Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng danh mục các sản phẩm công nghiệp chủ lực giai đoạn 2008-2015, tầm nhìn 2025 và các chính sách khuyến khích phát triển trong môi trường hội nhập
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Bé c«ng th−¬ng
vô kÕ ho¹ch
B¸o c¸o tæng kÕt ®Ò tµi
x©y dùng danh môc c¸c s¶n phÈm c«ng
nghiÖp chñ lùc giai ®o¹n 2008-2015, tÇm nh×n
2020 vµ c¸c chÝnh s¸ch khuyÕn khÝch
ph¸t triÓn trong m«i tr−êng héi nhËp
Chñ nhiÖm ®Ò tµi: ks. huúnh ®¾c th¾ng
6887
05/6/2008
hµ néi - 2007
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Lời mở đầu 3
Chương I: Một số lý luận về ngành công nghiệp chủ lực và hiện
trạng phát triển công nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2006 6
I. Lý luận về công nghiệp chủ lực 6
I.1. Khái niệm về công nghiệp chủ lực 6
I.2. Đặc điểm của ngành công nghiệp chủ lực 7
I.3. Vai trò của công nghiệp chủ lực đối với phát triển của công
nghiệp ở Việt Nam
9
I.4. Phương pháp xác định ngành công nghiệp chủ lực 10
II. Kinh nghiệm của một số nước trong việc xác định và phát
triển ngành công nghiệp chủ lực
14
II.1. Singapore 15
II.2. Malaysia 16
II.3. Nhật Bản 18
II.4. Hàn Quốc 19
II.5. Trung Quốc 20
II.6. Một số nhận xét chung 21
III. Hiện trạng phát triển công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001 -
2006 và ước thực hiện năm 2007
22
III.1. Những kết quả đạt được 22
III.2. Những hạn chế của phát triển công nghiệp, nguyên nhân của
những hạn chế
35
Chương II: Xây dựng danh mục các ngành/sản phẩm công
nghiệp chủ lực giai đoạn 2008 - 2015, tầm nhìn 2025 và định
hướng phát triển
39
I. Phạm vi lựa chọn, nguyên tắc, các tiêu chí đánh giá và phương
pháp sử dụng
39
I.1. Xác định nhóm ngành/sản phẩm công nghiệp để lựa chọn các 39
1
ngành/sản phẩm công nghiệp chủ lực
I.2. Về nguyên tắc lựa chọn 39
I.3. Hệ thống tiêu chí đánh giá sản phẩm công nghiệp chủ lực 40
I.4. Lựa chọn phương pháp xác định ngành công nghiệp chủ lực 42
II. Xây dựng danh mục các ngành/sản phẩm công nghiệp chủ
lực
42
II.1. Danh mục ngành công nghiệp chủ lực giai đoạn 2008 - 2015 43
II.2. Danh mục ngành công nghiệp chủ lực giai đoạn 2016 - 2020 50
II.3. Định hướng ngành công nghiệp chủ lực cho giai đoạn 2021 -
2025
57
III. Định hướng phát triển công nghiệp và một số ngành/sản
phẩm công nghiệp chủ lực
58
III.1. Định hướng phát triển công nghiệp đến năm 2020 58
III.2. Định hướng phát triển các ngành/sản phẩm công nghiệp chủ
lực đến năm 2015, tầm nhìn 2025
59
Chương III: Các giải pháp và chính sách khuyến khích đối với
các ngành/sản phẩm công nghiệp chủ lực
81
I. Các giải pháp chủ yếu để phát triển ngành/sản phẩm công
nghiệp chủ lực
81
I.1. Nhóm giải pháp chung đối với các doanh nghiệp 81
I.2. Các giải pháp đối với từng ngành/sản phẩm cụ thể 84
II. Các chính sách khuyến khích phát triển ngành/sản phẩm
công nghiệp chủ lực
90
II.1. Các chính sách chung 90
II.2. Các chính sách đặc thù 92
III. Tổ chức thực hiện 94
III.1. Phê duyệt chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ
lực
94
III.2. Trách nhiệm của các Bộ, ngành 94
2
III.3. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương
95
Chương IV: Kết luận và kiến nghị 95
1. Kết luận 95
2. Kiến nghị 95
Tài liệu tham khảo 96
Phụ lục 98
3
LỜI MỞ ĐẦU
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX và X của Đảng đã xác
định mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế cho đất nước là: tạo nền tảng để
đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng
hiện đại, trong đó phát triển công nghiệp được coi là nhiệm vụ trọng tâm hàng
đầu; cụ thể, đến năm 2010 tỷ trọng trong GDP của công nghiệp đạt 40 - 41%,
tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp (kể cả xây dựng) bình quân
trong 10 năm 2001 - 2010 đạt 10 - 10,5%.
