Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm chương “lượng tử ánh sáng”-vật lí 12 nâng cao với sự hỗ trợ của phần mềm ari-quiz theo hướng bồi dưỡng năng lực tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA VẬT LÝ
----------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM VẬT LÝ
Đề tài:
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG
“LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG” VẬT LÝ 12 NÂNG CAO VỚI SỰ HỖ TRỢ
CỦA PHẦN MỀM ARI – QUIZ THEO HƯỚNG BỒI DƯỠNG NĂNG
LỰC TỰ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
Người hướng dẫn:
PGS. TS. Nguyễn Bảo Hoàng Thanh
Người thực hiện:
Trần Xuân Thiên Thanh
Đà Nẵng, tháng 5/2013
2
1
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................ ..ii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... .iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ......................................................................................... ..v
MỤC LỤC ......................................................................................................................1
Đà Nẵng, tháng 5/2013 ..................................................................................................1
1 .......................................................................................................................................2
LỜI CẢM ƠN i.............................................................................................................2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................ii
2
DANH MỤC BẢNG.........................................................................................................iii
2
DANH MỤC HÌNH ẢNH ...............................................................................................v
2
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................7
2. Mục tiêu của đề tài ....................................................................................................9
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................................9
4. Giả thuyết khoa học...................................................................................................9
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................10
6. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................10
Phần mở đầu ................................................................................................................11
Phần nội dung ..............................................................................................................11
Phần kết luận ...............................................................................................................11
Tài liệu tham khảo.......................................................................................................11
Phụ lục ..........................................................................................................................11
CHƯƠNG 1..................................................................................................................12
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC
NGHIỆM QUA MẠNG INTERNET THEO HƯỚNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC
TỰ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH........12
1.1. Một số vấn đề về kiểm tra đánh giá chất lượng và xây dựng hệ thống câu hỏi trắc
nghiệm khách quan.......................................................................................................... 12
1.1.1. Bản chất của kiểm tra đánh giá chất lượng trong giáo dục ............................. 12
1.1.2. Năng lực tự kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh. .................... 14
1.1.3. Trắc nghiệm khách quan trong giáo dục......................................................... 15
Hình 1.1: Các mức độ nhận thức theo Bloom (1956) ................................................17
Bảng 1.1: Mô tả về cấp độ tư duy ................................................................................18
3
1.1.4. Ưu và nhược điểm của hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan............... 19
1.2. Cơ sở của việc sử dụng Internet và Website trong việc tự kiểm tra đánh kết quả học
tập 20
1.2.1. Khái niệm mạng máy tính và Internet ............................................................. 20
1.2.2. Khái niệm web và website học tập.................................................................. 21
1.2.3. Vai trò của Internet trong Giáo dục ................................................................. 22
1.2.4. Hình thức triển khai Website học tập hỗ trợ việc tự kiểm tra đánh giá bằng hình
thức trắc nghiệm khách quan........................................................................................ 23
1.3. Cơ sở lý luận của việc khai thác và sử dụng mạng Internet trong việc tự học và tự
kiểm tra đánh giá môn Vật lý. ........................................................................................... 27
1.3.1. Vai trò của Internet trong việc hỗ trợ năng lực tự kiểm tra đánh giá môn Vật lý...... 27
1.3.2. Joomla!- công cụ thuận lợi để thiết kế website học tập................................... 28
1.3.3. Phần mềm ARI-quiz tạo bài kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến. ......................... 30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................................31
CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
CHƯƠNG “LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG”-VẬT LÍ 12 NÂNG CAO VÀ KHAI
THÁC SỬ DỤNG PHẦN MỀM ARI-QUIZ TRÊN WEBSITE JOOMLA! .........34
2.1. Đặc điểm kiến thức chương “Lượng tử ánh sáng”................................................. 34
2.1.1. Nội dung chính của chương ........................................................................... 34
2.1.2. Mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ học sinh cần đạt được ............................ 36
2.1.3. Sơ đồ cấu trúc của chương Lượng tử ánh sáng Vật lí 12 NC THPT............... 37
Hình 2.1 Cấu trúc chương Lượng tử ánh sáng..........................................................38
2.2. Quy trình xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan .............................. 39
2.2.1. Nguyên tắc xây dựng...................................................................................... 39
