Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng hệ thống bài tập nhằm hình thành năng lực tạo lập văn bản thuyết minh cho học sinh lớp 8
PREMIUM
Số trang
123
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1143

Xây dựng hệ thống bài tập nhằm hình thành năng lực tạo lập văn bản thuyết minh cho học sinh lớp 8

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

––––––––––––––––––––––––

ĐỖ THỊ DUNG

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP NHẰM HÌNH THÀNH

NĂNG LỰC TẠO LẬP VĂN BẢN THUYẾT MINH

CHO HỌC SINH LỚP 8

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2017

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

––––––––––––––––––––––––

ĐỖ THỊ DUNG

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP NHẰM HÌNH THÀNH

NĂNG LỰC TẠO LẬP VĂN BẢN THUYẾT MINH

CHO HỌC SINH LỚP 8

Chuyên ngành: Lí luận và PPDH bộ môn Văn - Tiếng Việt

Mã số: 60.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THU THỦY

THÁI NGUYÊN - 2017

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự

hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Thu Thủy. Các nội dung nghiên cứu,

kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ

hình thức nào.

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Tác giả luận văn

Đỗ Thị Dung

XÁC NHẬN CỦA

KHOA CHUYÊN MÔN

XÁC NHẬN CỦA

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

TS. Nguyễn Thị Thu Thủy

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp cuối khóa, em

đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo khoa Ngữ văn,

khoa Sau Đại học, Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Đặc

biệt, với tất cả tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm

ơn TS. Nguyễn Thị Thu Thủy - người đã hết lòng tận tình hướng dẫn, giúp đỡ

em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp đã giúp

đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi, hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt

quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới những người thân yêu đã luôn bên em,

động viên, khích lệ em trong những ngày học tập ở trường.

Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 10 tháng 4 năm 2017

Tác giả luận văn

Đỗ Thị Dung

iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan ........................................................................................................ i

Lời cảm ơn...........................................................................................................ii

Mục lục ...............................................................................................................iii

MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1

1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1

2. Lịch sử vấn đề.................................................................................................. 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 7

4. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 7

5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 7

6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 7

7. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 8

NỘI DUNG......................................................................................................... 9

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.................... 9

1.1. Cơ sở lý luận................................................................................................. 9

1.1.1. Văn thuyết minh và năng lực tạo lập văn bản thuyết minh....................... 9

1.1.1.1. Văn thuyết minh ..................................................................................... 9

1.1.1.2. Năng lực tạo lập văn bản thuyết minh.................................................. 11

1.1.2. Bài tập rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản .............................................. 19

1.1.2.1. Bài tập................................................................................................... 19

1.1.2.2. Các dạng bài tập rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản ............................ 22

1.1.3. Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 8 ......................................................... 23

1.2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................ 24

1.2.1. Nội dung dạy học văn bản thuyết minh trong sách giáo khoa Ngữ văn 8..... 24

1.2.2. Thực trạng dạy học văn thuyết minh ở lớp 8 .......................................... 25

1.2.2.1. Khảo sát hoạt động nhằm hình thành năng lực tạo lập văn bản

thuyết minh cho học sinh lớp 8 ......................................................................... 25

iv

1.2.2.2. Khảo sát năng lực tạo lập văn bản thuyết minh của học sinh lớp 8..... 31

Chương 2: HÌNH THÀNH NĂNG LỰC TẠO LẬP VĂN BẢN

THUYẾT MINH CHO HỌC SINH LỚP 8 THÔNG QUA HỆ THỐNG

BÀI TẬP ........................................................................................................... 36

2.1. Bài tập và nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập....................................... 36

2.1.1. Vị trí và tầm quan trọng của bài tập ........................................................ 36

2.1.2. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập .................................................... 36

2.1.2.1. Hệ thống bài tập phải phù hợp với mục tiêu của môn học................... 36

2.1.2.2. Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính hệ thống, đa dạng và tính

phong phú .......................................................................................................... 39

