề cập ba chức năng của đánh giá trong dạy học:

Chức năng sư phạm, chức năng xã hội, chức năng khoa học.

Theo GS-TS. Phạm Hữu Tòng, trong thực tiễn dạy học ở phổ thông thì

chủ yếu quan tâm đến chức năng sư phạm, được chia nhỏ thành 3 chức năng:

Chức năng chuẩn đoán; chức năng chỉ đạo, định hướng hoạt động học; chức

năng xác nhận thành tích học tập, hiệu quả dạy học.

+ Chức năng chuẩn đoán:

Các bài kiểm tra, trắc nghiệm có thể sử dụng như phương tiện thu lượm

thông tin cần thiết cho việc đánh giá hoặc việc cải tiến nội dung, mục tiêu và

phương pháp dạy học.

Nhờ việc xem xét kết quả kiểm tra đánh giá kiến thức, ta biết rõ trình độ

xuất phát của người học để điều chỉnh nội dung phương pháp dạy học cho phù

hợp, cho phép đề xuất định hướng bổ khuyết những sai sót, phát huy những kết

quả trong cải tiến hoạt động dạy học đối với những phần kiến thức đã giảng dạy.

Dùng các bài kiểm tra đánh giá khi bắt đầu dạy học một học phần để

thực hiện chức năng chuẩn đoán.

+ Chức năng định hướng hoạt động học.

Các bài kiểm tra trong quá trình dạy học có thể được sử dụng như

phương tiện, phương pháp dạy học. Đó là các câu hỏi kiểm tra từng phần, kiểm

tra thường xuyên được sử dụng để chỉ đạo hoạt động học.

Các bài trắc nghiệm được soạn thảo công phu, nó là một cách diễn đạt

mục tiêu dạy học cụ thể đối với các kiến thức, kĩ năng nhất định. Nó có tác dụng

định hướng hoạt động học tập tích cực của học sinh. Việc thảo luận các câu hỏi

trắc nghiệm được tổ chức tốt, đúng lúc nó trở thành phương pháp dạy học tích

cực giúp người học chiếm lĩnh kiến thức một cách tích cực, sâu sắc và vững

chắc, giúp người dạy kịp thời điều chỉnh, bổ sung hoạt động dạy có hiệu quả.

+ Chức năng xác nhận thành tích học tập, hiệu quả dạy học

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!