2.2.2. Các bước xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan ...................... 40
Giai đoạn 1: Quy hoạch bài trắc nghiệm ..................................................................40
Bước 1: Phân tích nội dung môn học.........................................................................40
Bước 2: Xác định các mục tiêu nhận thức cho từng nội dung:...............................41
Bước 3: Thiếp lập dàn bài trắc nghiệm.....................................................................41
Giai đoạn 2: Soạn câu trắc nghiệm và tạo đề tương đương. ...................................41
Bước 4: Soạn câu hỏi trắc nghiệm .............................................................................41
Bước 5: Trao đổi với đồng nghiệp. ............................................................................41
Bước 6: Làm đề thi gốc và tạo các đề tương đương .................................................41
Giai đoạn 3: Tổ chức thi và chấm thi. .......................................................................42
Bước 7 : Tổ chức thi và chấm thi ...............................................................................42
Giai đoạn 4: Phân tích và lưu trữ câu trắc nghiệm..................................................42
Bước 8: Phân tích bài trắc nghiệm ............................................................................42
4
Bước 9: Phân tích câu trắc nghiệm............................................................................42
Bước 10: Sửa chữa và lưu trữ câu trắc nghiệm........................................................42
2.3. Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm chương “Lượng tử ánh sáng”................. 42
Bảng2.3: Trọng số cụ thể của từng nội dung bài học ................................................46
CHƯƠNG 7: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG....................................................................49
Chương trình: Vật lí 12 Nâng cao...............................................................................49
Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm khách quan...........................................................49
Thời gian làm bài: 45 phút...........................................................................................49
Câu 07.47.17.B. Trong quang phổ của nguyên tử Hidro .........................................51
A. 3 B.1 C.6 D. 4 ...............................................................................................52
Câu 07.48.23.C. Chọn phát biểu không đúng............................................................52
2.4. Khai thác và sử dụng phần mềm ARI-Quiz trên website Joomla! tạo bài kiểm tra
theo hướng bồi dưỡng năng lực tự KT-ĐG kết quả học tập của HS. ............................... 53
2.4.1. Khai thác và sử dụng phần mềm ARI-quiz trên website Joomla ..................... 53
Hình 2.2: Truy cập phần mềm ARI-Quiz....................................................................54
Hình 2.3: Cấu trúc chung của ARI-Quiz...................................................................55
2.4.2. Loại bài kiểm tra - Bài kiểm tra (Quiz Categories - Quiz) ................................ 55
Hình 2.6: Cách truy cập chức năng Quizzes...............................................................56
Hình 2.7: Các thông số chính cần thiết lập của một bài kiểm tra .............................57
Hình 2.8: Các thông số về quyền truy cập của bài kiểm tra.......................................58
Hình2.9: Các thông số cần thiết lập trong Additional Settings..................................59
Hình 2.10: Thiếp lập thông số để hiển thị đáp án của bài kiểm tra...........................59
2.4.3. Loại ngân hàng câu hỏi - ngân hàng câu hỏi (Bank categories - question bank).... 59
Hình 2.11: Các thông số chính để tạo một ngân hàng câu hỏi mới..........................60
Hình 2.12 : Phần điền các phương án trả lời .............................................................61
2.4.4. Câu hỏi (Question).......................................................................................... 61
Hình 2.13: Nhập câu hỏi cho bài kiểm tra..................................................................62
Hình 2.14: Cách nhập câu hỏi vào bài kiểm tra (Quizz)............................................62
Hình 2.15: Các thông số của câu hỏi ..........................................................................62
2.4.5. Kết quả bài kiểm tra (Quizzes Results)........................................................... 63
Hình 2.16: Cách truy cập kết quả bài kiểm tra...........................................................63
Hình 2.17: Xem chi tiết bài làm của HS......................................................................64
2.5. Tạo bài kiểm tra chương “Lượng tử ánh sáng” bằng phần mềm ARI-Quiz trên Web
Joomla ............................................................................................................................. 64
2.5.1. Tạo bài kiểm tra.............................................................................................. 64
Hình 2.20: Các thông số của một câu hỏi trắc nghiệm khách quan ........................65
2.5.2. Tạo ngân hàng câu hỏi................................................................................... 65
2.6. Quy trình làm bài kiểm tra với phần mềm ARI-Quiz trên Website Joomla!............. 66
5
a)Tạo tài khoản và đăng nhập ...................................................................................... 66
Hình 2.21: Giao diện khi làm bài kiểm tra..................................................................67
Hình 2.22: Bảng thông báo điểm số của bài làm........................................................67
Hình 2.23: Đáp án cụ thể của bài kiểm tra.................................................................68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................68
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..........................................................70
3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm...................................................................... 70
3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ..................................................................... 70
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm:.................................................................... 70