2.1.2.3. Hệ thống bài tập phải phù hợp với thực tiễn dạy học Ngữ văn............ 40

2.1.2.4. Hệ thống bài tập phải phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng

tạo của học sinh ................................................................................................. 41

2.2. Xây dựng hệ thống bài tập nhằm hình thành năng lực tạo lập văn bản

thuyết minh ........................................................................................................ 41

2.2.1. Bài tập hình thành năng lực tìm hiểu đề.................................................. 41

2.2.1.1. Bài tập nhận diện .................................................................................. 41

2.2.1.2. Bài tập tạo lập....................................................................................... 44

2.2.1.3. Bài tập sửa chữa.................................................................................... 45

2.2.2. Bài tập hình thành năng lực tìm ý ........................................................... 46

2.2.2.1. Bài tập nhận diện .................................................................................. 46

2.2.2.2. Bài tập tạo lập....................................................................................... 48

2.2.2.3. Bài tập sửa chữa.................................................................................... 50

2.2.3. Bài tập hình thành năng lực lập dàn ý ..................................................... 51

2.2.3.1. Bài tập nhận diện .................................................................................. 52

2.2.3.2. Bài tập tạo lập....................................................................................... 58

2.2.3.3. Bài tập sửa chữa.................................................................................... 59

2.2.4. Bài tập hình thành năng lực viết văn thuyết minh................................... 60

v

2.2.4.1. Bài tập hình thành năng lực viết mở bài............................................... 60

2.2.4.2. Bài tập hình thành năng lực viết thân bài............................................. 62

2.2.4.3. Bài tập hình thành năng lực viết kết bài............................................... 69

2.3. Vận dụng hệ thống bài tập vào việc hình thành năng lực tạo lập văn

bản thuyết minh cho học sinh lớp 8................................................................... 72

2.3.1. Vận dụng trong giờ lý thuyết................................................................... 72

2.3.2. Vận dụng trong giờ thực hành................................................................. 78

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...................................................... 81

3.1. Mục đích và yêu cầu thực nghiệm.............................................................. 81

3.1.1. Mục đích thực nghiệm............................................................................. 81

3.1.2. Yêu cầu thực nghiệm............................................................................... 82

3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm............................................................. 82

3.2.1. Đối tượng thực nghiệm............................................................................ 82

3.2.2. Địa bàn thực nghiệm................................................................................ 82

3.2.3. Thời gian thực nghiệm............................................................................. 83

3.3. Nội dung và cách thức thực nghiệm........................................................... 83

3.3.1. Nội dung thực nghiệm............................................................................. 83

3.3.2. Cách thức thực nghiệm............................................................................ 83

3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm.................................................................... 99

3.4.1. Đánh giá kết quả thực hiện giáo án thực nghiệm.................................... 99

3.4.2. Kết quả đo nghiệm................................................................................. 100

3.5. Kết luận chung về thực nghiệm................................................................ 101

KẾT LUẬN..................................................................................................... 104

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 106

PHỤ LỤC

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Người xưa từng nói “Tiên học lễ, hậu học văn”, dạy học văn luôn

chiếm một vị trí quan trọng trong đạo học. Cũng như dạy Ngữ văn nói chung,

dạy tập làm văn còn rất nhiều tồn tại cần được các giáo viên khắc phục. Tập

làm văn là phân môn được học ở tất cả các cấp học: Tiểu học, Trung học cơ sở,

Trung học phổ thông. Phân môn Tập làm văn có vai trò quan trọng giúp hình

thành và phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh. Ở cấp Trung

học cơ sở Tập làm văn là phân môn chiếm nhiều số tiết: miêu tả, biểu cảm cho

đến tự sự, thuyết minh, nghị luận, hành chính công vụ… Trong những kiểu văn

bản ấy thì kiểu văn bản thuyết minh được dạy và học ở lớp 8 chiếm một vị trí

quan trọng trong chương trình.

