Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng chiến lược kinh doanh máy vi tính của công ty cổ phần Huetronics giai đoạn 2005-2010.doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế là xu hướng phát triển đang diễn ra
mạnh mẽ ở nhiều quốc gia và khu vực. Trước xu thế phát triển của nền
kinh tế thế giới đặc biệt là sự phát triển quá nóng của nền kinh tế Trung
Quốc, nền kinh tế Việt Nam cũng đang đứng trước những thách thức và
vận hội lớn. Mặc dù vậy kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển
vượt bậc với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 7,5% trong giai đoạn
(2001-2005). Trong chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn (2001-2010),
công nghiệp hóa, hiện đại hoá là mục tiêu được đặt lên hàng đầu. Để thực
hiện thành công mục tiêu trên đòi hỏi phải tập trung phát triển kinh tế với
nâng cao chất lượng tăng trưởng và hiệu quả sản xuất xã hội, tăng cạnh
tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước và xuất khẩu để chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Điều có thể khẳng định là trong cơ chế thị trường, để tồn tại và phát
triển, các doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến nhiệm vụ, kế hoạch kinh
doanh thường xuyên, và điều quan trọng hơn là phải xây dựng, thực hiện
chiến lược kinh doanh phù hợp với xu hướng vận động của môi trường kinh
doanh, huy động và kết hợp tối ưu các nguồn lực để đạt được những mục
tiêu xác định. Với những gì nắm bắt được từ chương trình cao học quản trị
kinh doanh, tôi chọn đề tài “Xây dựng chiến lược kinh doanh máy vi tính
của công ty cổ phần Huetronics giai đoạn 2005-2010” với mong muốn đây
là kim chỉ nam cho hoạt động kinh doanh máy tính của công ty trong giai
đoạn từ nay đến năm 2010.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh máy tính để bàn của
công ty cổ phần Huetronics từ 2005-2010. Để thực hiện mục tiêu này,
nghiên cứu tập trung làm rõ những vấn đề sau:
1
- Môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến thị trường máy tính để bàn như thế nào?
- Môi trường vi mô nào ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng như thế nào
đến kinh doanh máy tính để bàn của công ty.
- Xác định chiến lược phù hợp cần thực hiện trong tương lai để công ty
giữ vững và phát triển vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường máy tính để
bàn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Công ty cổ phần Huetronics, thị trường tiêu thụ, khách hàng sử dụng
máy tính để bàn của công ty tại Huế, Đà nẵng, Quảng trị, Quảng Bình và
một số đối thủ cùng kinh doanh sản phẩm máy tính để bàn tại khu vực thị
trường này.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Với điều kiện có hạn về thời gian thực hiện đề tài, luận văn chỉ tập
trung xây dựng chiến lược đối với sản phẩm là máy tính để bàn của công ty
cổ phần Huetronics.
Phạm vi thời gian: các tài liệu của công ty dùng để nghiên cứu có thời
gian từ 2002-2004 và một số tài liệu khác năm 2004.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
4.1. Ý nghĩa khoa học
Ý nghĩa khoa học của luận văn thể hiện sự đúc kết, tổng hợp các vấn
đề có tính tổng quát chung trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh của
các đơn vị sản xuất kinh doanh máy tính để bàn.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn đưa ra chiến lược để công ty giữ vững và phát triển vị thế
cạnh tranh của mình trên thị trường máy tính để bàn.
5. Bố cục của luận văn
2
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn gồm 4 chương:
- Chương I: Cơ sở lý luận về xây dựng chiến lược
- Chương II: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
- Chương III: Phân tích môi trường kinh doanh máy tính để bàn của
công ty cổ phần Huetronics từ năm 2005-2010.
- Chương IV: Xây dựng chiến lược kinh doanh máy tính để bàn của
công ty cổ phần Huetronics từ năm 2005-2010.
3
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC
Quản trị chiến lược là gì? Mô hình hợp nhất giữa thực tiễn và quá trình
quản trị chiến lược ra sao? Cùng các thuật ngữ và các hoạt động cơ bản
quản trị chiến lược sẽ được trình bày trong chương này.
