Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng hệ thống bài tập dạy học hội thoại trong môn tiếng Việt nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh tiểu học
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGÔ QUỲNH NGA
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
DẠY HỌC HỘI THOẠI TRONG MÔN TIẾNG VIỆT
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGÔ QUỲNH NGA
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
DẠY HỌC HỘI THOẠI TRONG MÔN TIẾNG VIỆT
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học)
Mã số: 60 14 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn: TS. ĐẶNG THỊ LỆ TÂM
THÁI NGUYÊN - 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác, các thông tin trích dẫn trong luận văn đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn
Ngô Quỳnh Nga
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS.Đặng Thị
Lệ Tâm, người đã tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
và hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Giáo dục Tiểu học - Trường
Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời
gian tôi học tập và nghiên cứu tại đây.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của các thầy cô giáo
và các em học sinh trường Tiểu học Phú Xá, trường Tiểu học & THCS 915 Gia
Sàng, trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân, trường Tiểu học Đội Cấn, trường Tiểu
học Tân Lập - TP Thái Nguyên, trường Tiểu học Đồng Thịnh - huyện Sông Lô,
trường Tiểu học Khai Quang, trường Tiểu học Tích Sơn - TP Vĩnh Yên - tỉnh
Vĩnh Phúc đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình khảo sát và
thực nghiệm sư phạm.
Để hoàn thành luận văn: "Xây dưṇ g hê ̣thống bài tập day ḥ oc ḥ ôị thoai ̣
trong môn Tiếng Việt nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho hoc sinh ̣ tiểu học”
tôi đã sử dụng, kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu của các tác giả đi trước, đồng
thời nhận được rất nhiều sự quan tâm, chỉ bảo của các thầy, cô giáo; sự giúp đỡ
của bạn bè, người thân đã động viên tôi trong quá trình hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng và nỗ lực để hoàn thành tốt luận văn nhưng
chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự chỉ
bảo, đóng góp của các thầy, cô giáo và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn
Ngô Quỳnh Nga
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ......................................................................................v
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ..............................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu ..........................................................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................7
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................8
6. Cấu trúc luận văn.............................................................................................9
NỘI DUNG........................................................................................................10
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI...................10
1.1. Cơ sở lý
luâṇ ..............................................................................................10
1.1.1. Một số nội dung cơ bản của lý thuyết hội thoại ......................................10
1.1.2. Năng lực và năng lực giao tiếp................................................................19
1.1.3. Thông qua việc dạy hội thoại nhằm củng cố khắc sâu kiến thức về
Tiếng Việt để dạy kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.................................................24
1.1.4. Đăc đi ̣ ểm ngôn ngữhôi tho ̣ ai c̣ ủa hoc sinh ti ̣ ểu hoc ṿ ớ
i viêc ph ̣ á
t triển
năng lưc giao ti ̣ ếp ..............................................................................................26
1.2. Cơ sở thưc ti ̣ êñ ...........................................................................................28
1.2.1. Khảo sát hệ thống bài tập dạy học hội thoại trong sách giáo khoa phân
môn Tập làm văn tiểu hoc̣ .................................................................................28
1.2.2. Thực trạng dạy và học hội thoại trong môn Tiếng Viêt ̣ ở tiểu hoc̣ .........33
Tiểu kết chương 1..............................................................................................42
iv
Chương 2. HỆTHỐNG BÀI TÂP ̣ DAY H ̣ OC H ̣ ÔI THO ̣ AỊ TRONG
MÔN TIẾNG VIÊT NH ̣ ẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LƯC̣ GIAO TIẾP
CHO HOC SINH ̣ TIỂU HOC̣ ........................................................................43
2.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập day ḥ oc ḥ ôi tho ̣ ai cho học sinh ̣
Tiểu học .............................................................................................................43
2.1.1. Bảo đảm mục tiêu môn học: rèn luyện năng lực giao tiếp cho học sinh ..43
2.1.2. Dựa trên các tri thức khoa học về hội thoại.............................................44
2.1.3. Khai thác các tình huống từ môi trường học tập, vui chơi, phù hợp với
đặc điểm tư duy và trình độ ngôn ngữ của học sinh tiểu học............................45
2.1.4. Đảm bảo tính khoa học và tính hệ thống.................................................46
2.2. Hê ̣thống bà
i tâp ḍ ay ḥ oc ḥ ôị thoaị.............................................................46
2.2.1. Bài tập phát triển năng lực văn bản .........................................................46
2.2.2. Bài tập phát triển năng lực hành ngôn.....................................................49
2.2.3. Bài tập phát triển năng lực ngôn ngữ xã hội ...........................................53
2.2.4. Bài tập phát triển năng lực chiến lược.....................................................55
2.3. Quy trình tổ chức thực hành các bài tập giao tiếp trong dạy học hội thoại ......58
2.3.1. Mục tiêu của quy trình.............................................................................58
2.3.2. Các yêu cầu xây dựng quy trình ..............................................................58
2.3.2. Nội dung của quy trình ............................................................................59
Tiểu kết chương 2..............................................................................................62
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.......................................................63
3.1. Mục đích thực nghiệm................................................................................63
3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm.............................................................63
3.3. Nội dung thực nghiệm................................................................................66
3.4. Phương pháp thực nghiệm..........................................................................66
3.5. Kết quả thực nghiệm...................................................................................77
Tiểu kết chương 3..............................................................................................81
KẾT LUẬN.......................................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................84
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Giáo viên GV
Giáo viên tiểu học GVTH
Học sinh HS
Sách giáo khoa SGK
Sách giáo viên SGV
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả điểm kiểm tra ở các lớp thực nghiệm và các lớp đối
chứng (Khối 2)..............................................................................78
Bảng 3.2. Kết quả điểm kiểm tra ở các lớp thực nghiệm và các lớp đối
chứng (Khối 4)..............................................................................79
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: So sánh kết quả điểm kiểm tra ở các lớp thực nghiệm và các
lớp đối chứng (Khối 2).................................................................79
Biểu đồ 3.2: So sánh kết quả điểm kiểm tra ở các lớp thực nghiệm và các
lớp đối chứng (Khối 4).................................................................80
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Giao tiếp là hoạt động mang tính xã hội của con người, là một trong những
điều kiện quan trọng để xã hội loài người tồn tại và phát triển. Trong đó, “ngôn ngữ
là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người” (V.I.Lênin).