3.2. Đối tượng và nội dung thực nghiệm sư phạm:....................................................... 71
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm:................................................................... 71
3.2.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm. .................................................................... 71
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm..................................................................... 71
3.3.1. Phương pháp phân tích câu hỏi:..................................................................... 71
Với: ni : số học sinh đạt được điểm Xi .....................................................................72
*Hệ số tin cậy của bài trắc nghiệm:...........................................................................72
Trong đó: K: số câu hỏi của bài trắc nghiệm......................................................72
*Độ khó câu trắc nghiệm ............................................................................................72
Với : N: tổng số HS dự thi ...................................................................................72
3.3.2. Điều tra bằng bảng hỏi. .................................................................................. 73
3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm:.............................................................................. 73
3.4.1. Phân tích bài kiểm tra của học sinh ................................................................ 73
Bảng 3.1 Bảng phân bố câu trả lời bài kiểm tra.........................................................74
Bàng 3.4 Bảng phân tích các chỉ số thống kê câu 1
...................................................80
Bảng 3.5. Bảng phân tích các chỉ số thống kế câu 2..................................................80
Bảng 3.6: Bảng phân tích các chỉ số thống kê câu 3..................................................81
Bảng 3.7. Bảng phân tích các chỉ số thống kê câu 4..................................................82
Bảng 3.8. Bảng phân tích các chỉ số thống kê câu 5..................................................83
Bảng 3.9 Bảng phân tích các chỉ số thống kê câu 6...................................................84
Bảng 3.10 Bảng phân tích các chỉ số thống kê câu 7.................................................85
Bảng 3.11 Bảng phân tích các chỉ số thống kê câu 8.................................................85
Bảng 3.12 Bảng phân tích các chỉ số thống kê câu 9.................................................86
Bảng 3.13 Bảng phân tích các chỉ số thống kê câu 10...............................................87
Bảng 3.14 Bảng phân tích các chỉ số thống kê câu 11...............................................88
Bảng 3.15 Bảng phân tích các chỉ số thống kê câu 12...............................................89
Bảng 3.16 Bảng phân tích các chỉ số thống kê câu 13...............................................90
6
Bảng 3.17 Bảng phân tích các chỉ số thống kê câu 14...............................................91
Bảng 3.18 Bảng phân tích các chỉ số thống kê câu 15...............................................92
Bảng 3.19 Bảng phân tích các chỉ số thống kê câu 16...............................................92
Bảng 3.20 Bảng phân tích các chỉ số thống kê câu 17...............................................93
Bảng 3.21 Bảng phân tích các chỉ số thống kê câu 18...............................................94
Bảng 3.22 Bảng phân tích các chỉ số thống kê câu 19...............................................95
Bảng 3.23 Bảng phân tích các chỉ số thống kê câu 20...............................................96
Bảng 3.24 Bảng phân tích các chỉ số thống kê câu 21...............................................96
Bảng 3.25 Bảng phân tích các chỉ số thống kê câu 22...............................................97
Bảng 3.26 Bảng phân tích các chỉ số thống kê câu 23...............................................98
Bảng 2.27 Bảng phân tích các chỉ số thống kê câu 24...............................................99
Bảng 2.28 Bảng phân tích các chỉ số thống kê câu 25............................................100
3.4.2. Kết quả điều tra thực trạng sử dụng mạng Internet và website học tập để rèn
luyện kỹ năng tự kiểm tra đánh giá ............................................................................. 100
Bảng 2.29. Kết quả điều tra từ HS.............................................................................101
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................105
PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................106
CÁCH NHẬP CÂU HỎI DẠNG FILE *.CSV ( CSV IMPORT).........................109
Xuất hiện hộp thoại như sau, chọn Option other và điền dấu “,” ........................110
PHỤC LỤC 3 .............................................................................................................112
I. Thông tin về học sinh.............................................................................................112
7
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục
tiêu năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại và hội nhập với cộng
đồng quốc tế. Cùng với mục tiêu đề ra đó, đòi hỏi nền giáo dục phải thay đổi mạnh
mẽ, sâu sắc và toàn diện để có thể đào tạo ra những thế hệ người lao động sáng tạo,
năng động, tích cực, thích ứng với sự phát triển đa dạng, nhanh chóng và yêu cầu khắt
khe của xã hội, đáp ứng được nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
Điều 28 Luật giáo dục quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của
từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm,
rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”
Văn kiện Đại hội XI của Đảng cũng chỉ ra: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo
dục, đào tạo: Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo
dục, đào tạo. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp
thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt
coi trọng giáo dục lý tưởng,…”
Bên cạnh những đổi mới về chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học,
phương pháp thi và kiểm tra cũng đang dần được cải cách. Điển hình như những năm
gần đây, phương pháp trắc nghiệm khách quan đang được sử dụng trong các kì thi
tuyển sinh Cao đẳng, Đại học, kì thi Tốt nghiệp và bài kiểm tra định kì ở một số
trường THPT.
