Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng hệ thống bài tập chương amin-aminoaxit-protein để phát triển năng lực cho học sinh lớp 12.
PREMIUM
Số trang
147
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1511

Xây dựng hệ thống bài tập chương amin-aminoaxit-protein để phát triển năng lực cho học sinh lớp 12.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KHOA HÓA HỌC

TRẦN XUÂN HOÀNG

Đề tài:

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CHƢƠNG

AMIM-AMINOAXIT-PROTEIN ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG

LỰC CHO HỌC SINH LỚP 12

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CỬ NHÂN SƢ PHẠM

Đà Nẵng, tháng 04 năm 2017

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KHOA HÓA HỌC

Đề tài:

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CHƢƠNG

AMIM-AMINOAXIT-PROTEIN ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG

LỰC CHO HỌC SINH LỚP 12

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CỬ NHÂN SƢ PHẠM

Sinh viên thực hiện : Trần Xuân Hoàng

Lớp : 13SHH

Giáo viên hƣớng dẫn : TS. Ngô Minh Đức

Đà Nẵng, tháng 04 năm 2017

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆTNAM

TRƢỜNG ĐHSP Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

KHOA HÓA

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên : Trần Xuân Hoàng

Lớp : 13SHH

1. Tên đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập chƣơng Amin-Aminoaxit-Protein để phát

triển năng lực cho học sinh lớp 12”.

2. Nội dung nghiên cứu:

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về việc xây dựng hệ thống bài tập chƣơng

Amin-Aminoaxit-Protein để phát triển năng lực cho học sinh lớp 12.

- Tìm hiểu lý thuyết, bài tập và các phƣơng pháp giải bài tập chƣơng Amin￾Aminoaxit-Protein.

- Xây dựng hệ thống bài tập với nhiều cách giải và phân tích cách học sinh chọn đáp

án khi làm bài tập chƣơng Amin-Aminoaxit-Protein với nội dung sách giáo khoa

lớp 12, chƣơng trình cơ bản ở trƣờng THPT.

3. Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Ngô Minh Đức

4. Ngày giao đề tài: 22/9/2016

5. Ngày hoàn thành: 27/4/2017

Chủ nhiệm Khoa Giáo viên hƣớng dẫn

(Kí và ghi rõ họ, tên) (Kí và ghi rõ họ, tên)

PGS. TS. Lê Tự Hải TS. Ngô Minh Đức

Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho Khoa ngày 28 tháng 4 năm 2017

Kết quả điểm đánh giá …………

Ngày….tháng….năm 2017

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

( Ký và ghi rõ họ, tên)

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến nhất đến TS. Ngô Minh Đức, ngƣời đã tận tình

truyền đạt những kiến thức và trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo những kinh nghiệm quý

báu để hoàn thành tốt bài khóa luận này.

Khóa luận này đối với bản thân em rất quan trọng. Bởi trong quá trình thực hiện, em

có điều kiện tổng hợp, củng cố kiến thức và đúc kết lại các kinh nghiệm mà em có

thể vận dụng sau khi tốt nghiệp.

Em xin chân thành cảm ơn thầy chủ nhiệm Phan Văn An và các thầy cô trong Khoa

đã nhiệt tình giúp đỡ, truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích trong những năm

học vừa qua.

Chân thành cảm ơn các bạn trong tập thể lớp 13SHH đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong

quá trình tìm kiếm tài liệu và động viên tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn

này.

Đây là lần đầu tiên thực hiện khóa luận nên không tránh khỏi những sai sót kính

mong đƣợc sự đóng góp ý kiến tận tình của các thầy cô và các bạn để đề tài đƣợc

hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, ngày tháng năm

Sinh viên

Trần Xuân Hoàng

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GV : Giáo viên

HS : Học sinh

PTHH : Phƣơng trình hoá học

PTN : Phòng thí nghiệm

PTPƢ : Phƣơng trình phản ứng

NL : Năng lực

CTCT : Công thức cấu tạo

CTPT : Công thức phân tử

SGK : Sách giáo khoa

ĐH-CĐ : Đại học – Cao đẳng

THPT : Trung học phổ thông

BGDĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo

BVHTTDL : Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

BTHH : Bài tập hóa học

KT-ĐG : Kiểm tra – Đánh giá

HTBT : Hệ thống bài tập

TNBD : Thí nghiệm biểu diễn.

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Số Tên các hình vẽ Trang

Hình 1 Thí nghiệm mô tả phản ứng hóa học CH3NH2 và HCl 78

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................... 1

2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................................... 1

3. Nhiệm vụ....................................................................................................................... 1

4. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu .................................................................................. 2

5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................................... 2

6. Giả thiết nghiên cứu ...................................................................................................... 2

7. Cái mới của đề tài.......................................................................................................... 2

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ......................................................... 3

1.1. DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ............................. 3

1.1.1. Định hƣớng đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục phổ thông sau 2015................... 3

1.1.2. Khái niệm về năng lực ............................................................................................ 5

1.1.3. Cấu trúc của năng lực.............................................................................................. 6

1.1.4. Quá trình hình thành năng lực................................................................................. 7

1.1.5. Năng lực của học sinh ............................................................................................. 8

1.1.6. Các năng lực cốt lõi của học sinh............................................................................ 8

1.1.7. Năng lực trong bộ môn hóa học.............................................................................. 9

1.1.8. Tăng cƣờng xây dựng và sử dụng bài tập hóa học theo định hƣớng phát triển

năng lực cho học sinh...................................................................................................... 10

1.2. BÀI TẬP HÓA HỌC ............................................................................................... 12

1.2.1. Khái niệm bài tập hóa học..................................................................................... 12

1.2.2. Ý nghĩa và tác dụng của BTHH trong giảng dạy hóa học .................................... 12

1.2.3. Phân loại bài tập. .................................................................................................. 13

1.2.4. Xu hƣớng xây dựng bài tập mới. .......................................................................... 14

1.2.5. Những chú ý khi ra bài tập ................................................................................... 14

1.2.6. Những chú ý khi chữa bài tập cho HS ................................................................. 15

1.3. QUAN HỆ GIỮA BÀI TẬP HÓA HỌC VÀ VIỆC NÂNG CAO KHẢ NĂNG

NHẬN THỨC VÀ TƢ DUY CỦA HỌC SINH............................................................. 16

1.3.1. Xu hƣớng phát triển của bài tập hóa học.............................................................. 16

1.3.2. Quan hệ giữa bài tập hóa học với việc nâng cao khả năng nhận thức và tƣ duy

của học sinh..................................................................................................................... 17

1.4. NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN BÀI TẬP ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA

HỌC SINH...................................................................................................................... 17

1.4.1. Quán triệt mục tiêu dạy học .................................................................................. 17

1.4.2. Đảm bảo tính khoa học, chính xác của nội dung .................................................. 18

1.4.3. Gây hứng thú học tập, phát huy tính tích cực nhận thức, năng lực sáng tạo của

học sinh. ...................................................................................................................... 19

1.4.4. Đảm bảo tính hệ thống, tính đa dạng .................................................................... 18

1.4.5. Rèn luyện, phát triển tƣ duy cho học sinh............................................................. 19

1.4.6. Tính yêu cầu cao và phù hợp với trình độ từng đối tƣợng HS.............................. 19

1.5. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG BTHH ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HS HIỆN

NAY ............................................................................................................................... 19

1.6. MỘT SỐ KINH NGHIỆM RA ĐỀ THI 2013-2016................................................ 20

CHƢƠNG 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC CHƢƠNG AMIN￾AMINOAXIT-PROTEIN ............................................................................................... 24

2.1. PHÂN TÍCH ĐẶT ĐIỂM CỦA CHƢƠNG AMIN-AMINOAXIT-PROTEIN...... 24

2.1.1. Vị trí – ý nghĩa, tầm quan trọng của chƣơng ........................................................ 24

2.1.2. Mục tiêu của chƣơng............................................................................................. 24

2.1.2.1. Kiến thức:...........................................................................................................24

2.1.2.2. Kĩ năng:..............................................................................................................24

2.1.2.3. Thái độ: ..............................................................................................................25

2.1.3. Đặc điểm về nội dung và kiến thức cơ bản ........................................................... 25

2.1.3.1. Đặc điểm về nội dung và cấu trúc .....................................................................25

2.2. QUY TRÌNH XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC CHƢƠNG

AMIN-AMINOAXIT-PROTEIN LỚP 12...................................................................... 26

2.2.1. Xác định mục đích của hệ thống bài tập ............................................................... 26

2.2.2. Xác định nội dung của hệ thống bài tập................................................................ 26

2.2.3. Xác định bài tập và các kiểu bài tập...................................................................... 26

2.2.4. Thu tập tài liệu để soạn bài tập ............................................................................. 27

2.2.5. Biên soạn các bài tập mới ..................................................................................... 27

2.2.6. Tiến hành soạn thảo bài tập................................................................................... 28

2.2.7. Thực hiện chỉnh sửa và bổ sung............................................................................ 28

2.2.8. Tiến hành xây dựng hệ thống bài tập chƣơng Amin-Aminoaxit-Protein.............. 28

2.3. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT - KỸ THUẬT GIẢI NHANH CÁC BÀI TẬP VỀ

AMIN-AMINOAXIT-PROTEIN ................................................................................... 30

2.4.1. Hệ thống lý thuyết trong chƣơng. ......................................................................... 31

2.4.1.1. Amin...................................................................................................................31

2.4.1.2. Aminoaxit...........................................................................................................32

2.4.1.3. Peptit và protein .................................................................................................33

2.4.2. Hệ thống phân loại và phƣơng pháp giải bài tập chƣơng Amin-Aminoaxit￾protein. ...................................................................................................................... 34

2.4.2.1. Một số dạng bài tập trắc nghiệm lý thuyết.........................................................34

2.4.2.2. Một số dạng bài tập trắc nghiệm có phƣơng pháp giải ......................................38

2.4.3. DẠNG TOÁN TỔNG HỢP – KỸ THUẬT GIẢI NHANH NHẰM PHÁT

TRIỂN NĂNG LỰC CHO HS........................................................................................ 46

2.4.3.1. Bài tập trắc nghiệm lý thuyết trong chƣơng.......................................................46

2.4.3.2. Bài tập các dạng toán tổng hợp,một số phƣơng pháp giải nhanh trong đề thi

tuyển sinh đại học............................................................................................................52

CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG GIÁO ÁN THEO ĐỊNH HƢỚNG ĐỂ PHÁT TRIỂN

NĂNG LỰC CHO HỌC SINH....................................................................................... 79

3.1. Bài 10: AMINOAXIT........................................................................................... 79

3.2. BÀI 11: PEPTIT VÀ PROTEIN (Tiết 1).............................................................. 82

KẾT LUẬN..................................................................................................................... 86

PHỤ LỤC.......................................................................................................................... 1

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Nếu đối tƣợng của quá trình dạy học là học sinh (HS) khá - giỏi thì việc dạy

học yêu cầu ngƣời giáo viên (GV) phải có trình độ chuyên môn sâu rộng. Nhƣng,

nếu đối tƣợng là HS trung bình - yếu thì việc dạy học lại đặt ra cho ngƣời GV nhiều

thách thức hơn, đặc biệt là về năng lực sƣ phạm. Đó là sự khéo léo trong việc lôi

cuốn HS, giúp HS nắm bắt đƣợc cốt lõi của bài học. Trong Giáo dục học đại cƣơng,

bài tập đƣợc xếp trong hệ thống phƣơng pháp dạy học. Bài tập hóa học đƣợc đánh

giá là phƣơng pháp dạy học hiệu nghiệm trong việc phát huy tính tích cực, chủ

động, sáng tạo của học sinh; bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học; phát triển năng lực

nhận thức, năng lực tƣ duy cho học sinh nhất là học sinh khá giỏi. Do vậy, ngoài

việc sử dụng triệt để các bài tập có sẵn trong SGK, SBT hoặc các tài liệu tham khảo

khác, trong quá trình dạy học, ngƣời giáo viên Hóa học cần xây dựng một hệ thống

bài tập phù hợp với từng đối tƣợng học sinh: giỏi, khá, trung bình, yếu. Có nhƣ vậy

mới kích thích niềm say mê học tập bộ môn của các em. Đồng thời, khuyến khích

các em học tập phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi, khám phá, vận

dụng linh hoạt các kiến thức vào các tình huống thực tế nhằm khắc sâu kiến thức.

Hóa học có rất nhiều dạng bài tập, đặc biệt hóa học hữu cơ, nếu không nắm

vững đƣợc phƣơng pháp giải thì học sinh khó nắm bắt đƣợc kiến thức. Vì vậy việc

dạy và học phần hóa học hữu cơ lớp 12 có ý nghĩa thiết thực đối với HS vì chẳng

những cung cấp cho HS những kiến thức nâng cao để thi vào đại học, cao đẳng mà

còn góp phần giáo dục cho HS việc bảo vệ môi trƣờng xanh và sạch, giáo dục

phong cách làm việc chính xác khoa học, tăng cƣờng sự hứng thú học tập bộ môn,

phát triển ở HS năng lực tƣ duy logic, biện chứng, khái quát, độc lập, tích cực sáng

tạo, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học.

Để có một hệ thống bài tập phù hợp với từng đối tƣợng học sinh, Giúp GV

tham khảo nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy thiết nghĩ là việc rất cần thiết. Chính

những lý do này mà em lựa chọn nghiên cứu đề tài “XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI

TẬP CHƢƠNG AMIN-AMINOAXIT-PROTEIN ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

CHO HỌC SINH LỚP 12” nhằm giúp học sinh nắm đƣợc các dạng bài tập và

phƣơng pháp giải, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn hóa học.

2. Mục đích nghiên cứu

Xây dựng hệ thông bài tập chƣơng Amin-Aminoaxit-Protein lớp 12

3. Nhiệm vụ

2

- Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài.

- Tìm hiểu thực trạng sử dụng bài tập hóa học hữu phần Amin-Aminoaxit Protein.

- Tìm hiểu nguyên tắc, quy trình xây dựng hệ thống bài tập hóa học dùng cho từng

loại HS.

- Xây dựng hệ thống bài tập hóa học hữu cơ lớp 12 chƣơng Amin-Aminoaxit -

Protein.

- Thực nghiệm sƣ phạm để đánh giá chất lƣợng, hiệu quả và tính khả thi của hệ

thống bài tập đã đề xuất.

- Kết luận và kiến nghị.

4. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở Trung học phổ thông

- Đối tƣợng nghiên cứu: Việc xây dựng hệ thống bài tập hóa học hữu cơ lớp 12

chƣơng “Amin-Aminoaxit-Protein”

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài.

- Nghiên cứu tài liệu lý luận dạy học có liên quan đến phƣơng pháp KT–ĐG.

- Lý luận về phƣơng pháp KT–ĐG, đi sâu về phƣơng pháp kiểm tra trắc nghiệm

khách quan.

- Quy trình KT–ĐG và phƣơng pháp xây dựng câu hỏi trắc nghịêm.

- Nghiên cứu nội dung, cấu trúc chƣơng trình Hóa hữu cơ 12 THPT.

6. Giả thiết nghiên cứu

Nếu xây dựng đƣợc hệ bài tập đa dạng, phong phú có chất lƣợng tốt và sử dụng

hợp lí trong dạy học thì sẽ phát triển đƣợc năng lực cho học sinh ở trƣờng THPT.

7. Cái mới của đề tài

- Xây dựng HTBT hóa học hữu cơ chƣơng Amin-Aminoaxit-Prontein lớp 12

- HTBT đƣợc phân dạng và định hƣớng cách giải theo chƣơng nhằm giúp HS dễ

sử dụng.

- Bài tập đƣợc phân thành 4 mục tiêu “Hiểu-Biết-Vận dụng thấp-Vận dụng cao”

- Rèn cho học sinh phƣơng pháp tự nghiên cứu, tự giải bài tập theo chủ đề.

3

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

1.1.1. Định hƣớng đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục phổ thông sau 2015

 Đối với công tác quản lý

- Từ năm 2002 bắt đầu triển khai chƣơng trình và sách giáo khoa phổ thông mới

mà trọng tâm là đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực,

chủ động, sáng tạo, rèn luyện phƣơng pháp tự học của học sinh.

- Các sở giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo các trƣờng thực hiện các hoạt động đổi

mới phƣơng pháp dạy học thông qua tổ chức các hội thảo, các lớp bồi dƣỡng, tập

huấn về phƣơng pháp dạy học, đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo cụm chuyên

môn, cụm trƣờng; tổ chức hội thi giáo viên giỏi các cấp, động viên khen thƣởng

các đơn vị, cá nhân có thành tích trong hoạt động đổi mới phƣơng pháp dạy học và

các hoạt động hỗ trợ chuyên môn khác.

- Triển khai việc “Đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học”.

Đây là hình thức sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng lấy hoạt động của học sinh làm

trung tâm, ở đó giáo viên tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến ngƣời học

nhƣ: Học sinh học nhƣ thế nào? học sinh đang gặp khó khăn gì trong học tập? nội

dung và phƣơng pháp dạy học có phù hợp, có gây hứng thú cho học sinh

không, kết quả học tập của học sinh có đƣợc cải thiện không? cần điều

chỉnh điều gì và điều chỉnh nhƣ thế nào?

- Triển khai xây dựng Mô hình trường học đổi mới đồng bộ phương pháp dạy

học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Mục tiêu của mô hình này

là đổi mới đồng bộ phƣơng pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo hƣớng khoa học,

hiện đại, tăng cƣờng mối quan hệ thúc đẩy lẫn nhau giữa các hình thức và phƣơng

pháp tổ chức hoạt động dạy học - giáo dục, đánh giá trong quá trình dạy học - giáo

dục và đánh giá kết quả giáo dục; thực hiện trung thực trong thi, kiểm tra. Góp

phần chuẩn bị cơ sở lý luận và thực tiễn về đổi mới phƣơng pháp dạy học, kiểm tra

đánh giá và quản lý hoạt động đổi mới phƣơng pháp dạy học, kiểm tra đánh giá

phục vụ đổi mới chƣơng trình và sách giáo khoa sau năm 2015.

- Triển khai thí điểm phát triển chƣơng trình giáo dục nhà trƣờng phổ thông theo

Hƣớng dẫn số 791/HD-BGDĐT ngày 25/6/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại

các trƣờng và các địa phƣơng tham gia thí điểm. Mục đích của việc thí điểm là

nhằm: (1) Khắc phục hạn chế của chƣơng trình, sách giáo khoa hiện hành, góp

phần nâng cao chất lƣợng dạy học, hoạt động giáo dục của các trƣờng phổ thông

4

tham gia thí điểm; (2) Củng cố cơ chế phối hợp và tăng cƣờng vai trò của các

trƣờng sƣ phạm, trƣờng phổ thông thực hành sƣ phạm và các trƣờng phổ thông

khác trong các hoạt động thực hành, thực nghiệm sƣ phạm và phát triển chƣơng

trình giáo dục nhà trƣờng phổ thông; (3) Bồi dƣỡng năng lực nghiên cứu khoa học

giáo dục, phát triển chƣơng trình giáo dục nhà trƣờng phổ thông cho đội ngũ giảng

viên các trƣờng/khoa sƣ phạm, giáo viên các trƣờng phổ thông tham gia thí điểm;

(4) Góp phần chuẩn bị cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn đổi mới chƣơng trình, sách

giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015.

- Triển khai áp dụng phƣơng pháp “Bàn tay nặn bột” theo hƣớng dẫn của Bộ

Giáo dục và Đào tạo tại Công văn số 3535/BGDĐT-GDTrH ngày 27/5/2013; sử

dụng di sản văn hóa trong dạy học theo Hƣớng dẫn số 73/HD-BGDĐT￾BVHTTDL ngày 16/01/2013 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể

thao và Du lịch; triển khai sâu rộng Cuộc thi dạy học các chủ đề tích hợp dành cho

giáo viên.

- Quan tâm chỉ đạo đổi mới hình thức và phƣơng pháp tổ chức thi, kiểm tra đánh

giá nhƣ: Hƣớng dẫn áp dụng ma trận đề thi theo Công văn số 8773/BGDĐT￾GDTH, ngày 30/12/2010 về việc Hƣớng dẫn biên soạn đề kiểm tra vừa chú ý đến

tính bao quát nội dung dạy học vừa quan tâm kiểm tra trình độ tƣ duy. Đề thi các

môn khoa học xã hội đƣợc chỉ đạo theo hƣớng "mở", gắn với thực tế cuộc sống,

phát huy suy nghĩ độc lập của học sinh, hạn chế yêu cầu học thuộc máy móc.

Bƣớc đầu tổ chức các đợt đánh giá học sinh trên phạm vi quốc gia, tham gia các kì

đánh giá học sinh phổ thông quốc tế (PISA). Tổ chức Cuộc thi vận dụng kiến thức

liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học; Cuộc

thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học nhằm khuyến khích

học sinh trung học nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ, kỹ thuật và vận

dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống; góp phần

thúc đẩy đổi mới hình thức tổ chức và phƣơng pháp dạy học; đổi mới hình thức và

phƣơng pháp đánh giá kết quả học tập; phát triển năng lực học sinh.

- Thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 về chống tiêu cực và

khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục và phát động cuộc vận động “Nói không

với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” đã hạn chế đƣợc

nhiều tiêu cực trong thi, kiểm tra.

 Đối với giáo viên

5

- Đông đảo giáo viên có nhận thức đúng đắn về đổi mới phƣơng pháp dạy học.

Nhiều giáo viên đã xác định rõ sự cần thiết và có mong muốn thực hiện đổi mới

đồng bộ phƣơng pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.

- Một số giáo viên đã vận dụng đƣợc các phƣơng pháp dạy học, kiểm tra đánh giá

tích cực trong dạy học; kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ

thông tin - truyền thông trong tổ chức hoạt động dạy học đƣợc nâng cao; vận dụng

đƣợc qui trình kiểm tra, đánh giá mới.

 Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

- Cơ sở vật chất phục vụ đổi mới phƣơng pháp dạy học, kiểm tra đánh giá những

năm qua đã đƣợc đặc biệt chú trọng. Nhiều dự án của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã

và đang đƣợc triển khai thực hiện trên phạm vi cả nƣớc đã từng bƣớc cải thiện

điều kiện dạy học và áp dụng công nghệ thông tin - truyền thông ở các trƣờng

trung học, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đổi mới phƣơng pháp dạy học,

kiểm tra đánh giá.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trƣơng tăng cƣờng hoạt động tự làm thiết bị dạy

học của giáo viên và học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho sự chủ động, sáng tạo

của giáo viên và học sinh trong hoạt động dạy và học ở trƣờng trung học phổ

thông.

Với những tác động tích cực từ các cấp quản lý giáo dục, nhận thức và chất

lƣợng hoạt động đổi mới phƣơng pháp dạy học, kiểm tra đánh giá của các trƣờng

trung học cơ sở đã có những chuyển biến tích cực, góp phần làm cho chất lƣợng

giáo dục và dạy học từng bƣớc đƣợc cải thiện.

1.1.2. Khái niệm về năng lực

Năng lực là một vấn đề khá trừu tƣợng của tâm lí học. Khái niệm này cho

đến ngày nay vẫn có nhiều cách tiếp cận và cách diễn đạt khác nhau.

- Theo quan điểm của những nhà tâm lí học năng lực là tổng hợp các đặc điểm,

thuộc tính tâm lí của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trƣng của một hoạt động

nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao.

- Theo Nguyễn Huy Tú “... Năng lực tự nhiên là loại năng lực đƣợc nảy sinh trên

cơ sở những tƣ chất bẩm sinh di truyền, không cần đến tác động của giáo dục và

đào tạo. Nó cho phép con ngƣời giải quyết đƣợc những yêu cầu tối thiểu, quen

thuộc đặt ra cho mình trong cuộc sống”.

Các năng lực hình thành trên cơ sở của các tƣ chất tự nhiên của cá nhân mới

đóng vai trò quan trọng, năng lực của con ngƣời không phải hoàn toàn do tự

6

nhiên mà có, phần lớn do giáo dục, tập luyện.

- Năng lực đƣợc đào tạo là những phẩm chất trong quá trình hoạt động tâm lí

tƣơng đối ổn định và khái quát của con ngƣời, nhờ nó chúng ta giải quyết đƣợc (ở

mức độ này hay mức độ khác) một hoặc một vài yêu cầu mới nào đó trong cuộc

sống” – Nguyễn Huy Tú .

- X.L.Rubinxtein cho rằng: “Năng lực là toàn bộ các thuộc tính tâm lí làm cho

con ngƣời thích hợp với một hoạt động có lợi ích xã hội nhất định”.

- Tâm lí chia năng lực thành các dạng khác nhau nhƣ năng lực chung và năng

lực chuyên môn. Năng lực đƣợc chia thành ba mức độ: năng lực, tài năng và

thiên tài.

1.1.3. Cấu trúc của năng lực [7]

-Năng lực chuyên môn (Professional competency): Là khả năng thực hiện các

nhiệm vụ chuyên môn cũng nhƣ khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một cách

độc lập, có phƣơng pháp và chính xác về mặt chuyên môn. Nó đƣợc tiếp nhận qua

việc học nội dung - chuyên môn và chủ yếu gắn với khả năng nhận thức tâm lý

vận động.

-Năng lực phƣơng pháp (Methodical competency): Là khả năng đối với những

hành động có kế hoạch, định hƣớng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ

và vấn đề. Năng lực phƣơng pháp bao gồm năng lực phƣơng pháp chung và

phƣơng pháp chuyên môn. Trung tâm của phƣơng pháp nhận thức là ngững khả

năng tiếp nhận, xử lý, đánh giá, truyền thụ và trình bày tri thức. Nó đƣợc tiếp nhận

qua việc học phƣơng pháp luận - giải quyết vấn đề.

-Năng lực xã hội (Social competency): Là khả năng đạt đƣợc mục đích trong

những tình huống giao tiếp ứng xử xã hội cũng nhƣ những nhiệm vụ khác nhau

trong sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác. Nó đƣợc tiếp nhận qua việc

học giao tiếp.

-Năng lực cá thể (Induvidual competency): Là khả năng xác định, đánh giá đƣợc

những cơ hội phát triển cá nhân, những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động

cơ chi phối các thái độ và hành vi ứng xử. Nó đƣợc tiếp nhận qua việc học cảm

xúc - đạo đức và liên quan đến tƣ duy và hành động tự chịu trách nhiệm.

Mô hình bốn thành phần năng lực trên phù hợp với bốn trụ cốt giáo dục theo

UNESCO:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!