Tập làm văn là môn thực hành tổng hợp. Dạy Tập làm văn không chỉ dạy

cho học sinh nắm được kiến thức lí thuyết mà chủ yếu là hình thành và rèn

luyện những năng lực như: Năng lực tiếp nhận văn bản; năng lực giao tiếp,

năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề; năng

lực thẩm mĩ; năng lực tạo lập văn bản… Trong đó năng lực tạo lập văn bản,

đặc biệt là năng lực tạo lập văn bản thuyết minh cho học sinh lớp 8 là một nội

dung quan trọng, đòi hỏi người giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo, có hiểu

biết về kiến thức sâu sắc và có phương pháp giảng dạy phù hợp theo tinh thần

đổi mới.

Thông qua việc học kiểu văn bản thuyết minh, học sinh sẽ nâng cao khả

năng tư duy, quan sát, điều tra, nghiên cứu, tích lũy tri thức. Đồng thời học sinh

cũng nắm được các tri thức khách quan về sự vật, hiện tượng để trau dồi thêm

vốn hiểu biết của bản thân. Cùng với các thể loại văn khác, văn thuyết minh

góp phần giúp học sinh hình thành và rèn luyện năng lực diễn đạt, dùng từ, đặt

câu, xây dựng đoạn văn và cuối cùng là xây dựng một bài văn hoàn chỉnh.

2

Thuyết minh là một hoạt động quan trọng trong đời sống của con người.

Tìm hiểu về văn thuyết minh, khảo sát thực trạng của phương pháp dạy học

kiểu văn bản thuyết minh là một dịp để hiểu hơn về kiểu văn bản này và vai trò

của nó đối với đời sống.

Từ tầm quan trọng của văn bản thuyết minh trong chương trình Ngữ văn

8, chúng ta thấy việc hình thành năng lực tạo lập văn bản thuyết minh là điều

cần thiết trong dạy học làm văn cho học sinh. Thông qua đó chuẩn bị điều kiện

để học sinh học tốt văn bản này.

1.2. Dạy học Tập làm văn là dạy kiến thức lí thuyết của từng kiểu văn bản,

cách xây dựng, tạo lập các kiểu văn bản, trong đó có dạy học kiểu văn bản

thuyết minh cho học sinh lớp 8. Vì là phân môn mang tính chất thực hành, lí

thuyết Tập làm văn là lí thuyết về kỹ năng, lí thuyết của những cách thức,

phương pháp cho nên giáo viên ở trường phổ thông phần lớn là ngại dạy, học

sinh ngại học, hay ỉ nại thoái thác. Có một số ít các em bắt tay vào luyện tập

viết theo yêu cầu của giáo viên nhưng chỉ là đối phó và không có hiểu biết thấu

đáo về nội dung kiến thức của kiểu văn thuyết minh. Vì thế các em không viết

đúng, viết hay, do vậy mà hiệu quả giờ học cũng chưa cao.

Để dạy và học Tập làm văn hiệu quả đòi hỏi yêu cầu rất lớn đối với người

dạy. Trong khi đó giáo viên trực tiếp giảng dạy Ngữ văn 8 còn lúng túng trong

việc hướng dẫn học sinh tạo lập văn bản. Làm sao để một giờ học vừa đảm bảo

định hướng tích hợp, vừa không khô khan, cứng nhắc mà vẫn cung cấp những

kiến thức cơ bản, hình thành năng lực và rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản cho

học sinh. Đó là vấn đề tương đối khó đặt ra cho phía người dạy. Về phía học

sinh chất lượng làm bài về kiểu văn thuyết minh còn chưa đáp ứng được yêu

cầu, đặc biệt ở các kỹ năng: phân tích đề, chọn ý, lập dàn ý, viết đoạn văn

thuyết minh, liên kết đoạn văn thuyết minh thành một bài văn hoàn chỉnh…

Xuất phát từ thực trạng trên, luận văn của chúng tôi mong muốn đề xuất

được hệ thống bài tập viết đoạn văn thuyết minh tương ứng với lý thuyết về tạo

3

lập văn bản, phù hợp với điều kiện giảng dạy trong nhà trường Trung học cơ sở

hiện nay.