1.1. ĐỊNH NGHĨA CHIẾN LƯỢC KINH DOANH, CHÍNH SÁCH,
QUẢN TRỊ VÀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
1.1.1. Chiến lược kinh doanh
1.1.1.1. Định nghĩa chiến lược kinh doanh
Thuật ngữ chiến lược xuất hiện đầu tiên từ lĩnh vực quân sự với ý
nghĩa "khoa học về hoạch định và điều khiển các hoạt động quân sự"
Theo Alfred Chandler - giáo sư người Mỹ (thuộc Đại học Harvard)
"Chiến lược bao gồm việc ấn định các mục tiêu cơ bản dài hạn của một tổ
chức, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành động và phân bổ
các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó". Chiến lược cần
được định ra như là kế hoạch sơ đồ tác nghiệp tổng quát chỉ hướng cho tổ
chức đi đến mục đích mong muốn.
Theo James B.Quynn (thuộc đại học Darmouth): "Chiến lược là kế
hoạch phối hợp các mục tiêu chủ yếu, các chính sách và loạt hành động của
đơn vị thành một tổng thể kết dính lại với nhau"
Theo William F.Glueck: Chiến lược là một kế hoạch mang tính thống
nhất, toàn diện và tính phối hợp được thiết kế để đảm bảo rằng mục tiêu cơ
bản của doanh nghiệp sẽ được thực hiện.
Tuy nhiên theo tôi ngày nay những định nghĩa thiếu tính chiến đấu
đơn phương, cục bộ trên đã không còn phù hợp. Giờ đây hầu hết các công
ty phải đối phó với môi trường ngày càng biến động và phức tạp, cạnh
tranh ngày càng khốc liệt, tài nguyên càng lúc càng hiếm.Vì vậy các công
4
ty cần phải nắm bắt những cơ hội thị trường và tạo ưu thế cạnh tranh trên
thị trường bằng cách vận dụng những nguồn tài nguyên hữu hạn, tiềm năng
của mình trong bối cảnh thường xuyên có những biến động của các yếu tố
bên ngoài sao cho có hiệu quả cao nhằm đạt được các mục tiêu và chiến
lược của công ty.
Có thể định nghĩa chiến lược kinh doanh như sau: Chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp là trong điều kiện kinh tế thị trường, căn cứ vào
điều kiện khách quan và chủ quan, vào nguồn lực mà doanh nghiệp có thể
có để định ra mưu lược, con đường, biện pháp nhằm đảm bảo sự tồn tại,
phát triển ổn định, lâu dài theo mục tiêu phát triển mà doanh nghiệp đã đặt ra.
Theo định nghĩa trên, có thể thấy chiến lược kinh doanh của doanh
nghiệp có 4 yếu tố:
Một là tình hình hiện nay của doanh nghiệp vì muốn xác định chiến
lược kinh doanh thì phải đi sâu tìm hiểu hiện trạng của doanh nghiệp.
Hai là mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp, tức là mục tiêu phát
triển mà doanh nghiệp có thể đạt được trong những năm sắp tới.
Ba là doanh nghiệp sẽ kinh doanh sản phẩm gì, ở thị trường nào.
Bốn là những biện pháp mà doanh nghiệp sẽ áp dụng để đạt được mục
tiêu chiến lược đã đề ra như sách lược quản lý, sách lược sản xuất, sách
lược nguồn nhân lực, sách lược tài chính.
1.1.1.2. Bản chất của chiến lược kinh doanh
Bản chất của chiến lược kinh doanh được thể hiện trên năm mặt.
Một là chiến lược kinh doanh là sự thể hiện vị thế cạnh tranh của doanh
nghiệp
Khi xây dựng chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp cần phải phân tích
hoàn cảnh khách quan của mình. Mục đích của việc phân tích này để tìm
hiểu những cơ hội và thách thức mà hoàn cảnh khách quan mang lại cho
doanh nghiệp. Đồng thời cũng phải nghiên cứu những điều kiện chủ quan
5
của doanh nghiệp để biết được những điểm mạnh và điểm yếu của mình.
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phải kết hợp tốt những cơ hội mà
hoàn cảnh khách quan mang lại với những điểm mạnh của doanh nghiệp,
đồng thời phải có các giải pháp khắc phục cho những thách thức và điểm
yếu của doanh nghiệp. Do đó phải nghiên cứu vị thế cạnh tranh của doanh
nghiệp. Chỉ có như vậy mới có thể đưa ra chiến lược kinh doanh đúng. Nếu
xác định không đúng vị thế cạnh tranh thì không thể đề ra chiến lược kinh
doanh đúng.
Hai là chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là một mô thức kinh
doanh của doanh nghiệp
Chiến lược kinh doanh là cương lĩnh hoạt động của doanh nghiệp, là
phương thức sử dụng các nguồn lực, là căn cứ để xử lý mọi vấn đề của
doanh nghiệp. Do đó, xét theo khía cạnh này, chiến lược kinh doanh là mô
thức kinh doanh của doanh nghiệp.
Ba là chiến lược kinh doanh là sự thể hiện quan niệm giá trị của doanh
nghiệp.
Chiến lược kinh doanh là sự thể hiện quan niệm giá trị, tinh thần tiến
thủ, ý chí ngoan cường của người lãnh đạo doanh nghiệp, phản ánh sự đánh
giá của người lãnh đạo về hoàn cảnh khách quan, điều kiện chủ quan của
doanh nghiệp. Ví dụ, khi Ông A làm giám đốc, ông cho rằng khâu yếu của
doanh nghiệp là công tác nghiên cứu thị trường nên tập trung chú ý vào việc
tăng cường công tác thị trường. Nhưng bốn năm sau, khi làm giám đốc, ông
B cho rằng khâu yếu của doanh nghiệp là chất lượng sản phẩm nên tập
trung chú ý nâng cao chất lượng sản phẩm. Điều đó chứng tỏ quan niệm giá
trị của hai người khác nhau nên trọng tâm chiến lược của họ khác nhau. Chỉ
khi người lãnh đạo đánh giá đúng hoàn cảnh khách quan và điều kiện chủ
quan của doanh nghiệp mới có thể đề ra chiến lược kinh doanh đúng đắn.
Nếu không, chiến lược kinh doanh sẽ sai lầm.
6
Bốn là chiến lược kinh doanh là sự sáng tạo trong quản lý doanh nghiệp
Sự sáng tạo trong quản lý có nghĩa là doanh nghiệp căn cứ vào mục
tiêu nhất định, sắp xếp, hình thành một hệ thống quản lý mới hữu hiệu, có
khả năng cạnh tranh. Nếu một doanh nghiệp chỉ đơn thuần bắt chước doanh
nghiệp khác thì không thể có được sự phát triển và phồn vinh thật sự. Do
đó việc xây dựng chiến lược kinh doanh phải xuất phát từ tình hình thực tế
của doanh nghiệp. Hai doanh nghiệp ở cùng một khu vực, sản phẩm giống
nhau, quy mô giống nhau nhưng chiến lược kinh doanh không thể hoàn
toàn giống nhau vì điều kiện chủ quan của họ khác nhau. Đồng thời, sự
sáng tạo về quản lý phải kết hợp chặc chẽ với sự sáng tạo về chế độ, sáng
tạo về tổ chức, sáng tạo về kỹ thuật mới có thể phát huy tác dụng của chiến
lược kinh doanh.
Năm là chiến lược kinh doanh là kế hoạch hành động của doanh nghiệp
Xây dựng chiến lược kinh doanh là quan trọng nhưng thực hiện chiến
lược còn quan trọng hơn nhiều. Nếu có chiến lược nhưng không thực hiện
thì chiến lược đó trở thành vô nghĩa. Muốn thực hiện được chiến lược thì
toàn thể công nhân viên phải nắm vững chiến lược, phải biến chiến lược đó
thành kế hoạch hàng năm, kế hoạch của từng bộ phận, thành hành động của
mọi người và phải có tính khả thi.
1.1.1.3. Đặc trưng của chiến lược kinh doanh
Tính toàn cục: Chiến lược kinh doanh là sơ đồ tổng thể về sự phát triển
của doanh nghiệp, nó quyết định quan hệ của doanh nghiệp với môi trường
khách quan. Tính toàn cục của chiến lược kinh doanh thể hiện trên 3 mặt: -
Chiến lược kinh doanh phải phù hợp với xu thế phát triển toàn cục của
doanh nghiệp, là cương lĩnh chỉ đạo toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phải phù hợp với xu thế phát
triển của đất nước về các mặt kinh tế, kỹ thuật, xã hội trong một thời kỳ nhất
định.
7
- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phải phù hợp với trào lưu
hội nhập kinh tế của thế giới.
