Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng hệ chuyên gia tư vấn hướng nghiệp tại trường thpt trần cao vân
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐINH THẾ VŨ
XÂY DỰNG HỆ CHUYÊN GIA TƯ VẤN
HƯỚNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG THPT
TRẦN CAO VÂN
Chuyên ngành: Hệ thống thông tin
Mã số: 60.48.01.04
TÓM TẮT LUẬN VĂN HỆ THỐNG THÔNG TIN
Đà Nẵng – Năm 2017
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TSKH Trần Quốc Chiến
Phản biện 1: TS.Hoàng Thị Thanh Hà
Phản biện 2: PGS.TS. Lê Văn Sơn
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ Hệ thống thông tin họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 07
tháng 01 năm 2017.
* Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục phổ thông
là giúp học sinh “có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và
hướng nghiệp, có khả năng phát huy năng lực cá nhân hoặc để lựa
chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học
nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”. Với tầm quan trọng như vậy,
tháng 10 năm 2005, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành văn bản số
9971/BGD&ĐT-HSSV nhấn mạnh nội dung tư vấn hướng vào
“hướng nghiệp, chọn nghề và thông tin tuyển sinh”. Chiến lược Phát
triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 đề ra các giải pháp phát triển giáo
dục, trong đó chú trọng đến việc phát triển đội ngũ giáo viên làm
công tác TVHN: “Đảm bảo từng bước có đủ giáo viên thực hiện giáo
dục toàn diện… giáo viên tư vấn học đường và hướng nghiệp…”.
Để giúp học sinh lựa chọn đúng ngành học phù hợp với năng
lực, sở thích và điều kiện cá nhân, thì công tác tư vấn hướng nghiệp
là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, hoạt động tư vấn và giáo dục hướng
nghiệp hiện nay còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu của
học sinh. Tại trường THPT Trần Cao Vân, vấn đề hướng nghiệp còn
chưa được nhà trường quan đúng mức. Chất lượng tư vấn hướng
nghiệp chưa cao. Việc tư vấn còn mang tính chất chủ quan của cán
bộ tư vấn. Do đó, tôi thấy cần thiết thực hiện đề tài “Xây dựng hệ
chuyên gia tư vấn hướng nghiệp tại trường THPT Trần Cao
Vân” nhằm giúp cho học sinh chọn được hướng đi, nghề nghiệp phù
hợp với tính cách, năng lực bản thân mình.
2
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Hiện nay, việc hướng nghiệp đã có nhiều tổ chức xã hội quan
tâm, thực tế là có nhiều chương trình hướng nghiệp được tổ chức
như: ngày hội hướng nghiệp, báo cáo chuyên đề, tham quan trường
Cao đẳng, Đại học của các tổ chức xã hội, các trường, cơ quan truyền
thông… Tuy nhiên, những chương trình như vậy vẫn mang nặng tính
hình thức. Các trường Cao đẳng, Đại học phần lớn làm tư vấn hướng
nghiệp chỉ đơn giản là xuống các trường phổ thông quảng cáo về đơn
vị mình mà chưa có những bài trắc nghiệm về sở trường, sở đoản,
năng lực, tố chất… của từng học sinh.
Dân số tăng nhanh, thu nhập và mức sống của người dân nói
chung không đồng đều. Với sự phát triển của lĩnh vực truyền thông
và công nghệ thông tin, cùng với vấn đề hợp tác quốc tế, chính sách
đối ngoại, đối nội của Nhà nước thì cơ hội việc làm của mỗi người
không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, với việc đào tạo ngành nghề còn
nhiều bất hợp lý: “thừa thầy- thiếu thợ”, phân bố không đồng đều
giữa nông thôn, thành thị, miền núi, miền xuôi… và số người trong
độ tuổi lao động nhiều để tìm được một việc làm phù hợp không phải
là điều dễ dàng.