Đưa ra hệ thống bài tập thích hợp, chúng ta vừa giúp cho giáo viên có

thêm tài liệu, điều kiện giảng dạy vừa giúp cho học sinh có khả năng, phương

tiện và điều kiện vận dụng lý thuyết để hình thành những kĩ năng cần có trong

việc tạo lập văn bản nói chung và tạo lập văn bản thuyết minh nói riêng. Do đó

chúng tôi chọn đề tài “Xây dựng hệ thống bài tập nhằm hình thành năng lực

tạo lập văn bản thuyết minh cho học sinh lớp 8” làm vấn đề nghiên cứu.

2. Lịch sử vấn đề

2.1. Tình hình nghiên cứu về văn thuyết minh và dạy học văn thuyết minh

Nghiên cứu về văn thuyết minh đã có rất nhiều tài liệu và công trình

nghiên cứu đề cập đến. Các nhà nghiên cứu đã tìm tòi, khám phá, đề xuất một

số nội dung cơ bản về văn thuyết minh và dạy học văn thuyết minh ở trường

phổ thông.

Đầu tiên phải kể đến sách giáo khoa Ngữ văn 8, sách giáo viên Ngữ văn 8

(2004). Đây là hai cuốn sách mang tính chất công cụ của người giáo viên. Văn

bản thuyết minh được đưa vào phổ thông bắt đầu từ lớp 8 và cũng là tài liệu

đầu tiên sách giáo viên tiếp cận, hướng dẫn học kiểu văn bản này.

Các nhà biên soạn đã đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn 8 các bài như: Tìm

hiểu chung về văn bản thuyết minh, phương pháp thuyết minh, đề văn thuyết

minh và cách làm bài văn thuyết minh, viết đoạn văn trong văn bản thuyết

minh… làm tiền đề cho việc dạy và học kiểu văn bản này.

Các nhà biên soạn sách giáo viên định hướng cách dạy học những bài Tập

làm văn thuyết minh cụ thể trong chương trình là chủ yếu, phương pháp dạy

văn thuyết minh xem ra vẫn còn mờ nhạt và sơ lược. Việc phân biệt văn bản

thuyết minh với một số dạng văn bản có trong chương trình như văn bản tự sự,

miêu tả, nghị luận nằm ở mức độ sơ lược, người biên soạn chưa đưa ra được

tiêu chí để so sánh. Ngay cả phương pháp tạo lập văn bản thuyết minh sách

4

giáo viên cũng chỉ dừng lại ở những nét cơ bản nhất chứ không đi vào cụ thể.

Tuy nhiên, công bằng mà xét, dù ở mức độ sơ giản, nhưng các nội dung về văn

bản thuyết minh được đề cập trong sách giáo khoa và sách giáo viên 8 là những

tư liệu hết sức quan trọng cho người dạy, người học và là một cơ sở cho chúng

tôi thực hiện đề tài này.

Tiếp đó, năm 2005, nhà xuất bản Giáo dục xuất bản cuốn sách giáo khoa

và sách giáo viên Ngữ văn 9. Hai cuốn sách đề cập đến cách dạy đối với những

bài học về văn thuyết minh trong chương trình Ngữ văn 9, chẳng hạn như: Sử

dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh, sử dụng yếu tố miêu

tả trong văn thuyết minh.

Chương trình sách giáo khoa và sách giáo viên 10 lại tiếp tục đề cập đến

văn bản thuyết minh như bài: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh,

lập dàn ý bài văn thuyết minh, phương pháp thuyết minh, luyện tập viết đoạn

văn thuyết minh…

Điểm lại có tính chất sơ lược những nội dung được đề cập trong sách giáo

khoa, sách giáo viên của chương trình Ngữ văn 8, 9, 10 như vậy để thấy một

thực tế rằng do đặc thù có tính chất công cụ, những bộ sách này cũng chỉ nêu

lên những định hướng dạy học Làm văn thuyết minh những bài văn cụ thể giúp

giáo viên và học sinh tiếp cận, có sự hiểu biết cơ bản về phương pháp thuyết

minh, về văn bản thuyết minh, còn để rèn luyện cho học sinh cách tạo lập văn

bản thuyết minh một cách có hệ thống thì các tài liệu này vẫn chưa có điều kiện

đi sâu tìm hiểu.

Bên cạnh sách giáo khoa, sách giáo viên trong chương trình phổ thông

còn có những công trình nghiên cứu của nhiều tác giả khác viết về văn bản

thuyết minh. Phải kể đến đó là cuốn “Làm văn” của nhóm tác giả Đỗ Ngọc

Thống (chủ biên), Phạm Minh Diệu, Nguyễn Thành Thi. Tài liệu này cũng đã

đề cập đến lý thuyết về văn bản thuyết minh như khái niệm, đặc điểm và cách

làm văn bản thuyết minh.

5

Theo nhóm tác giả “Văn thuyết minh là loại văn trình bày, giới thiệu, phổ

biến hoặc giải thích nhằm làm rõ đặc điểm cơ bản của một đối tượng, cung cấp

tri thức về các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên và xã hội”. [47, 241]. Cũng

theo nhóm tác văn bản thuyết minh có 5 đặc điểm: Văn bản thuyết minh nhằm

cung cấp những tri thức khách quan về sự vật hiện tượng; các dạng bài thuyết

minh rất đa dạng, phong phú; văn thuyết minh rất cần sự kiện và số liệu; ngôn

ngữ và văn phong thuyết minh phải trong sáng, rõ ràng và đơn nghĩa, trọng

thông tin, không rườm rà… Ngoài việc đưa ra hướng dẫn chung cách làm văn

bản thuyết minh theo 5 bước, nhóm tác giả còn đưa ra 6 phương pháp thuyết

minh: Phương pháp nêu định nghĩa; phương pháp nêu ví dụ; viện dẫn ý kiến

người khác; dùng số liệu để chứng minh; phân loại để thuyết minh; so sánh để

thuyết minh. Tuy nhiên ở công trình nghiên cứu này việc chưa có hệ thống bài

tập để hình thành năng lực tạo lập văn bản thuyết minh cho học sinh.

Cũng bàn về vấn đề này nhóm tác giả Lê A, Nguyễn Trí trong cuốn “Làm

văn”, nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội đã giới thiệu khái quát về văn bản thuyết

minh, về hệ thống kiến thức, kỹ năng cơ bản của kiểu bài thuyết minh. Đồng

thời trong công trình này các tác giả đã dành một số trang để giới thiệu những

kiểu bài thuyết minh thường gặp trong cuộc sống. Tuy nhiên ở công trình này

cũng chưa đề cập đến việc dạy tạo lập văn bản thuyết minh.

Trong cuốn “Làm văn” của Đình Cao, Lê A cũng đã đưa ra một hệ thống

khái niệm, đặc điểm của văn bản thường gặp. Bên cạnh đó, nhóm tác giả này

còn nghiên cứu về cách thức tạo lập văn bản nói chung và văn bản thuyết minh

nói riêng. Nhưng ở công trình này cũng chưa đề cập đến việc xây dựng hệ

thống bài tập hình thành năng lực tạo lập văn bản thuyết minh.

Trong cuốn “Rèn kỹ năng làm văn thuyết minh” của tác giả Trần Thị

Thành có đưa ra những nét khái quát nhất về văn thuyết minh, các dạng bài tập

rèn kĩ năng làm văn thuyết minh và hướng dẫn các kiểu bài thuyết minh cụ thể.

Tuy tác giả đã đưa ra các dạng bài tập rèn kỹ năng nhưng vẫn còn sơ lược.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!