Phương pháp trắc nghiệm khách quan là một trong những phương pháp kiểm tra
đánh giá được sử dụng phổ biến tại nhiều nước trên thế giới trong các kì thi để đánh
giá năng lực nhận thức của người học, bởi lẽ nó có những ưu điểm vượt trội như phạm
vi kiến thức kiểm tra rộng, cho kết quả nhanh, chính xác và công bằng, đặc biệt là
khắc phục được những tiêu cực trong thi cử. So với phương pháp trắc nghiệm tự luận,
TNKQ yêu cầu người học cần trải rộng kiến thức, tránh học tủ, học lệch, biết tự hệ
8
thống và vận dụng kiến thức để giải quyết lượng câu hỏi lớn trong thời gian tương đối
ngắn. Vậy người học cần phải có phương pháp học như thế nào để đạt được hiệu quả
cao và mang lại kết quả tốt nhất đối với hình thức kiểm tra TNKQ?
Trong những năm gần đây, sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là
công nghệ thông tin- truyền thông, mạng thông tin toàn cầu Internet đã tác động mạnh
mẽ đến nền giáo dục, đòi hỏi người dạy và người học đổi mới phương pháp, phương
thức dạy và học, đồng thời cũng cung cấp một môi trường thuận lợi phát huy tính chủ
động, tích cực của người học.
Ngoài việc tự tìm đến với những nguồn tài liệu vô hạn, những bài giảng điện tử
E-learning, phòng học trực tuyến, trao đổi thông tin trên các diễn đàn…v.v, hình thức
thi trắc nghiệm trực tuyến đang dần trở thành một trào lưu và thu hút sự quan tâm của
nhiều người. Không quá áp lực như một phòng thi thật, nhưng áp lực về mặt thời gian
với những con số chạy lùi kích thích người học phải nhanh nhẹn trong tư duy và thao
tác. Bên cạnh đó, kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến cho phép nhận ngay kết quả bài làm,
nhanh chóng tìm ra đáp án đúng của câu hỏi và lời giải thỏa đáng, từ đó, người học tự
đánh giá được khả năng của mình và có những điều chỉnh thích hợp trong việc học và
ôn tập nội dung kiến thức cần thiết.
Tuy nhiên, việc xây dựng ngân hàng đề phong phú, xác suất trùng lặp câu hỏi
thấp và đề kiểm tra đúng theo khung ma trận đề thi đòi hỏi người biên soạn tốn nhiều
thời gian và công sức, đáp ứng được nhu cầu kiểm tra kiến thức của người học một
cách đầy đủ và toàn diện nhất. Bên cạnh đó, hình thức tự kiểm tra đánh giá thông qua
trắc nghiệm trực tuyến còn khá mới mẻ, chưa thật sự trở nên phổ biến và được ứng
dụng rộng rãi, học sinh còn khá lúng túng trong việc tự lựa chọn những đề thi phù hợp,
sát với các bài kiểm tra-đánh giá thật sự trên vô vàn Website học tập hiện tại.
Xuất phát từ những lí do trên, với mong muốn đóng góp thêm một cái nhìn mới
về hình thức này, tôi chọn đề tài:
“ Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm chương “Lượng tử ánh sáng”-Vật lí
12 Nâng cao với sự hỗ trợ của phần mềm ARI-Quiz theo hướng bồi dưỡng năng lực tự
kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.”