Hiện nay, các nước phát triển trên thế giới đều quan tâm nghiên cứu vấn
đề giao tiếp và đưa nội dung này vào dạy học trong nhà trường từ tiểu học đến
đại học. Xu hướng phát triển chung của giáo dục các nước tiên tiến trên thế giới
là hướng đến việc hình thành các loại năng lực cho học sinh, trong đó giao tiếp
là một năng lực quan trọng.
Ở Việt Nam, từ lâu Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói “Phải làm cho thế
hệ trẻ nói và viết tốt hơn, dần dần có ý thức, trình độ rồi đi đến thói quen nói và
viết đúng tiếng Việt”. Văn kiện Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ
rõ ngành giáo dục Việt Nam cần phải "Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình,
phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, các bậc học". Việc đổi mới chương
trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học chú trọng đến vấn đề rèn luyện năng
lực giao tiếp cho học sinh là vô cùng cần thiết.
1.2. Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương
trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học. Năng lực giao
tiếp đã được các nhà khoa học giáo dục Việt Nam xác định là một trong những
năng lực chung cần hình thành tốt cho học sinh trong chương trình giáo dục phổ
thông sau năm 2015.
Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa của Bộ Giáo dục Đào tạo
đã dự kiến chuẩn đầu ra cho các cấp học từ Tiểu học, Trung học cơ sở đến Trung
học phổ thông gồm sáu phẩm chất và chín năng lực. Trong số chín năng lực học
sinh cần hình thành và phát triển thì năng lực giao tiếp là một trong những năng
lực cốt lõi, quan trọng cần hình thành và phát triển, đặc biệt cần phải đi trước
một bước so với các năng lực khác, vì nó là tiền đề, là cơ sở cho việc phát triển
các năng lực khác.
2
Đồng thời, đây cũng là một năng lực cốt lõi cần phát triển ở học sinh, giúp
các em làm chủ bản thân, làm chủ các tình huống đặt ra trong cuộc sống, giải quyết
các vấn đề một cách nhanh nhất bằng con đường tư duy và ngôn ngữ.
1.3. Trong chương trình giảng dạy các môn học ở cấp tiểu học hiện nay, môn
Tiếng Việt là môn có số tiết học nhiều nhất (Môn Toán đứng thứ 2). Theo quyết định
số 16/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 05/5/2006 đã xác định: Môn Ngữ văn
(ở tiểu học là môn Tiếng Việt) là môn học về khoa học xã hội nhân văn, có tính chất
công cụ, thuộc lĩnh vực giáo dục thẩm mỹ. Một trong những mục tiêu của môn Ngữ
văn là hình thành các năng lực sử dụng tiếng Việt, rèn luyện kĩ năng giao tiếp phù
hợp với các tình huống thường gặp trong học tập và cuộc sống. Do vậy, định hướng
chương trình giáo dục môn Ngữ văn không chỉ trang bị cho học sinh những hiểu biết
về xã hội, con người, về cái đẹp, mà phải giúp học sinh phát triển một cách toàn diện
cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, trong đó cần chú ý quan tâm hơn nữa đến việc bồi
dưỡng năng lực tư duy, năng lực giao tiếp cho học sinh.
1.4. Hội thoại là nhóm bài học quan trọng, nó có mặt trong giao tiếp hàng
ngày của mỗi con người chúng ta. Định hướng giáo dục hiện nay là hướng tới
phát triển năng lực cho học sinh vậy khi đưa nhóm bài hội thoại vào dạy là hoàn
toàn phù hợp. Với các tri thức học được về hội thoại, học sinh có thể áp dụng tri
thức đó vào các môn học khác cũng như vào việc giao tiếp hàng ngày với các kĩ
năng nghe, nói, đọc, viết, kĩ năng tạo lập hội thoại sao cho cuộc giao tiếp đạt hiệu
quả cao nhất.
Thế nhưng trong quá trình thực hiện, giáo viên và học sinh tiểu học còn
gặp rất nhiều khó khăn, hiệu quả dạy học còn chưa cao.
Nội dung hội thoại trong chương trình tuy đã được chọn lọc, các nghi
thức giao tiếp điển hình đã được chú trọng nhưng phạm vi giao tiếp còn hẹp,
các nhà biên soạn đã quan tâm đến bản chất của hành động ngôn ngữ nhưng
chưa đề cập cụ thể. Các cuộc hội thoại đưa vào chương trình còn bị xé lẻ, tách
khỏi ngữ cảnh, hoàn cảnh giao tiếp, vi phạm các quy tắc hội thoại.