Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng chiến lược phát triển thị trường của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội
MIỄN PHÍ
Số trang
52
Kích thước
384.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1844

Xây dựng chiến lược phát triển thị trường của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Bài tập cá nhân Quản trị chiến lược

Trước kia trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung các doanh nghiệp hoạt động

theo các chỉ tiêu, kế hoạch do Nhà nước đặt ra do vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh

chưa cao. Mặt khác do sản xuất không đáp ứng được nhu cầu nên việc phát triển thị

trường không được các doanh nghiệp quan tâm và chú trọng. Nhiệm vụ của các doanh

nghiệp lúc này là hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.

Ngày nay trong nền kinh tế thị trường quyền tự chủ kinh doanh được trao cho

các doanh nghiệp, các doanh nghiệp có điều kiện để phát huy sức sáng tạo, năng lực

của mình để thoả mãn tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng. Hơn thế nữa nền kinh tế

Việt Nam đang trong xu thế hội nhập toàn cầu, đã gia nhập khu vực mậu dịch tự do

(AFTA), diễn đàn hợp tác châu Á Thái Bình Dương (APEC), tổ chức thương mại thế

giới (WTO). Vì vậy môi trường kinh doanh có sự cạnh tranh gay gắt, khốc liệt, mỗi

ngành, mỗi doanh nghiệp phải tìm ra cho mình một hướng đi đúng phù hợp với yêu cầu

thực tế và thích nghi được với sự biến đổi của thị trường. Yêu cầu đó đặt ra cho mỗi

doanh nghiệp, công ty phải tự hoàn thiện mình để đạt hiệu quả cao nhất đồng thời có

thể làm chủ trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình.

Chiến lược kinh doanh là một công cụ có thể biến những mục tiêu, dự định của

doanh nghiệp trở thành hiện thực, hoặc điều chỉnh những hướng đi của doanh nghiệp

phù hợp với môi trường kinh doanh đầy biến động. Công ty TNHH Nhà nước một

thành viên cơ khí Hà Nội là một thực thể kinh tế cũng hoạt động trong môi trường kinh

doanh như vậy. Việc tách ra khỏi môi trường kinh doanh là không thể. Để có được thế

chủ động trong kinh doanh, chủ động trong sản xuất, nắm bắt được nhu cầu của người

tiêu dùng, dự đoán và chớp được thời cơ kinh doanh trên thị trường chỉ trong thoáng

chốc cũng đủ làm thay đổi số phận và vị thế của công ty thì chiến lược phát triển thị

trường sẽ phần nào đó hỗ trợ tích cực cho công ty thực hiện mục tiêu kinh doanh của

mình.

Nhận thấy tầm quan trọng của thị trường đối với các công ty, đặc biệt là thị trường

đầu ra cho các sản phẩm. Em đã chọn đề tài: "Xây dựng chiến lược phát triển thị

trường của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội trong giai

đoạn 2005-2015"

Nguyễn Thị Phương Vi Trang 1

Bài tập cá nhân Quản trị chiến lược

PHẦN 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

1.1. Khái niệm về quản trị chiến lược

Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về chiến lược nhưng các khái niệm

đó đều có chung một số nội dung được mọi người thừa nhận. Theo đó quản trị

chiến lược là quá trình nghiên cứu, phân tích môi trường kinh doanh bên trong

cũng như bên ngoài, trong hiện tại cũng như các triển vọng của tương lai; xác

lập các nhiệm vụ chức năng và xây dựng hệ thống mục tiêu cần theo đuổi; hoạch

định, thực hiện và kiểm tra, điều chỉnh chiến lược nhằm giúp cho tổ chức vận

dụng hữu hiệu các nguồn lực và tiềm năng của tổ chức để đạt được những mục

tiêu mong muốn. Nội dung chủ yếu của quá trình quản trị chiến lược bao gồm ba

giai đoạn là: hoạch định chiến lược, tổ chức thực hiện chiến lược và kiểm tra

đánh giá, điều chỉnh chiến lược.

1.2. Vai trò, ý nghĩa của quá trình thực hiện quản trị chiến lược

Trong điều kiện biến động của môi trường kinh doanh hiện nay, hơn bao giờ

hết, chỉ có một điều mà các công ty có thể biết chắc chắn, đó là sự thay đổi. Quá

trình quản trị chiến lược như là một hướng đi, một hướng đi giúp các tổ chức

này vượt qua sóng gió trong thương trường, vươn tới một tương lai, bằng chính

nỗ lực và khả năng của nó. Đây là kết quả của sự nghiên cứu khoa học trên cơ sở

thực tiễn kinh doanh của rất nhiều công ty. Nó thực sự là một sản phẩm của khoa

học quản lý, bởi lẽ nếu các tổ chức xây dựng được một quá trình quản trị tốt, họ

sẽ có một chỗ dựa tốt để tiến lên phía trước. Tuy vậy, mức độ thành công còn

phụ thuộc vào năng lực triển khai, sẽ được đề cập trong phần áp dụng chiến

lược, chính nó thể hiện một nghệ thuật trong quản trị.