9
2. Mục tiêu của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm,
đồng thời kết hợp với mạng Internet và Website để bồi dưỡng năng lực tự kiểm tra
đánh giá kết quả học tập của HS bằng các bài kiểm tra trực tuyến.
-Xây dựng được hệ thống câu hỏi trắc nghiệm chương “Lượng tử ánh sáng”-Vật
lí 12 Nâng cao.
-Xây dựng được website hỗ trợ việc tự kiểm tra đánh giá bằng hình thức trắc
nghiệm khách quan trực tuyến chương “Lượng tử ánh sáng”-Vật lí 12 Nâng cao.
-Rút ra những kết luận sư phạm nhằm soạn được những câu hỏi trắc nghiệm
khách quan phù hợp với trình độ của học sinh và triển khai được hình thức trắc nghiệm
trực tuyến để bồi dưỡng năng lực tự kiểm tra đánh giá cho HS.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
-Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc sử dụng máy vi tính và mạng internet để hỗ
trợ việc tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
-Nghiên cứu nội dung, chương trình chương “Lượng tử ánh sáng”-Vật lí 12 NC.
-Nghiên cứu cách soạn thảo đề và quy trình để xây dựng đề kiểm tra trắc
nghiệm khách quan nhiều phương án lựa chọn.
-Xây dựng được đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan chương “Lượng tử ánh
sáng”-Vật lí 12 NC.
-Xây dựng website kiểm tra đánh giá chất lượng chương “Lượng tử ánh sáng”-
Vật lí 12 NC.
-Thực nghiệm sư phạm, xử lý số liệu và đánh giá độ tin cậy của bài trắc
nghiệm, câu trắc nghiệm. Đồng thời đánh giá hiệu quả của việc vận dụng hệ thống tự
kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh qua mạng internet trong kiểm tra và
đánh giá bộ môn Vật lí.
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, việc tự kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh thông qua
mạng Internet, website chưa thật sự phổ biến và được áp dụng rộng rãi, nếu xây dựng
được hệ thống câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến một cách khoa học, bám sát với các tiêu
10
chuẩn về kiến thức kĩ năng sẽ góp phần đổi mới phương pháp học tập, phát huy tính
tích cực, chủ động của HS nhằm nâng cao chất lượng học tập, tự củng cố kiến thức
môn Vật lí của học sinh tại nhà trường trung học phổ thông, rèn luyện được khả năng
tự kiểm tra đánh giá chất lượng của HS.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng
-Nội dung kiến thức chương “Lượng tử ánh sáng” – Vật lí 12 NC.
-Hoạt động tự kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn Vật lí ở trường trung
học phổ thông với sự hỗ trợ của mạng Internet và website.
b. Phạm vi nghiên cứu:
-Đề tài chỉ nghiên cứu chương “Lượng tử ánh sáng”-Vật lí 12 NC.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tôi sử dụng các phương
pháp sau đây:
a. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, luật Giáo dục, các văn bản của ngành, tài
liệu về lý luận dạy học, tài liệu về kiểm tra đánh giá chất lượng, các trang báo mạng về
hình thức kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến.
-Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc sử dụng máy vi tính, mạng internet và ứng dụng
của nó trong việc góp phần bồi dưỡng năng lực tự kiểm tra đánh giá chất lượng của HS.
-Nghiên cứu nội dung, chương trình chương “Lượng tử ánh sáng”-Vật lí 12 NC.
b. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
-Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm chương “Lượng tử ánh sáng”-Vật lí 12 NC.
-Tìm hiểu, khai thác sử dụng và thiết kế Website trên mã nguồn mở Joomla! và
phần mềm tích hợp ARI-Quiz để thiết kế bài kiểm tra chương “Lượng tử ánh sáng”
Vật lí 12 NC.
c. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại một lớp của trường THPT Phan Châu Trinh
để đánh giá hiệu quả của đề tài.
d. Điều tra thực tế
11
Khảo sát, tìm hiểu hứng thú của học sinh đối với việc tự kiểm tra, đánh giá chất
lượng học tập bằng hình thức trắc nghiệm trực tuyến.
7. Cấu trúc luận văn
Phần mở đầu
Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận việc xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm qua mạng
Internet theo hướng bồi dưỡng năng lực tự kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của
học sinh.
Chương 2: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm chương “Lượng tử ánh sáng”
-Vật lí 12 Nâng cao và khai thác sử dụng phần mềm ARI-Quiz trên website Joomla!
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
Phần kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục