Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan chủ đề "thực vật và động vật" để kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn khoa học lớp 4
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC - MẦM NON
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN CHỦ ĐỀ “THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT”
ĐỂ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN
KHOA HỌC LỚP 4
Sinh viên thực hiện : PHAN THỊ THU LIỄU
Lớp : 10STH2
Khóa : 2010-2014
Ngành : SƢ PHẠM GIÁO DỤC TIỂU HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn : ThS. VŨ ĐÌNH NGÀN
Đà Nẵng, tháng 05/2014
Lôøi caûm ôn
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài khóa luận tốt
nghiệp này, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy
cô. Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Vũ Đình Ngàn
người đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn cho em hoàn thành tốt đề tài. Em xin
chân thành cám ơn các thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu học - Mầm non đã
trang bị cho em những kiến thức sâu sắc để em hoàn thành tốt khóa luận tốt
nghiệp này.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu nhà trường, các
thầy cô giáo và các em học sinh trường Tiểu học Hải Vân đã tạo điều kiện để
em hoàn thành tốt đề tài này. Em xin cám ơn gia đình, bạn bè những người đã
luôn bên cạnh em. Luôn giúp đỡ, khuyến khích, động viên em trong suốt thời
gian qua.
Do khả năng của em còn hạn chế và trong thời gian có hạn nên khóa
luận không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy cô những người
quan tâm đến khóa luận đóng góp ý kiến, bổ sung cho khóa luận được thành
công và có thể ứng dụng vào hoạt động dạy học của môn học.
Em xin chân thành cám ơn!
Đà nẵng, tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Phan Thị Thu Liễu
MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................................1
2. Mục đích của đề tài............................................................................................................3
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ...................................................................................3
4. Giả thuyết khoa học ...........................................................................................................4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................................................4
6. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................4
9. Cấu trúc khóa luận .............................................................................................................6
PHẦN II: NỘI DUNG .........................................................................................................7
CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC LỚP 4 CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC...................7
1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN............................................................................................................7
1.1.1. Lí luận về kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Khoa học của học sinh tiểu học....7
1.1.1.1 Khái niệm kiểm tra đánh giá......................................................................................7
1.1.1.2 Mục đích của việc kiểm tra đánh giá.........................................................................7
1.1.1.3 Yêu cầu của kiểm tra đánh giá...................................................................................9
1.1.1.4 Vai trò của kiểm tra đánh giá................................................................................... 11
1.1.1.5 Hệ thống các phương pháp kiểm tra đánh giá ........................................................13
1.1.2 Lí luận về phương pháp trắc nghiệm khách quan.......................................................14
1.1.2.1 Khái niệm trắc nghiệm khách quan .........................................................................14
1.1.2.2 Ưu điểm của trắc nghiệm khách quan [ 2 tr 30 ] ....................................................15
1.1.2.3 Nhược điểm của trắc nghiệm khách quan [ 2 tr 30 ]...............................................16
1.1.2.4 Các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan ...............................................................16
1.1.3 Đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh Tiểu học ..............................................................18
1.1.3.1 Đặc điểm nhận thức.................................................................................................18
1.1.3.2 Đặc điểm nhân cách ................................................................................................19
1.1.4 Nội dung môn Khoa học lớp 4 của học sinh Tiểu học................................................19
1.1.4.1 Chủ đề " Con người và sức khỏe "...........................................................................19
1.1.4.2 Chủ đề " Vật chất và năng lượng " ..........................................................................20
1.1.4.3 Chủ đề " Thực vật và động vật " ..............................................................................21
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN....................................................................................................21
1.2.1 Thực trạng của việc kiểm tra đánh giá kết quả các môn học nói chung và môn Khoa
học nói riêng ở trường Tiểu học Hải Vân ............................................................................21
1.2.1.1 Nội dung đánh giá thiếu toàn diện...........................................................................21
1.2.1.2 Việc đánh giá thiếu khách quan vì nó phụ thuộc vào người ra đề thi và người chấm
bài .......................................................................................................................................22
1.2.1.3 Khâu chấm bài, chữa bài còn nhiều bất cập ...........................................................22
1.2.2 Thực trạng của việc sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra
đánh giá kết quả các môn học nói chung và môn Khoa học nói riêng của học sinh trường
Tiểu học Hải Vân .................................................................................................................23
1.2.2.1 Mục đích và đối tượng điều tra................................................................................23
1.2.2.2 Phương pháp điều tra ..............................................................................................23
1.2.2.3 Nội dung điều tra .....................................................................................................24
1.2.2.4 Kết quả điều tra .......................................................................................................24
CHƢƠNG 2 : SỬ DỤNG PHƢƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC CỦA
HỌC SINH Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC..............................................................................29
2.1 YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.......................29
2.1.1 Câu hỏi phải có mục đích rõ ràng...............................................................................29
2.1.2 Cấu tạo của câu hỏi trắc nghiệm khách quan..............................................................29
2.1.3 Câu hỏi phải xác định rõ độ khó.................................................................................29
2.1.4 Câu hỏi phải có khả năng phân biệt các nhóm học sinh .............................................30
2.2 CÁC BƢỚC SOẠN THẢO CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ...........31
2.2.1 Xác định mục đích câu hỏi .........................................................................................31
2.2.2 Soạn các câu hỏi tắc nghiệm khách quan ở dạng thô .................................................31
2.2.3 Sửa chữa và hoàn chỉnh câu hỏi .................................................................................31
2.2.4 Soát lại câu hỏi............................................................................................................31
2.3 MỘT SỐ CHÚ Ý KHI SOẠN THẢO CÁC DẠNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN..................................................................................................................32
2.3.1 Một số chú ý khi soạn thảo câu hỏi nhiều lựa chọn....................................................32
2.3.2 Một số chú ý khi soạn thảo câu hỏi ghép đôi..............................................................33
2.3.3 Một số chú ý khi soạn câu hỏi đúng sai......................................................................33
2.3.4 Một số chú ý khi soạn thảo câu hỏi điền khuyết.........................................................34
2.4 QUY TRÌNH THIẾT KẾ BÀI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.........................34
2.4.1 Xác định mục đích của bài trắc nghiệm......................................................................34
2.4.2 Lập danh sách các nội dung cần đánh giá...................................................................34
2.4.3 Hình thành khung đề kiểm tra.....................................................................................34
2.4.4 Soạn các câu hỏi trắc nghiệm khách quan ..................................................................35
2.4.5 Thiết kế đề kiểm tra ....................................................................................................35
2.4.6 Chuẩn bị đề thi và tổ chức thi .....................................................................................36
2.4.7 Chấm bài và lập bảng điểm.........................................................................................36
2.5 MỘT SỐ LƢU Ý KHI SỬ DỤNG PHƢƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM KHÁCH
QUAN..................................................................................................................................37
2.6 BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TRONG CHỦ ĐỀ " THỰC
VẬT VÀ ĐỘNG VẬT " MÔN KHOA HỌC LỚP 4 .......................................................37
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ....................................................................46
3.1 MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM....................................................................................46
3.2 QUÁTRÌNH THỰC NGHIỆM...................................................................................46
3.2.1 Chuẩn bị thực nghiệm.................................................................................................46
3.2.2 Tiến hành thực nghiệm ...............................................................................................47
3.2.3 Nội dung thực nghiệm ................................................................................................48
3.2.4 Kết quả thực nghiệm...................................................................................................48
3.2.5 Đánh giá hiệu quả của các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Khoa
học lớp 4 ở trường Tiểu học.................................................................................................56
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................57
1. Kết luận............................................................................................................................57
2. Kiến nghị..........................................................................................................................57
3. Hướng nghiên cứu tiếp của đề tài ....................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................59
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM............................60
DANG MỤC CÁC BẢNG - BIỂU ĐỒ
Bảng / biểu Nội dung Trang
Bảng 3.1 Bảng tổng hợp số câu hỏi TNKQ được xây dựng trong chủ đề "Thực vật và động vật " để kiểm tra đánh giá kết
quả học tập ở bậc Tiểu học 48
Bảng 3.2 Bảng phân bố câu trả lời bài kiểm tra 15 phút lớp 4/3 49
Bảng 3.3 Bảng thống kê điểm số kiểm tra 15 phút lớp 4/3 54
Bảng 3.4 Bảng thống kê điểm số 3 lớp 4/1; 4/2; 4/3 của đề kiểm 54 tra 15 phút
Bảng 3.5: Bảng thống kê tỉ lệ % học sinh đạt điểm khá, giỏi
và kém của 3 lớp 4/1; 4/2; 4/3 của đề kiểm tra 15 phút 55 kém của 3 lớp 4/1; 4/2; 4/3 của đề kiểm tra 15 phút
Biểu đồ 3.1 Biểu đồ thống kê tỉ lệ % giỏi, khá, kém đề kiểm tra 15 55 phút của lớp 4/1, lớp 4/2, lớp 4/3
Bảng 3.6 Bảng thống kê điểm số của 4 đề kiểm tra 55
1
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là một việc làm quan
trọng không thể thiếu trong dạy học nói chung và của quá trình dạy học môn
Khoa học ở Tiểu học nói riêng. Ngành giáo dục và đào tạo đã và đang thực
hiện đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa nhằm mục đích nâng cao
chất lượng giáo dục cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. Vì thế để đáp
ứng mục tiêu chung, đòi hỏi người giáo viên phải suy nghĩ, nghiên cứu những
phương pháp dạy học tối ưu nhất và cách kiểm tra đánh giá hữu hiệu nhất.
Để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, người ta thường sử
dụng nhiều hình thức khác nhau. Trong đó có ba hình thức được sử dụng
nhiều nhất là câu hỏi tự luận, kiểm tra vấn đáp và câu hỏi trắc nghiệm khách
quan.
Câu hỏi tự luận là câu hỏi đòi hỏi học sinh phải tự viết ra câu trả lời,
thường nhiều dòng ứng với mỗi câu hỏi mà đề đưa ra. Loại câu hỏi này tạo
cho học sinh cơ hội để phân tích và tổng hợp dữ kiện theo lời lẽ riêng của
mình dựa trên những kiến thức đã được học và kinh nghiệm trong thực tế.
Học sinh có cơ hội thể hiện khả năng giải quyết vấn đề hay khả năng suy luận
trong việc sắp đặt các dữ kiện hay sự kiện...Tuy nhiên, câu hỏi tự luận còn có
những nhược điểm của nó như chỉ khảo sát được một ít kiến thức trong thời
gian hạn định, không thể khảo sát được số đông học sinh và chỉ sử dụng được
một lần khi ra đề thi kiểm tra. Câu trả lời của câu hỏi tự luận thường dài, tốn
thời gian, việc chấm bài cũng mất nhiều thời gian và kết quả của bài kiểm tra
đôi khi phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của người chấm. Do vậy, việc sử dụng
câu hỏi tự luận rất bất cập trong việc kiểm tra đánh giá kết quả của học sinh
một cách khách quan, chính xác, gây khó khăn cho bản thân người giáo viên
và các nhà quản lí giáo dục.
Kiểm tra vấn đáp là hình thức kiểm tra mà giáo viên đặt ra những câu
2
hỏi đòi hỏi học sinh phải nhớ lại những tri thức đã học và vận dụng chúng để
giải quyết những nhiệm vụ học tập. Bên cạnh đó nhằm điều khiển có hiệu quả
hoạt động tư duy của học sinh, kích thích tính tích cực hoạt động nhận thức.
Bồi dưỡng cho học sinh năng lực diễn đạt bằng lời những câu hỏi một cách
chính xác, đầy đủ, xúc tích, tạo cho học sinh tự tin, mạnh dạn khi đứng trước
đông người. Thời gian thi diễn ra nhanh, chấm điểm ngay tại phòng thi. Qua
đó giúp giáo viên thu được tín hiệu ngược từ học sinh một cách nhanh, gọn,
kịp thời để điều chỉnh hoạt động của giáo viên và của học sinh. Song, nếu vận
dụng không khéo hình thức kiểm tra vấn đáp sẽ dễ làm mất thời gian, biến
vấn đáp thành cuộc đối thoại giữa giáo viên và học sinh, nếu câu hỏi đặt ra chỉ
đòi hỏi nhớ lại tri thức một cách máy móc thì sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát
triển tư duy logic, tư duy sáng tạo của học sinh.
Câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng để kiểm tra, đánh giá khả năng
nhớ những sự kiện hay kiến thức hữu hiệu hơn câu hỏi tự luận, kiểm tra được
nhiều kiến thức của học sinh, khảo sát được số đông tất cả học sinh và có thể
sử dụng nhiều lần vào những lúc khác nhau. Việc chấm điểm đối với câu hỏi
trắc nghiệm nhanh hơn, chính xác hơn và kết quả kiểm tra không phụ thuộc
vào sự chủ quan của người chấm. Bên cạnh đó trắc nghiệm khách quan có
những điểm chưa được như là không yêu cầu học sinh diễn đạt bài giải dưới
dạng hành văn, nên không tránh khỏi học sinh làm bài một cách bị động (chọn
ngẫu nhiên do không nhận định được rõ ràng). Hạn chế tư duy sáng tạo,
không phát triển tư duy sáng tạo của học sinh, chỉ rèn luyện trí nhớ máy móc.
Những câu trắc nghiệm cần tư duy tổng hợp không thể làm trong thời gian
ngắn có chỉ định được. Chỉ cho giáo viên biết kết quả làm bài của học sinh,
không biết quá trình và khả năng tư duy giải quyết vấn đề của học sinh. Khi
học sinh tự cấu trúc bài làm của mình học sinh có điều kiện bộc lộ tư tưởng,
kỹ năng, tình cảm, thái độ liên quan đến môn học được kiểm tra. Trong khi đó
phương pháp trắc nghiệm khách quan không làm được những điều này, không
giúp cho học sinh phát triển ngôn ngữ nói và viết. Vận dụng chủ yếu trí nhớ