Hệ chuyên gia là một chương trình thông minh nhằm dạy cho
máy tính biết các hoạt động của một chuyên gia thực thụ. Dạng phổ
biến nhất của hệ chuyên gia là một chương trình gồm một
tập luật phân tích thông tin (thường được cung cấp bởi người sử dụng
hệ thống) về một lớp vấn đề cụ thể, cũng như đưa ra các phân tích về
các vấn đề đó, và tùy theo thiết kế chương trình mà đưa lời khuyên
về trình tự các hành động cần thực hiện để giải quyết vấn đề. Đây là
một hệ thống sử dụng các khả năng lập luận để đạt tới các kết luận.
3
Hệ chuyên gia đã được thiết kế và xây dựng rộng rãi để phục vụ các
lĩnh vực kế toán, y học, dịch vụ tư vấn, v.v..
3. Mục đích nghiên cứu
- Ứng dụng Hệ chuyên gia và lĩnh vực công nghệ tri thức xây
dựng hệ chuyên gia tư vấn hướng nghiệp nhằm phần nào hỗ trợ công
tác tư vấn hướng nghiệp, đồng thời giúp các người học tự định hướng
chính xác hơn về nghề nghiệp phù hợp với mình.
- Giúp cho học sinh có định hướng đúng khi chọn nghề dựa
trên cơ sở hiểu biết khoa học về nghề nghiệp, về năng lực, sở trường
của bản thân, hoàn cảnh gia đình, những yêu cầu của nghề đối với
người lao động, triển vọng phát triển của nghề ở địa phương và nhu
cầu nhân lực xã hội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ chuyên gia tư vấn hướng nghiệp
- Đối tượng phục vụ: Đề tài phục vụ cho các đối tượng sau:
Học sinh: Tư vấn đưa ra những ngành nghề thích hợp
phù hợp với năng lực, tính cách của học sinh đó.
Phụ huynh học sinh: Giúp cho con em mình có được
những lời khuyên về ngành nghề, từ đó định hướng cho
các em về ngành nghề sau này.
Nhà trường: Có những kiến thức về tư vấn hướng nghiệp
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu cách thức cải tiến và tin học hóa
quy trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh một cách khoa học.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phỏng vấn trực tiếp học sinh và thống kê số liệu.
4
- Nghiên cứu lý thuyết, nội dung để xây dựng các tập luật.
- Lựa chọn công nghệ đã có để cài đặt và thể hiện cụ thể
những kết quả của nội dung nghiên cứu.
6. Nhiệm vụ của đề tài
- Tìm hiểu về tri thức và hệ chuyên gia và các kỹ thuật suy
diễn cũng như các lĩnh vực ứng dụng.
- Tìm hiểu các ngành nghề đào tạo, nhu cầu xã hội về việc làm
và định hướng ngành nghề tương lai.
- Xây dựng chương trình trên nền tảng Windows, sử dụng
ngôn ngữ lập trình Prolog để đưa ra tư vấn hướng nghiệp cho
học sinh.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
Nghiên cứu các vấn đề về định hướng nghề nghiệp trên
cơ sở của John Holland.
Vận dụng hệ chuyên gia và tri thức tư vấn hướng nghiệp
xây dựng hệ thống tư vấn hướng nghiệp.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Đưa ra được những định hướng nghề nghiệp dựa theo
năng lực và tính cách của học sinh, giúp phát huy thế
mạnh bản thân.
Giúp giảm thiểu rủi ro trong tư vấn và chọn nghề.
Tiết kiệm thời gian trong công tác tư vấn hướng nghiệp.
Có thể sử dụng cho Trung tâm tư vấn việc làm, các đoàn,
trạm tuyển sinh của Trường.
8. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài được chia
5
thành 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận.
Chương 2: Giải pháp hệ chuyên gia và bài toán tư vấn hướng
nghiệp.
Chương 3: Cài đặt và kết quả chạy thử chương trình.
6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trong chương này, tôi trình bày các vấn đề liên quan đến cơ sở
tri thức và các vấn đề liên quan đến tri thức, hệ chuyên gia và ngôn
ngữ lập trình Prolog.
1.1. CƠ SỞ TRI THỨC VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN
TRI THỨC
1.1.1. Cơ sở tri thức
1.1.2. Phân loại tri thức
1.1.3. Biễu diễn tri thức
1.2. HỆ CHUYÊN GIA
1.2.1. Khái niệm
Hệ chuyên gia là một chương trình ứng dụng khai thác cơ sở
tri thức thu nạp từ nguồn tri thức chuyên môn dựa trên việc sử dụng
cơ chế suy diễn để giải quyết các bài toán tư vấn khó đạt trình độ cỡ
như một chuyên gia lâu năm lành nghề.
1.2.2. Đặc trưng và ưu điểm của hệ chuyên gia
a. Đặc trưng
Có bốn đặc trưng cơ bản của một hệ chuyên gia :
Hiệu quả cao
Thời gian trả lời thoả đáng
Độ tin cậy cao
Dễ hiểu
b. Ưu điểm
Phổ cập
Giảm giá thành.
7
Giảm rủi ro
Tính thường trực
Đa lĩnh vực
Độ tin cậy
Khả năng giảng giải
Khả năng trả lời
Tính ổn định, suy luận có lý và đầy đủ mọi lúc mọi nơi.
Trợ giúp thông minh như một người hướng dẫn.
Có thể truy cập như là một cơ sở dữ liệu thông minh.
1.2.3. Kỹ thuật suy diễn trong các hệ chuyên gia
Suy diễn tiến: là lập luận từ các sự kiện, sự việc để rút ra các
kết luận.
Ví dụ : Nếu thấy trời mưa trước khi ra khỏi nhà (sự kiện), thì phải lấy
áo mưa (kết luận).
Suy diễn lùi: Phương pháp suy diễn lùi tiến hành các lập luận
theo chiều ngược lại (đối với phương pháp suy diễn tiến). Từ một giả
thuyết (như là một kết luận), hệ thống đưa ra một tình huống trả lời
gồm các sự kiện là cơ sở của giả thuyết đã cho này.
1.2.4. Thiết kế hệ chuyên gia
Các bước phát triển hệ chuyên gia
(1) Quản lý dự án:
8
Hình 1.1. Quản lý dự án phát triển một hệ chuyên gia
(2) Tiếp nhận tri thức
Hình 1.2. Tiếp nhận tri thức trong một hệ chuyên gia
(3) Vấn đề phân phối
(4) Bảo trì và phát triển
1.2.5. Các lĩnh vực ứng dụng
Lĩnh vực Ứng dụng diện rộng
Cấu hình
Tập hợp thích đáng những thành phần của một hệ
thống theo cách riêng
Chẩn đoán Lập luận dựa trên những chứng cứ quan sát được
Truyền đạt Dạy học kiểu thông minh sao cho sinh viên có
9
thể hỏi vì sao, như thế nào và cái gì nếu giống
như hỏi một người thầy giáo
Giải thích Giải thích những dữ liệu thu nhận được
Kiểm tra
So sánh dữ liệu thu lượm được với dữ liệu
chuyên môn để đánh giá hiệu quả
Lập kế hoạch Lập kế hoạch sản xuất theo yêu cầu
Dự đoán Dự đoán hậu quả từ một tình huống xảy ra
Chữa trị Chỉ định cách thụ lý một vấn đề
Điều khiển Điều khiển một quá trình, đòi hỏi diễn giải, chẩn
đoán, kiểm tra, lập kế hoạch, dự đoán và chữa trị
1.3. NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PROLOG
1.3.1. Khái niệm
Prolog còn được gọi là ngôn ngữ lập trình ký hiệu tương tự các
ngôn ngữ lập trình hàm, hay lập trình phi số. Prolog rất thích hợp để
giải quyết các bài toán liên quan đến các đối tượng và mối quan hệ
giữa chúng.
1.3.2. Các kiểu dữ liệu trong Prolog
Kiểu dữ liệu
Kiểu sơ cấp Kiểu phức hợp
Hằng Biến
Số Chuỗi ký tự Nguyên tử
a. Các kiểu hằng
b. Biến
10
1.3.3. Sự kiện và luật trong Prolog
Một chương trình Prolog là một cơ sở dữ liệu gồm các mệnh
đề (clause). Mỗi mệnh đề được xây dựng từ các vị từ.
Luật là những qui tắc mà ta xác định điều kiện đúng cho chúng
1.3.4. Cú pháp và ngữ nghĩa của các chương trình Prolog