Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây Dựng Chương Trình Giáo Dục Môi Trường Thông Qua Trò Chơi Học Tập Cho Trẻ Từ 4 5 Tuổi Tại Trường Mầm Non Tân Phong Thành Phố Lai Châu Tỉnh Lai Châu
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, giáo dục bảo vệ môi trƣờng đã trở thành nhiệm vụ quan trọng
trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trƣờng học và đƣợc quan tâm ngay từ bậc học
đầu tiên: Giáo dục mầm non. Việc đƣa Giáo dục môi trƣờng vào trƣờng mầm
non là vô cùng cần thiết, đó là một quá trình nhằm phát triển ở trẻ những hixểu
biết sơ đẳng về môi trƣờng, quan tâm đến các vấn đề môi trƣờng phù hợp với
lứa tuổi đƣợc thể hiện qua kiến thức, thái độ, kỹ năng, hành vi và trách nhiệm
của trẻ đối với môi trƣờng xung quanh. Từ đó, làm cho trẻ biết cách sống tích
cực trong môi trƣờng, thân thiện với môi trƣờng và hình thành ý thức bảo vệ
môi trƣờng ngay từ khi còn ở bậc mầm non.
Ở lứa tuổi 4 – 5 tuổi trẻ đã bắt đầu phát triển những nhận thức đầu tiên về
thế giới xung quanh, hình thành những nét nhân cách đầu tiên. Khoa học phát
triển đã chỉ ra rằng, những năm đầu đời là thời kỳ vàng cho sự phát triển của
mỗi con ngƣời, đây là giai đoạn đặt nền móng, hình thành nhân cách và phát
triển não bộ. Hơn nữa ở lứa tuổi này trẻ chuyển từ tƣ duy bằng tay, thông qua
hành động thành tƣ duy hình tƣợng, dựa vào kinh nghiệm và những hình ảnh đã
thu nhận trƣớc đó để tƣ duy, suy nghĩ; trí tƣởng tƣợng của bé cũng phát triển
mạnh mẽ thể hiện qua các trò chơi, câu chuyện, thực hành nên hoạt động chủ
đạo ở lứa tuổi này là hoạt động vui chơi. Vì vậy, đây là thời điểm thích hợp để
giáo dục cho các bé – những “mầm non tƣơng lai” của đất nƣớc có những kiến
thức, thái độ và hành vi tích cực đối với môi trƣờng.
Với đặc thù là tỉnh miền núi biên giới, nhiều dân tộc anh em sinh sống, đời
sống nhân dân còn nhiều khó khăn, việc giáo dục bảo vệ môi trƣờng là một
trong số những thách thức đối với giáo dục mầm non thành phố Lai Châu nên
vấn đề giáo dục môi trƣờng trong trƣờng mầm non còn nhiều hạn chế.
Nhận thức đƣợc những vấn đề trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Xây dựng
chương trình giáo dục môi trường thông qua trò chơi học tập cho trẻ từ 4 – 5
tuổi tại Trường mầm non Tân Phong, Thành phố Lai Châu, Tỉnh Lai Châu”.
2
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những vấn đề chung về Giáo dục môi trƣờng
1.1.1. Các định nghĩa về Giáo dục môi trƣờng
Một trong những bƣớc ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển hoạt động
Giáo dục môi trƣờng (GDMT) là Hội nghị quốc tế về GDMT trong Chƣơng
trình học đƣờng do IUCN/UNESCO tổ chức tại Nevada, Mỹ năm 1970. Hội
nghị này đã thông qua định nghĩa về GDMT nhƣ sau: “Là quá trình thừa nhận
giá trị và làm rõ khái niệm để xây dựng những kỹ năng và thái độ cần thiết giúp
hiểu biết và đánh giá đúng mối tƣơng quan giữa con ngƣời với nền văn hóa và
môi trƣờng lý sinh xung quanh mình. Giáo dục môi trƣờng cũng tạo cơ hội cho
việc thực hành để ra quyết định và tự hình thành quy tắc ứng xử trƣớc những
vấn đề liên quan đến chất lƣợng môi trƣờng”.
Định nghĩa này cho thấy GDMT đã đƣợc xem xét ở góc độ mang tính hợp
lý và gắn kết với phát triển. Vào thời điểm định nghĩa này đƣợc phát biểu, môi
trƣờng và các vấn đề về môi trƣờng chủ yếu đƣợc liên hệ với các vấn đề lý sinh
chứ chƣa quan tâm nhiều đến sinh học và chính trị. Ngôn ngữ sử dụng trong
định nghĩa này phản ánh cách nghĩ có lý lẽ, trực tiếp và có tính phát triển về
GDMT.
Định nghĩa này cũng đã chỉ rõ đối tƣợng, mục tiêu và phƣơng thức thực
hiện nhƣ sau:
- Đối tƣợng: Mối tƣơng quan giữa con ngƣời với nền văn hóa và môi
trƣờng lý sinh xung quanh mình.
- Mục tiêu: Xây dựng những kỹ năng và thái độ cần thiết giúp hiểu biết và
đánh giá đúng đối tƣợng đã nêu.
- Phƣơng thức thực hiện: Quá trình thừa nhận, làm rõ và thực hành để ra
quyết định và tự hình thành quy tắc ứng xử trƣớc những vấn đề liên quan đến
chất lƣợng môi trƣờng.
Khi cách nhìn nhận của con ngƣời về môi trƣờng có thay đổi thì kỳ vọng
của nhân loại về thành tựu của giáo dục cũng thay đổi. Ý tƣởng về mở rộng
trọng tâm của lĩnh vực giáo dục ngày càng đƣợc quan tâm hơn thể hiện bằng
3
việc chuyển hƣớng từ một quan điểm có tính chia tách thực tế thành một quan
điểm chấp nhận gắn kết tất cả các lĩnh vực lại với nhau. Nhƣ vậy, ý nghĩa và
trọng tâm của GDMT đã đƣợc mở rộng rất nhiều khi chúng ta thừa nhận rằng
mục tiêu chính của chúng ta là phát triển bền vững.
Với quan điểm và cách nhìn nhƣ vậy, một định nghĩa tƣơng đối mới về
GDMT đƣợc đƣa ra là: “GDMT là một quá trình phát triển những tình huống
dạy/học hiệu quả giúp ngƣời dạy và ngƣời học tham gia giải quyết những vấn đề
môi trƣờng liên quan, đồng thời tìm ra một lối sống có trách nhiệm và đƣợc
thông tin đầy đủ”. (Jonathon Wigley, 2000)
Định nghĩa đƣa ra khá đầy đủ và trọng tâm nhằm đạt đƣợc mục tiêu chính
là phát triển bền vững, đối tƣợng tham gia giải quyết những vấn đề môi trƣờng
liên quan đồng thời tìm ra một lối sống có trách nhiệm và đƣợc thông tin đầy đủ.
Bên cạnh đó thì phƣơng thức dạy/học đã và đang đƣợc thực hiện rất hiệu
quả cho cả ngƣời dạy và ngƣời học. Có thể nói đây là một định nghĩa đầy đủ và
dễ hiểu nhất.
Vào những thời điểm khác nhau, ý nghĩa và quan niệm về GDMT cũng có
nhiều thay đổi. Ban đầu trọng tâm còn nhỏ hẹp, tập trung nội dung dạy/học vào
môi trƣờng địa phƣơng, những mặt sinh học và địa lý khi nghiên cứu môi
trƣờng. Về sau, trọng tâm mở rộng của từng lĩnh vực giáo dục ngày càng đƣợc
quan tâm hơn, thực hiện gắn kết tất cả các lĩnh vực với nhau nhằm đạt mục tiêu
phát triển bền vững.
Những định nghĩa trên có một số điểm cơ bản chung nhƣ sau:
- GDMT nhằm thay đổi hành vi.
- Môi trƣờng học tập là chính môi trƣờng và các vấn đề có trong thực tế.
- GDMT liên quan đến việc giải quyết vấn đề và ra quyết định về cách
sống.
- Trong GDMT, việc học phải tập trung vào ngƣời học và lấy hành động
làm cơ sở.
1.1.2. Mục tiêu của Giáo dục môi trƣờng
4
Năm mục tiêu chính của GDMT đã đƣợc nhất trí và tán thành ở Hội nghị
Tbilisi (1977) đó là:
(1) Kiến thức: GDMT nhằm cung cấp cho các cá nhân và cộng đồng những
kiến thức cũng nhƣ sự hiểu biết cơ bản về môi trƣờng và mối quan hệ phụ thuộc
lẫn nhau giữa con ngƣời và môi trƣờng;
(2) Nhận thức: GDMT thúc đẩy các cá nhân, cộng đồng xã hội tạo dựng
nhận thức và sự nhạy cảm đối với môi trƣờng cũng nhƣ các vấn đề về môi
trƣờng;
(3) Thái độ: GDMT khuyến khích các cá nhân, cộng đồng xã hội tôn trọng
và quan tâm tới tầm quan trọng của môi trƣờng, thúc giục họ tham gia tích cực
vào việc cải thiện và bảo vệ môi trƣờng;
(4) Kỹ năng: GDMT cung cấp các kỹ năng trong việc xác định, dự đoán,
ngăn ngừa và giải quyết các vấn đề môi trƣờng;
(5) Sự tham gia: GDMT cung cấp cho các cá nhân và cộng đồng xã hội cơ
hội tham gia tích cực trong việc giải quyết các vấn đề môi trƣờng cũng nhƣ đƣa
ra các quyết định môi trƣờng đúng đắn.
1.1.3. Nguyên tắc của giáo dục môi trƣờng
Theo những nguyên tắc đã đƣợc nhất trí ở Tbilisi (1977), GDMT cần: Thứ
nhất: Coi môi trƣờng là một tổng thể. Xem xét môi trƣờng ở mọi khía cạnh: tự
nhiên, nhân tạo, công nghệ và xã hội (kinh tế, kỹ thuật, lịch sử - văn hóa, đạo
đức, thẩm mỹ). Thứ hai: Là một quá trình giáo dục liên tục và lâu dài, bắt đầu từ
trƣớc tuổi đến trƣờng và tiếp tục trong suốt thời kỳ trƣởng thành ở tất cả các khu
vực chính quy và phi chính quy. Thứ ba: Có cách tiếp cận liên ngành, đƣợc hình
thành trên cơ sở nội dung riêng của từng ngành, môn học để hình thành nên
những quan điểm hoàn chỉnh, cân bằng và có tính hệ thống. Thứ tư: Xem xét
những vấn đề môi trƣờng cơ bản trên quan điểm của cấp địa phƣơng, cấp quốc
gia, cấp vùng và cấp toàn cầu để học sinh có thể đánh giá đúng về điều kiện môi
trƣờng ở những khu vực địa lý khác nhau. Thứ năm: Tập trung vào tình hình
môi trƣờng hiện nay và tƣơng lai có xét đến bối cảnh lịch sử. Thứ sáu: Đề cao
5
giá trị và sự cần thiết của việc hợp tác ở cấp địa phƣơng, quốc gia và quốc tế
trong việc phòng chống và giải quyết các vấn đề môi trƣờng.
1.2. Giáo dục bảo vệ môi trƣờng trong trƣờng mầm non
1.2.1. Vai trò và vị trí của Giáo dục môi trƣờng cho trẻ em mầm non
Giáo dục mầm non (GDMN) nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân,
GDMN là cơ sở quan trọng đặt nền móng ban đầu cho việc hình thành nhân
cách con ngƣời Việt Nam.
Giai đoạn từ 0 – 6 tuổi là giai đoạn rất quan trọng của cuộc đời mỗi con
ngƣời. Trong giai đoạn này, trẻ phát triển rất nhanh về các mặt thể chất, nhận
thức và tình cảm. Các mối quan hệ xã hội, những nét tính cách, phẩm chất và
các năng lực chung ... nếu không đƣợc hình thành ở trẻ trong lứa tuổi này thì
khó có cơ hội để hình thành ở các lứa tuổi sau.
Vì vậy, giáo dục bảo vệ môi trƣờng (GDBVMT) là một vấn đề cấp bách có
tính toàn cầu, cần đƣợc giáo dục cho tất cả mọi ngƣời và phải bắt đầu ngay từ
lứa tuổi mầm non. Trẻ ở lứa tuổi mầm non rất thích hoạt động, thích tiếp xúc với
thiên nhiên và cuộc sống xung quanh, dễ hấp thụ và hình thành những thói quen,
nề nếp, thái độ ứng xử có văn hóa, gần gũi với môi trƣờng sống xung quanh, đó
là yếu tố thuận lợi cho GDBVMT. Cần cho trẻ tiếp xúc, làm quen sớm với môi
trƣờng thiên nhiên, giúp trẻ phát triển đƣợc những kỹ năng quan sát, giáo dục
đƣợc quan niệm đúng đắn về môi trƣờng, đánh giá những hiện trạng môi trƣờng.
Qua đó, giáo dục trẻ tình yêu thiên nhiên, sống hòa nhập với thiên nhiên, quan
tâm đến thế giới xung quanh; giáo dục trẻ thái độ trân trọng, bảo vệ, giữ gìn các
cây, con có ích, mong muốn có môi trƣờng tự nhiên tƣơi đẹp, đó cũng là mục
tiêu tất yếu của GDMT.
Vai trò của GDMT cho trẻ mầm non là rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn,
góp phần đặt nền móng ban đầu cho việc hình thành nhân cách con ngƣời. Vì
vậy, phải biết khuyến khích kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia vào
các hoạt động quan sát, tìm hiểu, khá phá môi trƣờng, đáp ứng đƣợc tính tò mò,
nhu cầu tìm tòi, ham hiểu biết của trẻ. Qua đó, giúp trẻ hiểu biết về môi trƣờng,
rèn luyện kỹ năng giữ gìn bảo vệ môi trƣờng (BVMT) và có thái độ, hành vi
6
thân thiện, gần gũi với môi trƣờng, yêu quý, tôn trọng môi trƣờng, mong muốn
đƣợc tham gia cải thiện môi trƣờng. (Lê Văn Khoa, 2009)
1.2.2. Sự cần thiết giáo dục môi trƣờng trong trƣờng mầm non
Để đảm bảo cho con ngƣời đƣợc sống trong một môi trƣờng lành mạnh thì
việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng đƣợc hình thành và rèn luyện từ rất sớm,
từ lứa tuổi mầm non giúp con trẻ có những khái niệm ban đầu về môi trƣờng
sống của bản thân mình nói riêng và con ngƣời nói chung là cần thiết. Từ đó biết
cách sống tích cực với môi trƣờng nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ
thể và trí tuệ.
Trẻ em là tƣơng lại của đất nƣớc, là một phần không nhỏ của dân số cả
nƣớc, do đó cần giáo dục để trẻ góp công sức bảo vệ môi trƣờng. Theo thống kê
của Vụ Kế hoạch Tài chính – Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2016, hệ thống giáo
dục mầm non trên cả nƣớc có 14203 trƣờng với 4425478 trẻ theo học (năm học
2016 – 2017). Nếu thực hiện tốt giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho trẻ thì đây là
một lực lƣợng cùng tham gia bảo vệ môi trƣờng và tuyên truyền bảo vệ môi
trƣờng đến những ngƣời xung quanh. Mặt khác, trong tƣơng lai, trẻ em cũng là
thế hệ kế thừa, gìn giữ và bảo vệ môi trƣờng, gánh vác trách hiệm chính xây
dựng đất nƣớc phát triển bền vững.
Hơn nữa việc giáo dục môi trƣờng từ lứa tuổi mầm non là hết sức cần
thiết, ở gian đoạn này là giai đoạn đặt nền móng cho những nhận thức và hành
động sau này của trẻ. Do đó, đây là thời điểm thích hợp để giáo dục ý thức bảo
vệ môi trƣờng cho trẻ ở quy mô lớn.
1.3. Giáo dục môi trƣờng cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trƣờng mầm non
Giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho trẻ mầm non với sự lồng ghép hài hòa về
nội dung giáo dục là cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về môi trƣờng
phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm tạo ra thái độ, hành vi đúng của
trẻ đối với môi trƣờng xung quanh.
1.3.1. Mục tiêu của Giáo dục môi trƣờng đối với trẻ mầm non
a. Kiến thức