Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây Dựng Chương Trình Giám Sát Đa Dạng Sinh Học Các Loài Động Vật Quan Trọng Tại Khu Bttn Thượng Tiến Tỉnh Hòa Bình
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn
gốc.
Hà Nôi, ng ̣ ày tháng năm 2015
Tác giả luận văn
Nguyễn Quang Hà
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi luôn nhận
được sự quan tâm của cơ quan, nhà trường, sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, các
đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Đồng
Thanh Hải, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi thực hiện đề tài và hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong Ban lãnh đạo Trường Đại
học Lâm nghiệp, phòng đào tạo sau đại học và các thầy cô giáo trong Khoa Quản lý
bảo vệ tài nguyễn rừng đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu để có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Tôi xin trân trọng cám ơn lãnh đạo Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp, đặc
biệt là lãnh đạo Ban quản lý dự án KfW7 Trung ương và các bạn bè, đồng nghiệp đã
tạo điều kiện hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cám ơn Ông Quý – Giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên
Thượng Tiến và các cán bộ phòng khoa học, các cán bộ làm việc tại Khu bảo tồn,
Ban lãnh đạo và nhân dân các xã Thượng Tiến, Kim Tiến, Quý Hòa... đã tận tình
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu, đi thực địa và thực hiện đề tài này
tại địa phương.
Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè đã tạo điều
kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2015
Tác giả luận văn
Nguyễn Quang Hà
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan................................................................................................................i
Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii
Danh mục từ viết tắt....................................................................................................v
Danh mục bảng ..........................................................................................................vi
Danh mục hình ..........................................................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................................3
1.1. Trên Thế giới ....................................................................................................3
1.2. Giám sát đa dạng sinh học ở Việt Nam ............................................................4
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.......................................5
1.3.1. Sự cần thiết của giám sát đánh giá đa dạng sinh học......................................5
1.3.2. Phân tích xác định nhu cầu giám sát đánh giá ĐDSH ......................................6
1.3.3. Một số nguyên tắc định hướng điều tra, giám sát đa dạng sinh học.................6
1.3.4. Nội dung của điều tra giám sát đa dạng sinh học..............................................9
1.3.5. Phương pháp xác định nhu cầu giám sát, đánh giá ĐDSH .............................10
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU..........................................................................................................12
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................12
2.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................12
2.2.1 Mục tiêu tổng quát ...........................................................................................12
2.2.2 Mục tiêu cụ thể.................................................................................................12
2.3. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................12
2.4. Các phương pháp giám sát đánh giá ...............................................................13
Chương 3. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU..........................................................................................................21
3.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ...................................................................21
3.1.1. Quyết định thành lập .......................................................................................21
iv
3.1.2. Vị trí địa lý, diện tích và ranh giới..................................................................21
3.1.3. Địa hình, địa thế ..............................................................................................22
3.1.4. Khí hậu, thuỷ văn ............................................................................................23
3.1.5. Địa chất, thổ nhưỡng.......................................................................................24
3.1.6. Hiện trạng quy hoạch sử dụng đất...................................................................25
3.1.7. Tài nguyên rừng ..............................................................................................25
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...............................................................................26
3.2.1. Dân số, dân tộc................................................................................................26
3.2.2 Về kinh tế .........................................................................................................26
3.2.3. Cơ sở hạ tầng...................................................................................................27
3.2.4. Văn hóa xã hội ................................................................................................27
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................29
4.1. Thành phần các loài chim, thú quan trọng được ghi nhận ở Khu bảo tồn
Thượng Tiến ..........................................................................................................29
4.2. Danh sách các loài chim, thú quan trọng được lựa chọn giám sát .................32
4.3. xây dựng bộ chỉ số giám sát ...........................................................................42
4.3.1. Bộ chỉ số giám sát và các tiêu chí giám sát .................................................42
4.3.2. Bộ chỉ số giám sát đe dọa tác động vào môi trường sống của các loài chim,
thú............................................................................................................................444
4.4. Hệ thống tuyến giám sát các loài chim, thú quan trọng tại Thượng Tiến ......45
4.5. Xây dựng kế hoạch giám sát các loài chim, thú quan trọng cho KBTTN......52
4.6. Đề xuất các giải pháp cho kế hoạch giám sát các loài chim, thú quan trọng
trong KBTTN.........................................................................................................55
4.6.1. Hiện trạng công tác quản lý ............................................................................55
4.6.2. Đề xuất giải pháp cho xây dựng kế hoạch giám sát........................................56
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................59
5.1. Kết luận...........................................................................................................59
5.2. Khuyến nghị....................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
BQL Ban quản lý
CITES
Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã
nguy cấp.
CR Rất nguy cấp (Critically Endangered)
ĐDSH Đa dạng sinh học
EN Nguy cấp (Endangered)
IB Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại
IIB Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
IPGRI Viện tài nguyên Di truyền Quốc Tế
IUCN
Danh Lục đỏ các loài có nguy cơ bị diệt vong của Hiệp hội Bảo vệ
Thiên nhiên thế giới
KBTTN Khu bảo tồn
KBTTN
TN
Khu bảo tồn thiên nhiên
LC Ít quan tâm (Least Concern)
NĐ 32 Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính Phủ
NE Chưa đánh giá
NT Sắp bị đe dọa (Near Threatened)
SĐVN SÁCH ĐỏViệt Nam
TCN Trước công nguyên
TNTN Tài nguyên thiên nhiên
UNCED Hội nghị Liên hiệp quốc về Môi trường và phát triển bền vững
UNEP Chương trình môi trường liên hợp quốc
UNESC
O
chương trình phát triển Giáo dục khoa học và văn hóa Liên Hợp
Quốc
VQG Vườn quốc gia
VU Sắp nguy cấp (Vulnerable)
WWF Quỹ Quốc Tế Bảo Vệ Thiên Nhiên
vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Stt Tên bảng Trang
2.1 Phiếu giám sát các loài thú theo tuyến 17
2.2 Phiếu giám sát các loài chim theo tuyến 17
2.3 Phiếu ghi nhận các tác động của con người 18
3.1 Diện tích các loại đất 25
4.1 Danh sách các loài thú quý hiếm ở KBTTN Thượng Tiến 29
4.2 Danh sách các loài chim quý hiếm ở KBTTN Thượng Tiến 30
4.3 Danh sách các loài động vật quan trọng theo tiêu chí giám sát 33
4.4 Các chỉ thị giám sát và chỉ số giám sát 42
4.5 Bảng chứng cứ tác động và các mô tả chi tiết 44
4.6 Các khu vực lựa chọn thực hiện kế hoạch giám sát 46
vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Stt Tên hình Trang
3.1 Bản đồ quy hoạch Khu BTTN Thượng Tiến 22
4.1 Khỉ vàng 40
4.2 Sóc bụng đỏ 40
4.3 Khỉ mốc 40
4.4 Sóc đen 41
4.5 Gà lôi trắng 41
4.6 Chích chòe lửa 41
4.7 Bản đồ các tuyến giám sát KBTTN Thượng Tiến 47
4.8 Sơ đồ tổ chức bộ máy KBTTN Thượng tiến 56
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bảo tồn đa dạng sinh học được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng
và trọng tâm đối với sự phát triển ở Việt Nam và trên thế giới, là một trong những
chiến lược quan trọng để duy trì nền kinh tế phát triển bền vững đa dạng và đồng
thời duy trì các lợi ích về xã hội môi trường. Tuy nhiên với sự phát triển nhanh
chóng của nền kinh tế xã hội cùng với sự quản lý tài nguyên sinh học còn yếu kém đã
làm cho đa dạng sinh học tại Việt Nam ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng. Sự mất
mát về đa dạng sinh học hiện nay là rất đáng lo ngại, nhiều loài động thực vật quý
hiếm bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng mà nguyên nhân chủ yếu là do con người
sử dụng tài nguyên không hợp lý. Do đó, việc quản lý tài nguyên và bảo tồn đa dạng
sinh học rất cần thiết và cấp bách hiện nay. Các hoạt động quản lý, sử dụng và bảo
tồn bền vững đa dạng sinh học rừng còn được hiểu là quản lý, sử dụng rừng bền
vững, trong đó giám sát đa dạng sinh học rừng là một hoạt động cần thiết để có cơ
sở đưa ra các chính sách và các hoạt động bảo tồn hợp lý.
Nhận thức được giá trị to lớn và tầm quan trọng của đa dạng sinh học, năm
1992 Việt Nam đã phê chuẩn công ước quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học. Năm
2014, Thủ tướng chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học
của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được xây dựng và phê duyệt
triển khai.
Khu Bảo tồn Thiên nhiên Thượng Tiến, Hòa Bình nằm ở vùng sinh thái Tây
Bắc Việt Nam nơi có nhiều hệ sinh thái đặc biệt và cũng là vùng phân bố quan trọng
của nhiều loài động, thực vật quan trọng của Việt Nam. Theo kết quả điều tra đa
dạng sinh học của Đỗ Tước, Võ Quý và cs (2012) kết quả đã ghi nhận được năm
kiểu quần xã thực vật chính, bao gồm cả các quần xã thực vật tự nhiên ít bị tác
động, bị tác động nhiều và cả quần xã thực vật được hình thành do con người tạo ra.
Đây cũng là các quần xã thực vật đặc trưng nhất hình thành nên thảm thực vật của
khu bảo tồn. Kết quả của đợt điều tra đã thống kê được được 648 loài thuộc 397 chi,
144 họ, 4 ngành thực vật bậc cao có mặt. Trong số đó, có 39 loài có tên trong Nghị
định 32/2006/NĐ-CP, SÁCH ĐỏViệt Nam, Danh Lục Đỏ IUCN (2011).