Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng hệ thống bài tập chương đại cương kim loại và kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm để phát triển năng lực cho học sinh lớp 12 ở thpt.
PREMIUM
Số trang
152
Kích thước
1.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1564

Xây dựng hệ thống bài tập chương đại cương kim loại và kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm để phát triển năng lực cho học sinh lớp 12 ở thpt.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KHOA HÓA HỌC

VI THỊ THÙY CHANG

Đề tài:

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CHƢƠNG ĐẠI CƢƠNG

KIM LOẠI VÀ KIM LOẠI KIỀM, KIỀM THỔ VÀ NHÔM ĐỂ

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH LỚP 12 Ở THPT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CỬ NHÂN SƢ PHẠM HÓA HỌC

Đà Nẵng, tháng 04 năm 2017

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KHOA HÓA HỌC

Đề tài:

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CHƢƠNG ĐẠI CƢƠNG KIM

LOẠI VÀ KIM LOẠI KIỀM, KIỀM THỔ VÀ NHÔM ĐỂ PHÁT

TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH LỚP 12 Ở THPT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CỬ NHÂN SƢ PHẠM HÓA HỌC

Sinh viên thực hiện : Vi Thị Thùy Chang

Lớp : 13SHH

Giáo viên hƣớng dẫn : TS. Ngô Minh Đức

Đà Nẵng, tháng 04 năm 2017

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐHSP Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA HÓA

NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Họ và tên sinh viên : Vi Thị Thùy Chang

Lớp : 13SHH

1. Tên đề tài

“XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CHƢƠNG ĐẠI CƢƠNG KIM LOẠI

VÀ KIM LOẠI KIỀM, KIỀM THỔ VÀ NHÔM ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG

LỰC CHO HỌC SINH LỚP 12 Ở THPT’’

2. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.

- Xây dựng hệ thống bài tập theo từng dạng và định hƣớng phát triển năng lực

cho học sinh chƣơng Đại cƣơng kim loại và Kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm –

Hoá 12.

3. Giáo viên hƣớng dẫn: T.S Ngô Minh Đức

4. Ngày giao đề tài: Tháng 10/2016.

5. Ngày hoàn thành: Tháng 4/2017.

Chủ nhiệm khoa Giáo viên hƣớng dẫn

(Kí và ghi rõ họ tên) (Kí và ghi rõ họ tên)

PGS.TS Lê Tự Hải T.S Ngô Minh Đức

Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho Khoa ngày 28 tháng 4 năm 2017

Kết quả điểm đánh giá

Ngày 28 tháng 4 năm 2017

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

(Kí ghi rõ họ tên)

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp

đỡ của của các thầy cô và bạn bè.

Trƣớc hết, em xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô trong khoa Hóa

trƣờng Đại học sƣ phạm – Đại học Đà Nẵng đã cung cấp cho em những kiến thức

trong 4 năm học qua để em hoàn thành tốt khóa luận.

Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy Tiến sĩ Ngô Minh Đức – thầy

giáo trực tiếp hƣớng dẫn, đã nhiệt tình dẫn dắt, tận tâm chỉ bảo em trong suốt quá

trình làm đề tài.

Em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ, tạo

mọi điều kiện tốt nhất để em hoàn thành khóa luận này.

Do hạn chế về thời gian cũng nhƣ trình độ lí luận, kinh nghiệm thực tiễn còn

hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận

đƣợc ý kiến đóng góp của thầy, cô để em học thêm đƣợc nhiều kinh nghiệm.