Sau 6 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX, kế hoạch 5 năm 2001 - 2005
và năm đầu của kế hoạch 2006 - 2010, tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn,
thách thức rất gay gắt, nhưng với sự chỉ đạo sâu sát và kịp thời của Đảng,
Chính phủ, cùng với nỗ lực phấn đấu của các ngành các cấp, các cơ sở sản
xuất kinh doanh, nền kinh tế nước ta đã và đang tăng trưởng với nhịp độ khá
cao theo chiều hướng năm sau cao hơn năm trước.
- Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định năm 1994) năm 2006 đạt
490.080 tỷ đồng, gấp 2,47 lần so với năm 2000. Như vậy, tăng trưởng bình
quân giai đoạn 2001 - 2006 đạt 16,3%/năm, gấp 2,13 lần so với tốc độ tăng
trưởng GDP (là 7,62%/năm). Tỷ trọng công nghiệp trong GDP (theo giá thực
tế) tăng liên tục từ 31,4% năm 2000 lên 34,9% năm 2006 và dự kiến đạt
34,6% năm 2007. Nếu tính cả xây dựng thì tỷ trọng công nghiệp và xây dựng
năm 2000 là 36,7%; năm 2006 là 41,6% và dự kiến 2007 là 41,6%. Tỷ trọng
công nghiệp chế biến, chế tác tăng lên, ngành công nghiệp chế biến đã bước
đầu khai thác được các lợi thế về nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước để
nâng cao giá trị sản phẩm.
- Hoạt động xuất khẩu có những bước phát triển quan trọng: Kim ngạch
xuất khẩu cả nước năm 2006 đạt 39,826 tỷ USD, gấp 2,75 lần kim ngạch năm
2000; trong đó, riêng hàng công nghiệp đạt 30,2 tỷ USD, gấp 2,94 lần. Tỷ
trọng của hàng công nghiệp đã tăng từ 71% năm 2000 lên 76,1% năm 2006 và
dự kiến 76,3% năm 2007. Hàng hóa Việt Nam đã thâm nhập được vào một số
thị trường mới, nhất là thị trường đầy tiềm năng là Hoa Kỳ; đến năm 2005 đã
có 7 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó công nghiệp
có 5 mặt hàng (dầu thô, dệt may, giầy dép, hàng điện tử và linh kiện máy tính,
sản phẩm gỗ); cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đã có sự chuyển dịch tích cực.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được cũng còn một số mặt yếu kém
cần khắc phục, như:
- Phát triển của công nghiệp tuy đạt tốc độ cao, nhưng chưa thật vững
chắc biểu hiện ở chỗ giá trị gia tăng chưa đạt yêu cầu. Công nghiệp hỗ trợ
còn yếu và chưa có quy hoạch phát triển.
4
- Công nghiệp khai thác khoáng sản tuy đã giảm về tỷ trọng trong công
nghiệp nhưng vẫn còn lớn. Xuất khẩu khoáng sản còn chủ yếu ở dạng chưa
qua chế biến sâu nên giá trị gia tăng còn hạn chế. Ô nhiễm môi trường trong
ngành khai thác khoáng sản là nghiêm trọng.
- Sức cạnh tranh của nhiều sản phẩm còn thấp hơn sản phẩm cùng loại
của các nước trong khu vực.
- Tiến độ thực hiện của một số dự án đầu tư lớn quan trọng, nhất là thuộc
các ngành sản xuất tư liệu sản xuất, không được đảm bảo. Tốc độ đổi mới
công nghệ, thiết bị nhìn chung chưa đạt yêu cầu phát triển.
- Ngành cơ khí tuy đạt được một số thành tựu nhất định, nhưng vẫn còn
có một số chuyên ngành chưa phát huy hết tiềm năng để đáp ứng thị trường
trong nước như sản xuất thiết bị đồng bộ, phụ tùng để tự trang bị cho ngành
và các ngành kinh tế khác nhằm tiết kiệm ngoại tệ và chủ động trong đầu tư
phát triển, sản xuất máy công cụ kỹ thuật số, ngành công nghiệp hỗ trợ ....
- Việc thực hiện đầu tư theo quy hoạch chưa được thực hiện nghiêm túc.
- Khoảng cách về phát triển công nghiệp giữa các vùng đồng bằng so với
miền núi, nông thôn và thành thị còn chênh lệch lớn.
- Nhiều doanh nghiệp vẫn còn lúng túng, trông chờ vào sự bảo hộ của
Nhà nước, chưa chuẩn bị tốt cho hội nhập.
Nhằm phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những tồn tại
yếu kém trong thời gian qua, trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; duy trì tốc độ phát
triển công nghiệp cao và bền vững trong 5 năm 2006 - 2010 và đạt mục tiêu
đưa nước ta thành nước công nghiệp vào năm 2020; đồng thời triển khai thực
hiện Nghị quyết số 01/2006/NQ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2006 của Chính
phủ, Vụ Kế hoạch - Bộ Công nghiệp (nay là Vụ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ
Công Thương) xây dựng đề tài “Xây dựng danh mục các ngành công
nghiệp chủ lực giai đoạn 2008 - 2015, tầm nhìn 2025 và các chính sách
khuyến khích phát triển trong môi trường hội nhập” (Sau đây gọi tắt là Đề
tài).
Việc xây dựng Đề tài nhằm khắc phục những tồn tại yếu kém trong thời
gian qua với các mục tiêu chính sau:
- Định hướng những sản phẩm công nghiệp chủ lực cần khuyến khích
phát triển trong môi trường hội nhập.
- Huy động mọi nguồn vốn, nguồn nhân lực để tập trung đầu tư vào các
sản phẩm công nghiệp chủ lực.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp chủ lực
nói riêng và của ngành công nghiệp nói chung.
Nội dung Đề tài bao gồm:
5
- Xác định các tiêu chí lựa chọn sản phẩm công nghiệp chủ lực.
- Đề xuất danh mục các sản phẩm công nghiệp chủ lực trong giai đoạn
2008 - 2015, tầm nhìn 2025.
- Nêu định hướng phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực đến năm
2020 có xét đến khả năng phát triển đến 2025 và đề xuất các chính sách
khuyến khích phát triển.
Đề tài được xây dựng trên cơ sở các định hướng lớn của Chiến lược 10
năm phát triển kinh tế - xã hội được Đại hội IX và X của Đảng đề ra, Chiến
lược ngành công nghiệp đến năm 2020 đã trình Thủ tướng Chính phủ, các
quy hoạch ngành đã được phê duyệt...; đồng thời có tính đến tình hình thực tế
về nguồn lực và tiềm năng của đất nước, những dự báo về xu thế phát triển
kinh tế - xã hội của khu vực và thế giới. Cụ thể, Đề tài được xây dựng cho các
sản phẩm công nghiệp của Việt Nam trên cơ sở 3 nhóm ngành công nghiệp
(theo Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến 2020) là: Các ngành
đang có lợi thế cạnh tranh, nhóm ngành công nghiệp nền tảng và nhóm ngành
công nghiệp tiềm năng (xem Phụ lục 1).
Đề tài được xây dựng trên cơ sở kết hợp các phương pháp sau đây:
- Phương pháp tổng hợp (tham khảo, phân tích, tổng hợp, kế thừa những
kết quả đã có).
- Phương pháp điều tra (để xác định các tiêu chí ngành/sản phẩm công
nghiệp chủ lực).
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp xử lý thống kê, dự báo...
Chủ nhiệm đề tài
Huỳnh Đắc Thắng
6
CHƯƠNG I
MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC
VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2001 - 2006
I. LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC
I.1. Khái niệm về công nghiệp chủ lực
Khái niệm về ngành chủ lực đã được khá nhiều tài liệu nghiên cứu đưa
ra. Ở đây, nhóm nghiên cứu xin đưa ra khái niệm về ngành chủ lực theo từ
điển Wikipedia như sau:
“Key industry is the industry of primary importance to a nation's
economy. For instance, the defense industry is called a key industry since it is
crucial to maintaining a country's safety. The automobile industry is also
considered key since so many jobs are directly or indirectly dependent on it.”
Tạm dịch: Ngành công nghiệp chủ lực là ngành quan trọng hàng đầu
đối với nền kinh tế quốc gia. Ví dụ, ngành công nghiệp quốc phòng được coi
là ngành công nghiệp chủ lực vì nó gìn giữ an ninh cho đất nước. Ngành công
nghiệp ô tô cũng được coi là chủ lực vì nó tạo ra rất nhiều việc làm cả trực
tiếp và gián tiếp.
Trên cơ sở khái niệm này, nhóm nghiên cứu xin đưa ra khái niệm về
ngành công nghiệp chủ lực đơn giản và ngắn gọn như sau:
Ngành công nghiệp chủ lực (key industry) là ngành có vai trò trọng
yếu đối với sự phát triển kinh tế đất nước.
Ngoài thuật ngữ công nghiệp chủ lực, hiện nay còn có một số thuật ngữ
khác như: công nghiệp trọng điểm, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi
nhọn... Việc sử dụng các thuật ngữ này, trong một số trường hợp không hoàn
toàn đồng nhất với khái niệm "công nghiệp chủ lực".
Đối với ngành công nghiệp ưu tiên, nhóm nghiên cứu cho rằng đây là
những ngành cần phải được ưu tiên đầu tư phát triển trong một giai đoạn nhất
định nhằm đáp ứng một nhu cầu bức thiết nào đó của toàn bộ nền kinh tế.
Ngành công nghiệp trọng điểm và ngành công nghiệp mũi nhọn có ý nghĩa
tương tự như công nghiệp chủ lực, đều là những ngành có vai trò quan trọng
đối với sự phát triển kinh tế của đất nước, có khả năng cạnh tranh cao, có tiềm
năng về thị trường, và khả năng “lôi kéo” các ngành khác cùng phát triển.
Việc xác định ngành công nghiệp chủ lực có ý nghĩa quan trọng đối với
việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cũng như phát triển công
nghiệp cho từng thời kỳ, góp phần hình thành và chuyển dịch cơ cấu công
nghiệp theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
7
I.2. Đặc điểm của ngành công nghiệp chủ lực
Với nội dung khái niệm được đưa ra ở trên, có thể hiểu ngành/sản phẩm
công nghiệp chủ lực là các ngành/sản phẩm công nghiệp (hoặc nhóm sản
phẩm hẹp) đóng vai trò quan trọng, quyết định đối với việc thực hiện các mục
tiêu, nhiệm vụ đặt ra đối với từng thời kỳ nhất định.
Trên cơ sở khái niệm, chúng ta có thể thấy ngành công nghiệp chủ lực
có một số đặc điểm sau đây:
- Thứ nhất, đây là những ngành có hiệu quả cao so với các ngành khác.
Hiệu quả ở đây được hiểu là hiệu quả cả về mặt kinh tế và xã hội. Theo quan
điểm phát triển bền vững, những ngành này không chỉ đạt được hiệu quả về
mặt kinh tế mà còn phải đảm bảo được sự phát triển bền vững cho nền kinh
tế, tức là phải đảm bảo sự phát triển toàn diện của cả ba vấn đề: kinh tế, con
người và xã hội. Đây là những ngành/sản phẩm hiện đang phát triển, có giá trị
sản lượng cao và chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu các ngành công nghiệp.
- Thứ hai, những ngành công nghiệp chủ lực là những ngành có điều
kiện sớm thực hiện với chi phí đầu vào ít so với các ngành khác. Đây là ưu
thế của ngành công nghiệp chủ lực, đặc biệt trong điều kiện của các nước
đang phát triển, hoặc chậm phát triển với sự hạn chế về nguồn lực, trong khi
lại chịu sức ép do nguy cơ tụt hậu ngày càng xa so với các nước phát triển.
- Thứ ba, ngành/sản phẩm có vị trí quan trọng trong toàn ngành công
nghiệp, có khả năng chi phối và ảnh hưởng đến sự phát triển đối với nhiều sản
phẩm công nghiệp khác.
- Thứ tư, các ngành công nghiệp chủ lực có khả năng lan toả tác động
đến các ngành khác. Đây là những ngành có điều kiện phát triển, có thị trường
rộng lớn bên trong và bên ngoài và có tác động tích cực đối với các ngành,
sản phẩm khác. Trên một mức độ nào đó, các ngành, sản phẩm này cũng coi
như các ngành, sản phẩm đột phá, dẫn đầu, có tốc độ tăng trưởng cao, có tác
dụng lôi kéo các ngành khác cùng phát triển.
- Thứ năm, ngành công nghiệp chủ lực có khả năng tạo một thế đứng và
góp phần tiến đến xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ. Đây là ngành có thế
đứng vững chắc trong nền kinh tế, tức là có khả năng cạnh tranh trên thị
trường quốc tế trong điều kiện hội nhập, thể hiện ở việc chiếm lĩnh thị trường
trong và ngoài nước, được biết đến như một thế mạnh của đất nước.
- Thứ sáu, ngành công nghiệp chủ lực có thể đạt tới trình độ tiên tiến
hoặc vào hàng tiên tiến nhất trên thế giới trong khoảng thời gian không xa.
Đặc điểm này thể hiện khả năng cập nhật, chuyển giao công nghệ quốc tế để
đưa ngành công nghiệp chủ lực trở thành ngành kinh tế có trình độ về công
nghệ và quản lý ngang với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới
trong khoảng thời gian ngắn nhất so với các ngành khác, trước mắt là những
8
công nghệ đã và đang được đưa ra áp dụng, đồng thời còn góp phần thúc đẩy,
tìm kiếm các phát minh.
I.3. Vai trò của công nghiệp chủ lực đối với phát triển công nghiệp ở Việt
Nam
I.3.1. Góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế xã hội
Lựa chọn những ngành công nghiệp chủ lực là một trong những nội
dung quan trọng của Chiến lược và là cơ sở để Chính phủ và các cơ quan
quản lý đưa ra những chính sách phát triển phù hợp, nhằm đạt được mục tiêu
cao nhất đã đề ra, là mục tiêu phát triển kinh tế nhanh và mạnh. Nếu xác định
các ngành công nghiệp chủ lực không chính xác sẽ dẫn đến định hướng phát
triển công nghiệp bị sai lệch, các cơ chế chính sách phát triển được xây dựng
không hợp lý, ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
1.3.2. Giúp phát huy lợi thế so sánh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc
gia
Một trong những đặc điểm của ngành công nghiệp chủ lực là có khả
năng phát huy cao độ những lợi thế so sánh của đất nước, mà cụ thể ở đây là
cả lợi thế so sánh tĩnh và lợi thế so sánh động.
Trong điều kiện nguồn lực hạn chế, đặc biệt là nguồn lực về vốn, về
công nghệ, về tài nguyên thì bài toán lựa chọn ngành kinh tế để tập trung đầu
tư có hiệu quả, tạo cơ sở nền tảng cho sự phát triển của đất nước được đặt ra
bức thiết hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, những ngành, lĩnh vực cần tập trung
phát triển cần phải là những ngành có thể khai thác tốt những lợi thế cạnh
tranh của đất nước và có khả năng "đón đầu" rất mạnh, thể hiện ở khả năng
đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế và chất lượng phát triển (trình độ khoa
học kỹ thuật công nghệ, bảo vệ môi trường...).
1.3.3. Góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hoá và
hiện đại hoá
Lợi thế có được trong việc phát triển các ngành chủ lực là khả năng
chuyển giao công nghệ cũng như trình độ quản lý, tiến tới ngang với các nước
tiên tiến trong khu vực và trên thế giới trong thời gian không xa.
Thực chất của việc lựa chọn ngành chủ lực chính là việc tìm ra một cơ
cấu ngành hợp lý, trong đó hình thành các ngành chủ lực phát triển bền vững
nhằm khai thác tốt nội lực, tham gia có hiệu quả vào phân công lao động, hợp
tác quốc tế để đáp ứng được các mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội,
phát triển toàn diện có trọng điểm với tốc độ cao và bền vững, đảm bảo công
bằng xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái và hội
nhập vững chắc, có hiệu quả.
Như đã phân tích ở trên, những ngành công nghiệp chủ lực phải là
những ngành có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, có thể đứng ngang
hàng với các nước trong khu vực và trên thế giới trong một tương lai không
9
xa, và kéo các ngành khác cùng phát triển. Như vậy, nếu xác định đúng ngành
công nghiệp chủ lực và có cơ chế phù hợp để tạo điều kiện cho các ngành này
phát triển thì sẽ tạo ra bước đột phá trong phát triển công nghiệp, tạo sự
chuyển dịch cơ bản về cơ cấu kinh tế. Do vậy, xác định và phát triển ngành
công nghiệp chủ lực sẽ giúp đất nước đạt được những mục tiêu đã đề ra trong
kế hoạch 5 năm cũng như Chiến lược phát triển kinh tế xã hội, trong đó có
mục tiêu quan trọng là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hoá và hiện đại hoá, đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp vào
năm 2020.
I.4. Phương pháp xác định ngành công nghiệp chủ lực
1.4.1. Nhóm phương pháp xác định ngành kinh tế chủ lực trong điều kiện có
đủ thông tin
a. Phương pháp so sánh hiệu quả
Đây là phương pháp xác định ngành công nghiệp chủ lực trong điều
kiện các số liệu về chi phí sản xuất và kết quả sản xuất các sản phẩm, các
ngành kinh tế đã xác định được trong điều kiện hệ thống giá cả ổn định và
công nghệ tính toán thống nhất. Phương pháp này có thể thực hiện dễ dàng
dựa trên các bảng hướng dẫn tính toán chỉ tiêu hiệu quả kinh tế do Nhà nước
ban hành chính thức.
Ví dụ: Ở tỉnh A, qua theo dõi nghiên cứu có thể đưa vào sản xuất sản
phẩm và các ngành kinh tế sau:
STT Sản phẩm/ngành kinh tế Chi phí bỏ ra Kết quả thu được
1. Sản xuất động cơ diesel C1 K1
2 Sản xuất điện C2 K2
... ... ... ...
i Sản xuất phân bón Ci Ki
... ... ... ...
Ở bảng trên, các chi phí và kết quả phải được quy về cùng một thời
điểm để tránh các sai lệch về thời hạn xây dựng, thời hạn bỏ vốn, thời hạn
khai thác... Từ đó, ta có thể tính được hiệu quả kinh tế của ngành/sản phẩm
như sau:
i
i
i C
K
e = (i = 1,n)
Ngành có giá trị ei lớn nhất tính theo công thức trên sẽ là ngành chủ
lực. Với kết quả này, tỉnh A sẽ lập kế hoạch phát triển với mục tiêu ưu tiên
cho sự phát triển của ngành chủ lực, đảm bảo sự cân đối hài hoà trên điều
kiện đất đai, lao động, vốn, nhu cầu và thị trường.
10
Phương pháp so sánh hiệu quả là phương pháp dễ tính toán và cho kết
quả khá chính xác. Nhược điểm của phương pháp này là việc so sánh mới chỉ
là so sánh trực tiếp chưa gắn liền với bài toán phải giải lúc sau (để chọn quy
mô, tốc độ và các ràng buộc phi kinh tế khác). Phương pháp này lấy chỉ tiêu
hiệu quả là cơ sở để xác định ngành công nghiệp chủ lực. Những ngành có
hiệu quả cao là những ngành có chi phí sản xuất thấp hơn so với các ngành
khác, hoặc có cùng chi phí sản xuất thì sẽ đạt kết quả cao hơn. Với phân tích
như trên, bản thân phương pháp này đã phù hợp với nội dung của một số lý
thuyết phân tích lợi thế so sánh của David Ricardo và mô hình H - O về phát
triển ngành sản xuất mà huy động được nguồn lực sẵn có của đất nước. Đây là
cơ sở để giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả của các ngành kinh tế.
Một lưu ý quan trọng là để thực hiện được phương pháp này phải thoả
mãn điều kiện là phải có đầy đủ số liệu theo yêu cầu. Đây là khó khăn rất lớn
nếu chúng ta áp dụng phương pháp này (vì hiện nay các số liệu thống kê của
chúng ta thường không đầy đủ).
b. Phương pháp cân đối ma trận
Đây là phương pháp xác định ngành công nghiệp chủ lực trong điều
kiện cũng có đủ số liệu ban đầu chính xác nhưng hệ thống biểu thu thập số
liệu được cho dưới dạng các ma trận như dạng bảng cân đối liên ngành.
Ví dụ ta có bảng cân đối ma trận của tỉnh B năm t như sau:
STT Tên ngành và sản
phẩm
Giá trị tổng
sản lượng
Tiêu dùng nội bộ
sản xuất trong
năm của tỉnh
Sản phẩm
hàng hoá
1 Sản xuất phân bón X1 x11 (t)......x1n (t) x1 (t)
... ... ... ... ...
i Sản xuất, lắp ráp
xe máy
Xi xi1 (t)......xin (t) xi (t)
... ... ... ... ...
n Sản xuất giấy Xn Xn1 (t)......xnn (t) xn (t)
Chi phí về lao động
Lãi (lợi nhuận) cuối năm
Cộng cột = giá trị tổng sản lượng
x01 (t)......x0n (t)
L1 (t).......Ln (t)
X1 (t)......Xn (t)
- Sau đó, ta tính ma trận hệ số kỹ thuật với các phần tử là aij
Xij
x
a ij
i = (1)
Khi đó, ta được ma trận hệ số kỹ thuật của tỉnh B vào năm t là:
11
(2)
Ma trận hệ số lao động:
A0
(t) = [a 01 (t) a 02 (t)...... a 0n (t)] (3)
Thực hiện công tác dự báo và phân tích kinh tế - kỹ thuật, từ hai ma
trận A(t) và A0
(t) ta tìm tiếp các ma trận sau:
A(t+1); A(t+2); A(t+3); A(t+4)
A0
(t+1); A0
(t+2); A0
(t+3); A0
(t+4)
- Lập bảng cân đối ma trận cho năm t+1
+ Căn cứ vào số vốn đầu tư I(t+1) của năm t+1, dựa vào những dự báo
và phân tích của các chuyên gia kinh tế, tính toán cân đối về mọi mặt: lao
động, vốn, công nghệ, thị trường... để đưa ra các phương án khác nhau nhằm
phân bổ số vốn I (t+1).
+ Mỗi một phương án đầu tư (trong số m phương án) của năm t+1 sẽ
cho một kết quả tương ứng. Ví dụ: với phương án 1, sản phẩm/ngành 1 được
đầu tư thêm I (t 1) 1
1 + đồng và thu được mức tăng thêm về giá trị sản lượng là
(t 1) 1 ∆Χ1 + đồng. Khi ấy giá trị tổng sản lượng của sản phẩm/ ngành thứ nhất
theo phương án 1 năm (t+1) sẽ là:
(t 1) Χ (t) ∆Χ (t 1) 1
1
1
1
1 Χ1 + = + + (5)
Tính tương tự cho các phương án từ 1÷n ta có:
(t 1) Χ (t) ∆Χ (t 1) 1
n
1
n
1 Χn + = + +
Từ biểu thức (5), căn cứ vào ma trận (4) và áp dụng công thức (1) ta
thu được ma trận các chi phí của năm (t+1) ứng với phương án 1
1.......................................................n
X (t 1) 1
1 +
.......................
X (t 1) 1
n +
x (t 1) 1
11 + ................................. x (t 1) 1
1n +
..........................................................
x (t 1) 1
n1 + ................................ x (t 1) 1
nn +
Lao động x (t 1) 1
01 + ................................ x (t 1) 1
0n +
Từ bảng trên, đi theo cột có:
L (t 1) Χ (t 1) {x (t 1) ... x (t 1) x (t 1)} 1
01
1
n1
1
11
1
1
1
1 + = + − + + + + + + ..................
...... L (t 1) Χ (t 1) {x (t 1) ... x (t 1) x (t 1)} 1
0n
1
nn
1
1n
1
n
1
n + = + − + + + + + + (6)
Nếu đi theo dòng, ta sẽ có:
A (t) =
a11 (t). . . a1n (t)
. . . . .
an1 (t) . . ann (t)
(4)