Quá trình quản trị chiến lược dựa vào quan điểm là các công ty theo dõi một

cách liên tục các sự kiện xảy ra cả trong và ngoài công ty cũng như các xu

hướng để có thể đề ra các thay đổi kịp thời. Cả số lượng và mức độ của những

thay đổi tác động mạnh đến các công ty đã tăng lên nhanh chóng trong thời gian

vừa qua. Để có thể tồn tại, tất cả cá tổ chức bắt buộc phải có khả năng thay đổi

và thích ứng với những biến động. Quá trình quản trị chiến lược được xây dựng

nhằm mục tiêu giúp công ty tập trung thích ứng một cách tốt nhất đối với những

thay đổi trong dài hạn.

Quản trị chiến lược giúp cho một tổ chức có thể chủ động hơn thay vì bị động

trong việc vạch rõ tương lai của mình; nó cho phép một tổ chức có thể tiên

phong và gây ảnh hưởng trong môi trường nó hoạt động (thay vì chỉ phản ứng

lại một cách yếu ớt), và vì vậy, vận dụng hết khả năng của nó để kiểm soát môi

Nguyễn Thị Phương Vi Trang 1

Bài tập cá nhân Quản trị chiến lược

trường, vượt khỏi những gì thiên kiến. Vì lẽ đó, chính những người điều hành

doanh nghiệp, từ chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc tới những ban giám

đốc của rất nhiều tổ chức kinh doanh hoặc hoạt động phi lợi nhuận đều phát hiện

ra và nhận thức được quản trị chiến

lược. Về lịch sử, ý nghĩa cơ bản của quản trị chiến lược là giúp đỡ cho các tổ

chức tạo ra được các chiến lược tốt hơn thông qua việc vận dụng một cách bài

bản hơn, hợp lý hơn và tiếp cận tốt hơn đối với những sự lựa chọn chiến lược.

Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng đóng góp của quản trị chiến

lược vào quá trình thực hiện quan trọng hơn nhiều so với sự đóng góp trong việc

ra các quyết định hay các văn bản đơn lẻ.

Quản trị chiến lược tạo cho mỗi người những nhận thức hết sức quan trọng.

Mục tiêu chủ yếu của quá trình này chính là đạt được sự thấu hiểu và cam kết

thực hiện cả trong ban giám đốc cũng như trong đội ngũ người lao động. Vì lẽ

đó, lợi ích quan trọng nhất mà quản trị chiến lược đem lại chính là sự hiểu thấu

đáo, và kế đó là sự cam kết thực hiện. Một khi mọi người trong doanh nghiệp

hiểu rằng doanh nghiệp đó đang làm gì và tại sao lại như vậy họ cảm thấy họ là

một phần của doanh nghiệp. Họ sẽ tự cam kết ủng hộ nó. Người lao động và ban

giám đốc sẽ trở nên năng động lạ thường và họ hiểu, ủng hộ những việc, sứ

mệnh, các mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp giúp cho mọi người tăng

thêm sức lực và nờ đó họ phát huy hết những phẩm chất và năng lực cá nhân của

mình, đóng góp cho sự phát triển doanh nghiệp.

Ngày càng nhiều tổ chức tập trung vào quá trình quản trị chiến lược và nhận

ra được sự cần thiết phải có sự tham gia của các cấp quản trị bên dưới cũng như

của những người làm công. Kế hoạch nhân sự được lập ra từ bên trên đang được

thay thế bằng những kế hoạch nhân sự của các giám đốc bộ phận. Hoạt động này

không chỉ còn gói gọn trong suy nghĩ của các đơn vị trong ban giám đốc hay trên

giấy tờ mà giờ đây nó đã trở thành suy nghĩ của mỗi nhà quản trị. Thông qua

những đóng góp trong quá trình này, các nhà quản trị từ mọi cấp trở thành những

người chủ thực sự của chiến lược. Sự đồng sở hữu chiến lược chính là chìa khóa

cho sự thành công của các doanh nghiệp hiện nay.

Lợi ích do quản trị chiến lược đem lại có thể chia làm hai loại: lợi ích tính

thành tiền và lợi ích không tính được thành tiền.

* Lợi ích thành tiền

Nguyễn Thị Phương Vi Trang 1

Bài tập cá nhân Quản trị chiến lược

Thực tế cho thấy khi công ty sử dụng những nguyên tắc về chiến lược thành

công hơn nhiều so với những tổ chức không áp dụng nó. Một cuộc điều tra kéo

dài hơn 3 năm tại 101 công ty bán lẻ, dịch vụ và sản xuất đã cho ra kết luận là

những công ty áp dụng quản trị chiến lược đã có được sự tăng lên đáng kể về

doanh số, lợi nhuận và năng suất so với những doanh nghiệp không có những hệ

thống công tác kế hoạch, không áp dụng quản trị chiến lược. Một nghiên cứu

khác cho thấy 80% những thành công đạt được của các công ty là nhờ những

điều chỉnh trong định hướng quản trị chiến lược của công ty. Trong nghiên cứu

tác giả Cook và Ferris đã ghi lại hoạt động thực tế, hiệu quả tại các công ty phản

ánh sự linh hoạt trong chiến lược và sự tập trung vào các mục tiêu dài hạn.