Em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, ngày 28 tháng 4 năm 2017

Sinh viên: Vi Thị Thùy Chang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt

Bài tập hóa học BTHH

Dung dịch DD

Điều kiện tiêu chuẩn đktc

Giáo viên GV

Học sinh HS

Trung học Phổ thông THPT

Thực nghiệm TN

Sách giáo khoa SGK

Phƣơng trình phản ứng PTPƢ

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Số Tên các hình vẽ Trang

Hình 2.1 Ứng dụng của hợp kim 63

Hình 2.2 Hình ảnh mô tả ứng dụng của điện phân 64

Hình 2.3 Hình ảnh mô tả quá trình điện phân nóng chảy NaCl 64

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..........................................................................................1

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU....................................................................................2

3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................2

4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU...................................................................................2

5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................................2

6. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................3

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ...................................................4

1.1. DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC .......................4

1.1.1. Định hƣớng đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục phổ thông sau 2015.............4

1.1.2. Khái niệm năng lực ...........................................................................................5

1.1.3. Cấu trúc của năng lực........................................................................................5

1.1.4. Quá trình hình thành năng lực...........................................................................7

1.1.5. Năng lực của học sinh .......................................................................................8

1.1.6. Các năng lực cốt lõi của học sinh......................................................................8

1.1.7. Năng lực bộ môn Hóa Học................................................................................9

1.1.7.1. Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học..............................................................9

1.1.7.2. Năng lực thực hành hóa học...........................................................................9

1.1.7.3. Năng lực tính toán..........................................................................................9

1.1.7.4. Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học......................................9

1.1.7.5. Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống..................................10

1.1.7.6. Năng lực sáng tạo.........................................................................................10

1.1.8. Tăng cƣờng xây dựng và sử dụng bài tập hóa học theo định hƣớng phát triển

năng lực cho học sinh................................................................................................10

1.1.8.1. Sử dụng bài tập thực nghiệm trong dạy học để rèn các kiến thức kĩ năng

THTN góp phần phát triển năng lực thực hành hóa học cho HS..............................10

1.1.8.2. Tăng cƣờng các dạng bài tập có sử dụng sơ đồ, hình vẽ .............................11

1.1.8.3. Sử dụng bài tập hóa học xây dựng tình huống có vấn đề, dạy học sinh giải

quyết vấn đề,tổ chức cho học sinh tìm tòi, giải quyết vấn đề ...................................11

1.1.8.4. Tăng cƣờng xây dựng và sử dụng các bài tập giải quyết vấn đề,các bài tập

gắn với bối cảnh,tình huống thực tiễn góp phần phát triển năng lực GQVĐ, năng lực

vận dụng kiến thức vào thực tiễn, năng lực xử lí thông tin… ..................................12

1.2. BÀI TẬP HÓA HỌC .........................................................................................12

1.2.1. Khái niệm bài tập hóa học...............................................................................12

1.2.2. Ý nghĩa, tác dụng của BTHH trong giảng dạy hóa học. .................................13

1.2.3. Định hƣớng xây dựng câu hỏi,bài tập đánh giá năng lực học sinh.................13

1.2.3.1. Tiếp cận bài tập theo định hƣớng năng lực.................................................14

1.2.3.2. Phân loại chi tiết bài tập hoá học ở trƣờng phổ thông .................................14

1.2.3.3. Phân loại bài tập theo định hƣớng năng lực.................................................17

1.2.3.3. Những đặc điểm của bài tập theo định hƣớng năng lực...............................18

1.3. QUAN HỆ GIỮA BÀI TẬP HÓA HỌC VÀ VIỆC NÂNG CAO KHẢ NĂNG

NHẬN THỨC VÀ TƢ DUY CỦA HỌC SINH.......................................................19

1.4. NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN BÀI TẬP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA

HỌC SINH................................................................................................................20

1.4.1. Quán triệt mục tiêu dạy học ............................................................................20

1.4.2. Đảm bảo tính khoa học, chính xác của nội dung ............................................20

1.4.3. Phát huy tính tích cực của học sinh.................................................................20

1.4.4. Đảm bảo tính hệ thống ....................................................................................21

1.4.5. Đảm bảo tính thực tiễn....................................................................................21

1.4.6. Phù hợp với trình độ, đối tƣợng HS................................................................21

1.5 TRÍCH DẪN MỘT SỐ KINH NGHIỆM RA ĐỀ THI 2013-2016. ...................21

CHƢƠNG 2. .............................................................................................................27

“XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CHƢƠNG ĐẠI CƢƠNG KIM LOẠI VÀ

KIM LOẠI KIỀM, KIỀM THỔ VÀ NHÔM ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO

HỌC SINH LỚP 12 Ở THPT’’.................................................................................27

2.1. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM..................................................................................27

2.1.1. Chƣơng Đại cƣơng kim loại............................................................................27

2.1.1.1 Vị trí – ý nghĩa – tầm quan trọng của chƣơng ..............................................27

2.1.1.2. Mục tiêu của chƣơng....................................................................................27

2.1.2.2. Mục tiêu của chƣơng....................................................................................29

2.1.2.3. Cấu trúc nội dung của chƣơng .....................................................................30

2.2. QUY TRÌNH XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC CHƢƠNG ĐẠI

CƢƠNG KIM LOẠI VÀ KIM LOẠI KIỀM, KIỀM THỔ VÀ NHÔM HÓA HỌC

12...............................................................................................................................30

2.3. KỸ THUẬT GIẢI NHANH CÁC DẠNG BÀI TẬP. .......................................35

2.3.1 Về chƣơng đại cƣơng kim loại hóa học 12. ....................................................36

2.3.1.1 Tóm tắt lý thuyết ...........................................................................................36

2.3.1.2. Các dạng bài tập trong đề thi tuyển sinh Đại học – Cao đẳng. ....................40

2.4.2. Chƣơng kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm hóa học 12...................................64

2.4.2.1. Tóm tắt lý thuyết ..........................................................................................64

2.4.2.2. Các dạng bài tập trong đề thi tuyển sinh Đại học – Cao đẳng. ....................72

Chƣơng 3...................................................................................................................95

XÂY DỰNG GIÁO ÁN THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC.......95

3.1. KIM LOẠI VÀ HỢP KIM.................................................................................95

3.2. NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM ..........................................................102

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................107

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................108

PHỤ LỤC................................................................................................................109

1

MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nhân loại đã bƣớc vào thế kỉ XXI, thế kỉ của khoa học – kĩ thuật và công

nghệ. Nhờ khối óc thông minh cùng đôi bàn tay khéo léo, con ngƣời không những

chiếm lĩnh đƣợc thế giới tự nhiên mà còn cải tạo nó phục vụ cho nhu cầu phát triển

vô tận của mình.

Xuất phát từ nhu cầu của xã hội đòi hỏi ngành giáo dục đào tạo ra những con

ngƣời mới với đầy đủ những phẩm chất và năng lực phục vụ cho công cuộc xây

dựng và bảo vệ tổ quốc, đào tạo ra những con ngƣời có tính tự giác cao, tích cực,

chủ động và sáng tạo trong lao động, sản xuất và chiến đấu.

Đứng trƣớc nhu cầu cấp bách đó của xã hội, luật giáo dục nƣớc ta đã chỉ rõ:

Phƣơng pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,

sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, cần phải

bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn,

cần phải đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh.

Giải bài tập hóa học là lúc học sinh hoạt động tự lực để củng cố và trau dồi

kiến thức hóa học của mình. Bài tập hóa học cung cấp cho học sinh không chỉ kiến

thức, cả con đƣờng để giành lấy kiến thức, cả niềm vui sƣớng của sự phát hiện ra

kiến thức. Do vậy, bài tập hóa học vừa là mục đích, vừa là nội dung, lại vừa là

phƣơng pháp dạy học hiệu nghiệm. Thực tế dạy học cho thấy, bài tập hóa học nói

chung có tác dụng giúp học sinh rèn luyện và phát triển tƣ duy. Thông qua việc

giải những bài tập có những điều kiện và yêu cầu thƣờng gặp trong thực tiễn (bài

tập gắn với thực tiễn) nhƣ: Bài tập về cách sử dụng hoá chất, đồ dùng thí nghiệm,

cách xử lí tai nạn do hoá chất, bảo vệ môi trƣờng, sản xuất hoá học, xử lí và tận

dụng các chất thải…sẽ làm tăng lòng say mê học hỏi, phát triển tƣ duy sáng tạo,

năng lực giải quyết vấn đề ở học sinh.

