Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

XÂY DỰNG GÓI GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH KÍCH THÍCH KINH TẾ VỚI MỤC TIÊU CHỐNG SUY GIẢM TĂNG TRƯỞNG GIAI
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
XÂY DỰNG GÓI GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH
KÍCH THÍCH KINH TẾ VỚI MỤC TIÊU CHỐNG SUY GIẢM TĂNG
TRƯỞNG GIAI ĐOẠN 2009 – 2010
Trưởng ban nghiên cứu: TS. Bùi Khắc Sơn
Phó Trưởng ban: Ths. Nguyễn Lĩnh Nam
Các thành viên: Ths. Phạm Bảo Khánh
Ths. Đặng Duy Cường
Ths. Hoàng Anh Tuấn
Ths. Nguyễn Thu Phương
Nguyễn Mai Thanh
Nguyễn Thị Việt Hà
Nguyễn Xuân Khánh
Nguyễn Thanh Huệ
Hoàng Ánh Ngọc
Hà nội 12-2008
1/127
Mục lục
2.1.1 Tăng trưởng kinh tế và lạm phát...................................................................................................30
2.1.2 Xuất nhập khẩu và nhập siêu.........................................................................................................30
2.1.3 Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài......................................................................32
2.1.4 Thị trường chứng khoán................................................................................................................34
2.2 DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009-2010.........................................................................43
2.2.1 Tăng trưởng ...................................................................................................................................43
Theo dự báo của nhiều tổ chức quốc tế có uy tín, năm 2009 kinh tế thế giới sẽ tiếp tục suy thoái,
nhiều nước công nghiệp như Mỹ, Nhật Bản, một số nước EU có thể sẽ tăng trưởng âm. Các nền kinh
tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, NIEs, ... không thể duy trì được tốc độ tăng trưởng cao như
trước, thậm chí một số nước cũng tăng trưởng âm, ví dụ như Xinhgapo. Do đó, mức độ ảnh hưởng từ
cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đến Việt Nam vẫn rất nặng nề. Những yếu tố bất lợi khách quan
này, kết hợp với sự suy giảm của kinh tế nước ta trong năm 2008 sẽ làm tốc độ tăng trưởng kinh tế
năm 2009 dự kiến lạc quan ở mức khoảng 6,5% như kế hoạch của Chính phủ hay thậm chí dự báo
thấp hơn của các tổ chức quốc tế khiến cho việc hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng giai đoạn 2006-2010
ở mức trung bình 7,5%-8% của Chính phủ đề ra khó có khả năng thực hiện. .......................................43
Trong giai đoạn cuối tháng 10 và đầu tháng 12, hầu hết các Báo cáo kinh tế Việt Nam của các tổ chức
quốc tế đều đưa ra nhận định tăng trưởng kinh tế trong năm 2009 dao động từ mức 4,2% đến trên
5,2%. Điều đáng lưu ý là các dự báo trên đều sụt giảm mạnh so với các dự báo được công bố trước
thời điểm tháng 10/2008. Trong điều kiện xuất phát điểm của nền kinh tế thấp và Việt Nam đang
trong giai đoạn tăng trưởng tích lũy, việc GDP chỉ đạt mức tăng xấp xỉ 5% có thể coi là rủi ro “suy giảm
tăng trưởng” và cần có các biện pháp tích cực để tránh lâm vào tình trạng trên..................................44
Kinh tế thế giới đặc biệt là đầu tàu suy thoái Mỹ, Châu Âu và một số nước Châu Á được kỳ vọng có
thể hồi phục vào nửa cuối năm 2009, do vậy, kinh tế Việt nam năm 2010 cũng có thể đạt mức tăng
trưởng cao hơn 2009 do sự phục hồi chung của kinh tế thế giới và khu vực.........................................44
2.2.2 Lạm phát.........................................................................................................................................44
Các dự báo của các tổ chức quốc tế đều đánh giá lạc quan về lạm phát của Việt Nam trong năm 2009
và 2010. Tháng 11/2008 là tháng thứ 2 liên tiếp chỉ số giá tiêu dùng giảm so với tháng liền trước. Các
dự báo có cùng quan điểm rằng, năm 2009, lạm phát của Việt Nam sẽ giảm xuống mức xấp xỉ 10%.
Tuy nhiên các yếu tố đánh giá về giảm lạm phát chủ yếu dựa vào phán đoán về sự suy giảm kinh tế
toàn cầu dẫn đến giảm giá năng lượng và hàng hóa chứ không dựa trên tác động của chính sách
chống lạm phát. Vì vậy rủi ro tiềm ẩn lạm phát không thể loại trừ trong trường hợp thị trường dầu mỏ
và hàng hóa quốc tế có sự đảo chiều vào nửa sau của năm 2009. Bên cạnh đó, dự báo bảng trên chưa
tính tới tình huống nới lỏng mạnh chính sách tiền tệ, tăng mức bội chi ngân sách, số tiền giải ngân Gói
giải pháp tài chính kích thích kinh tế 2009-2010 cũng như hiệu quả đầu tư trong việc kích cầu...........44
Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XII đã xác định mục tiêu kiềm chế tốc độ tăng giá tiêu dùng năm 2009
dưới 15%. Khả năng đạt được mục tiêu này là tương đối cao do giá cả của nhiều loại nguyên, nhiên
2/127
liệu trên thế giới được dự báo tiếp tục giảm xuống, chính sách thắt chặt tiền tệ có điều tiết linh hoạt
được duy trì. Các phân tích cụ thể như sau:...........................................................................................45
2.2.3 Thu hút FDI......................................................................................................................................49
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mục tiêu thu hút 30 tỷ USD vốn FDI trong năm 2009 đã được đặt ra, tuy
chỉ bằng 50% vốn FDI của năm 2008 nhưng tỉ lệ vốn giải ngân trên vốn đăng kí sẽ không cao. Năm
2009, rủi ro chậm giải ngân vốn FDI vào Việt Nam là hiện hữu do một phần không nhỏ vốn FDI đăng kí
đến từ các công ty của Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore và chính họ cũng đang gặp khó khăn về vốn.
Trong năm 2010, nguồn vốn này cũng sẽ chưa thể tăng mạnh trở lại do nhiều nước kinh tế mới bắt
đầu hồi phục và đây là thời điểm họ củng cố và cơ cấu lại hoạt động nên chưa sẵn sàng cho đầu tư
lớn ra nước ngoài. Độ trễ về thời gian thực hiện vốn đăng ký của năm 2007 và 2008 có thể sẽ kéo dài
hơn trong năm 2010 và những năm tiếp theo........................................................................................49
2.2.4 Xuất nhập khẩu...............................................................................................................................49
2.2.5 Chính sách thắt chặt tiền tệ có điều tiết linh hoạt được duy trì....................................................49
2.2.6 Cán cân vãng lai và cán cân thanh toán..........................................................................................51
2.2.7 Thâm hụt ngân sách chính phủ.......................................................................................................52
2.2.8 Vấn đề an sinh xã hội......................................................................................................................53
2.3 SỰ CẦN THIẾT TRIỂN KHAI GÓI GIẢI PHÁP........................................................................................54
2.4 MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐƯỢC CỦA GÓI GIẢI PHÁP...........................................................57
Danh mục tài liệu tham khảo …………………………………………………………………. 128
3/127