Chính việc vận dụng quản trị chiến lược đã đem lại cho các công ty thành công

hơn, có tầm nhìn xa hơn trong tương lai, đó là đoán trước được những xu hướng

chứ không chỉ đơn thuần là những sự việc xảy ra trong ngắn hạn; nó cũng giúp

cho các công ty thực hiện tốt hơn những mục tiêu trong ngắn hạn. Và thành quả

thu được dễ nhận thấy chính là những con số về doanh thu và lợi nhuận, thị phần

và mức độ gia tăng về giá trị cổ phiếu công ty trên thị trường chứng khoán.

* Lợi ích không thành tiền

Những con số, những thành tựu thu được về mặt tài chính không phải là tất cả

những gì thu được từ việc áp dụng quản trị chiến lược một cách hiệu quả. Những

lợi ích thu được còn là những lợi ích vô hình, không đo được bằng tiền, nhưng

vô cùng quan trọng và nó mang tính chất sống còn với công ty như sự nhạy cảm

đối với những thay đổi của môi trường, sự am hiểu hơn về chiến lược của các

đối thủ cạnh tranh, nâng cao đường năng suất người lao động, làm giảm bớt

những e ngại đối với thay đổi, việc hiểu rõ hơn về thực hiện đãi ngô. Quản trị

chiến lược làm tăng thêm khả năng ngăn chặn những nguy cơ của doanh nghiệp

bởi lẽ nó khuyến khích sự trao đổi giữa các nhà quản lý tại mọi bộ phận, các cấp

chức năng. Sự trao đổi giúp cho mọi người ý thức được những mục tiêu của

công ty, cùng chia sẻ những mục tiêu cần đạt tới của tổ chức, trao quyền cho mỗi

người trong việc phát triển sản phẩm và dịch vụ, đồng thời ghi nhận những đóng

góp của họ. Sự thức tỉnh của người lao động trong công việc sẽ đem lại thành

quả không ngờ, năng suất lao động tăng tới 200%.

Quản trị chiến lược giúp cho doanh nghiệp, những người quản lý cũng như nhân

viên có cách nhìn dài hạn và hướng thiện hơn, nó cũng có thể làm sống lại niềm

tin vào chiến lược đang được áp dụng hoặc chỉ ra sự cần thiết phải có sự sửa đổi.

Quá trình quản trị chiến lược còn cung cấp cơ sở cho việc vạch ra và lý giải về

Nguyễn Thị Phương Vi Trang 1

Bài tập cá nhân Quản trị chiến lược

nhu cầu cần có sự thay đổi cho ban giám đốc và mọi người trong công ty. Nó

giúp cho họ nhìn nhận những thay đổi như là cơ hội mới chứ không phải là mối

đe dọa.

Quản trị chiến lược đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích sau:

1. Giúp nhận dạng, sắp xếp ưu tiên và tận dụng các cơ hội.

2. Đưa ra cách nhìn thực tế về các khó khăn của công tác quản trị.

3. Đưa ra một đề cương cho việc phát triển đồng bộ các hoạt động và điều khiển.

4. Làm tối thiểu hóa các rủi ro.

5. Giúp cho các quyết định chủ chốt phục vụ tốt hơn cho việc đề ra các mục tiêu.

6. Giúp cho sự phân bổ tốt hơn thời gian và nguồn lực cho cơ hội đã được xác

định.

7. Cho phép giảm thời gian và nguồn lực cần thiết để sửa đổi những lỗi lầm và

các quyết định thời điểm.

8. Tạo ra khung sườn cho mối liên hệ giữa các cá nhân trong nội bộ công ty.

9. Giúp kết hợp những hành vi đơn lẻ thành một nỗ lực chung.

10. Cung cấp cơ sở cho việc làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân.

11. Đem lại sự khuyến khích cho những suy nghĩ tiến bộ.

12. Mang lại cách thức hợp tác, gắn bó và hăng say trong việc xử lý các vấn đề

cũng như các cơ hội.

13. Khuyến khích thái độ tích cực đối với sự thay đổi.

14. Đem lại một mức độ kỷ luật và sự chính thức đối với công tác quản trị trong

công ty.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị chiến lược

1.3.1) Môi trường vĩ mô:

Môi trường vĩ mô bao gồm những yếu tố tác động đến đơn vị một cách toàn

diện, đặc điểm hoạt động của đơn vị đó. Nó được xác lập bởi các yếu tố như:

các điều kiện kinh tế, chính trị xã hội, văn hoá tự nhiên, dân số, công nghệ và kỹ

thuật. Mỗi yếu tố của môi trường vĩ mô có thể ảnh hưởng đến tổ chức một cách

độc lập hoặc trong liên kết với các yếu tố khác.

Việc phân tích môi trường vĩ mô giúp doanh nghiệp trả lời câu hỏi : doanh

nghiệp đang trực diện với những gì ?

a. Yếu tố chính trị-pháp luật:

Nguyễn Thị Phương Vi Trang 1

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!