Với những lí do trên và qua thực trạng dạy học môn hóa ở trƣờng THPT ở

nƣớc ta hiện nay, cùng với sự mong muốn xây dựng đƣợc hệ thống bài tập hóa học

có chất lƣợng tốt, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học hóa học phổ thông, phù

hợp với việc đổi mới phƣơng pháp dạy và học, tôi đã chọn đề tài tôi chọn đề tài

2

nghiên cứu: “Xây dựng hệ thống bài tập chƣơng Đại cƣơng kim loại và Kim

loại kiềm, kiềm thổ và nhôm chƣơng trình Hóa học lớp 12 để phát triển năng

lực cho học sinh ở trƣờng trung học phổ thông”

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Tuyển chọn và xây dựng hệ thống các dạng bài tập hoá học.

- Phát triển, nâng cao chất lƣợng bài tập hoá học THPT hiện nay.

3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Phạm vi nghiên cứu: Xây dựng bài tập hoá học dạng trắc nghiệm khách

quan và trắc nghiệm tự luận theo hƣớng phát huy tính tích cực hóa hoạt động của

học sinh.

3.2 Đối tƣợng nghiên cứu: Chƣơng Đại cƣơng kim loại và Kim loại kiềm, kiềm

thổ và nhôm - Hóa học 12.

4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, đề tài cần giải quyết các vấn đề nghiên

cứu sau:

- Nghiên cứu tổng quan vấn đề

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về nhận thức và tƣ duy.

- Nghiên cứu phƣơng pháp giải bài tập theo hƣớng trắc nghiệm.

- Nghiên cứu nội dung, chƣơng trình sách giáo khoa bộ môn hóa học ở trƣờng

THPT.

- Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập chƣơng đại cƣơng kim loại - loại

kiềm, kiềm thổ và nhôm hóa học 12.

- Hƣớng dẫn học sinh sử dụng hệ thống bài tập đã xây dựng trong quá trình học

một cách hợp lí.

- Thực nghiệm sƣ phạm để đánh giá hiệu quả của hệ thống bài tập đã xây dựng

và các biện pháp đề xuất từ đó rút ra kết luận về khả năng áp dụng chúng trong việc

phát triển năng lực nhận thức và năng lực tƣ duy của học sinh.

5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu lý luận:

+ Nghiên cứu các văn bản của Đảng, Nhà Nƣớc của Bộ giáo dục và đào

3

tạo có liên quan đến đề tài.

+ Nghiên cứu cơ sở lí luận về tâm lí học, giáo dục học và về bài tập hóa

học.

+ Tìm hiểu tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu: Sách, báo, tạp chí,

nội dung chƣơng trình, tài liệu giáo khoa chuyên Hóa học, các đề thi Hóa học trong

các kì thi đại học để phục vụ cho nội dung của đề tài.

- Nghiên cứu thực tiễn:

+ Quan sát sƣ phạm, sử dụng phƣơng pháp chuyên gia.

+ Thực nghiệm sƣ phạm.

6. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI

6.1. Về lí luận

Bƣớc đầu đề tài đã xác định và góp phần xây dựng một hệ thống lí thuyết, bài

tập về hai chƣơng Đại cƣơng kim loại và Kim loại kiềm, kiềm thổ và Nhôm với yêu

cầu và mục đích phát triển năng lực cho học sinh.

6.2. Về mặt thực tiễn

Nội dung của đề tài giúp các giáo viên có thêm nhiều tƣ liệu bổ ích trong

việc giảng dạy nhằm nâng cao năng lực cho học sinh.

4

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

1.1.1. Định hướng đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục phổ thông sau 2015

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa XI (Nghị quyết

số 29-NQ/TW) với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp

ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định

hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Đảng và Nhà nƣớc xác định mục tiêu của đổi mới lần này là: Tạo chuyển biến

căn bản, mạnh mẽ về chất lƣợng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt

hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo

dục con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả

năng sáng tạo của mỗi cá nhân, yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt

và làm việc hiệu quả.

Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt, có

cơ cấu và phƣơng thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập, bảo đảm

các điều kiện nâng cao chất lƣợng, chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa

và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo, giữ vững định hƣớng xã hội chủ

nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình

độ tiên tiến trong khu vực.

Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm

chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dƣỡng năng khiếu, định hƣớng nghề

nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý

tƣởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực

hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học,

khuyến khích học tập suốt đời.

Hoàn thành việc xây dựng chƣơng trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm

2015. Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ

thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học

phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có

5

chất lƣợng. Nâng cao chất lƣợng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9

năm từ sau năm 2020.

Phấn đấu đến năm 2020, có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục

trung học phổ thông và tƣơng đƣơng.

1.1.2. Khái niệm năng lực [6]

Năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với

yêu cầu đặc trƣng của một hoạt động, nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó

đạt hiệu quả cao.

Trong chƣơng trỉnh dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực, năng lực đƣợc

định nghĩa nhƣ sau:

Năng lực liên quan đến bình diện mục tiêu của dạy học: mục tiêu dạy học đƣợc

mô tả thông qua các năng lực cần hình thành;

 Trong các môn học, những nội dung và hoạt động cơ bản đƣợc liên kết với

nhau nhằm hình thành năng lực;

 Năng lực là sự kết nối tri thức, hiểu biết, khả năng, mong muốn...

 Mục tiêu hình thành năng lực định hƣớng cho việc lựa chọn, đánh giá mức

độ quan trọng và cấu trúc hóa các nội dung và hoạt động và hành động dạy học về

mặt phƣơng pháp;

 Năng lực mô tả việc giải quyết những đòi hỏi về nội dung trong các tình

huống: ví dụ nhƣ đọc một văn bản cụ thể... Nắm vững và vận dụng đƣợc các phép

tính cơ bản.

 Các năng lực chung cùng với các năng lực chuyên môn tạo thành nền tảng

chung cho công việc giáo dục và dạy học.

1.1.3. Cấu trúc của năng lực:

1. Năng lực chuyên môn (Professional competency): Là khả năng thực hiện các

nhiệm vụ chuyên môn cũng nhƣ khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một cách

độc lập, có phƣơng pháp và chính xác về mặt chuyên môn. Nó đƣợc tiếp nhận qua

việc học nội dung - chuyên môn và chủ yếu gắn với khả năng nhận thức tâm lý vận

động.

6

2. Năng lực phƣơng pháp (Methodical competency): Là khả năng đối với

những hành động có kế hoạch, định hƣớng mục đích trong việc giải quyết các

nhiệm vụ và vấn đề. Năng lực phƣơng pháp bao gồm năng lực phƣơng pháp chung

và phƣơng pháp chuyên môn. Trung tâm của phƣơng pháp nhận thức là ngững khả

năng tiếp nhận, xử lý, đánh giá, truyền thụ và trình bày tri thức. Nó đƣợc tiếp nhận

qua việc học phƣơng pháp luận - giải quyết vấn đề.

3. Năng lực xã hội (Social competency): Là khả năng đạt đƣợc mục đích trong

những tình huống giao tiếp ứng xử xã hội cũng nhƣ những nhiệm vụ khác nhau

trong sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác. Nó đƣợc tiếp nhận qua việc

học giao tiếp.

4. Năng lực cá thể (Induvidual competency): Là khả năng xác định, đánh giá

đƣợc những cơ hội phát triển cá nhân, những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và

động cơ chi phối các thái độ và hành vi ứng xử. Nó đƣợc tiếp nhận qua việc học

cảm xúc - đạo đức và liên quan đến tƣ duy và hành động tự chịu trách nhiệm.

Mô hình bốn thành phần năng lực trên phù hợp với bốn trụ cốt giáo dục theo

UNESCO:

Từ cấu trúc của khái niệm năng lực cho thấy giáo dục định hƣớng phát triển năng

lực không chỉ nhằm mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn bao gồm tri thức, kỹ

năng chuyên môn mà còn phát triển năng lực phƣơng pháp, năng lực xã hội và năng

lực cá thể. Những năng lực này không tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ.

Năng lực hành động đƣợc hình thành trên cơ sở có sự kết hợp các năng lực này.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!