Tính toàn cục của chiến lược kinh doanh đòi hỏi phải xem xét tất cả
các bộ phận của doanh nghiệp, phải phân tích tình hình của toàn doanh
nghiệp, hoàn cảnh toàn quốc và hoàn cảnh quốc tế. Nếu không có quan
điểm toàn cục thì không thể có chiến lược kinh doanh tốt.
Tầm nhìn xa: Trước kia, nhiều doanh nghiệp vì không có quy hoạch
chiến lược, gặp việc gì làm việc ấy, chạy theo phong trào nên làm việc vất
vả mà không hiệu quả. Một trong những nguyên nhân của tình hình đó là
do không nắm được xu thế phát triển của doanh nghiệp. Do đó, muốn xây
dựng chiến lược kinh doanh tốt thì phải làm tốt công tác dự báo xu thế phát
triển về kinh tế, kỹ thuật của xã hội. Một chiến lược thành công thường là
một chiến lược dựa trên cơ sở dự báo đúng.
Tính cạnh tranh: Nếu không có cạnh tranh thì không cần thiết xây
dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh. Do đó tính cạnh tranh là đặc
trưng bản chất nhất của chiến lược kinh doanh. Trong thời đại hiện nay,
không có doanh nghiệp nào là không hoạt động trong môi trường cạnh
tranh. Vì vậy, chiến lược kinh doanh phải nghiên cứu làm thế nào để doanh
nghiệp có được ưu thế cạnh tranh hơn đối thủ và do đó mà giành được
thắng lợi trong cạnh tranh.
Tính rủi ro: Chiến lược kinh doanh là quy hoạch phát triển của doanh
nghiệp trong tương lai nhưng môi trường sinh tồn của doanh nghiệp trong
tương lai là điều không chắc chắn, có thể thay đổi. Quá trình thời gian của
chiến lược càng dài thì các nhân tố không chắc chắn của hoàn cảnh khách
quan càng nhiều, mức độ không chắc chắn càng lớn, rủi ro của chiến lược
càng lớn. Tính rủi ro của chiến lược kinh doanh đòi hỏi nhà doanh nghiệp
phải đứng cao, nhìn xa, quan sát một cách thận trọng, khách quan tính chất
8
và phương hướng thay đổi của hoàn cảnh khách quan mới có thể có được
chiến lược đúng.
Hiện nay, chúng ta đang ở trong quá trình chuyển biến từ thể chế kinh
tế kế hoạch sang thể chế kinh tế thị trường, môi trường vĩ mô của các
doanh nghiệp thay đổi rất lớn. Do đó, chiến lược kinh doanh không nên
tính toán quá dài, chỉ nên tính 3-5 năm là vừa để đảm bảo tính linh hoạt và
tính hiện thực của chiến lược.
Tính chuyên nghiệp và sáng tạo: các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể
căn cứ vào thực lực của mình để lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp với
sở trường và thế mạnh của mình, tránh những ngành mà doanh nghiệp lớn
có thế mạnh để giữ được vị thế độc quyền trong lĩnh vực mà mình có thế
mạnh. Đại đa số các doanh nghiệp làm được như vậy đều thành công, phát
triển phồn vinh. Nhưng tiến bộ kỹ thuật và cạnh tranh thị trường là không
có giới hạn. Do đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải không ngừng du
nhập hoặc phát triển kỹ thuật tiên tiến thích hợp. Chuyên môn hóa và sáng
tạo kỹ thuật thích hợp là biện pháp quan trọng để đảm bảo sự sinh tồn và
phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đó cũng là đặc điểm quan trọng
của chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tính ổn định tương đối: Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phải
có tính ổn định tương đối trong một thời kỳ nhất định. Nếu không, nó sẽ có
ý nghĩa chỉ đạo đối với hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp. Môi trường
khách quan và họat động thực tiễn của doanh nghiệp là một quá trình vận
động không ngừng. Chiến lược kinh doanh không thể cố định một bề nhưng
không thể thay đổi một sớm một chiều mà phải tương đối ổn định.
1.1.2. Quản trị chiến lược
Có rất nhiều định nghĩa về quản trị chiến lược như sau:
“Quản trị chiến lược là một chiến thuật và khoa học thiết lập, thực
hiện và đánh giá các quyết định liên quan tới nhiều chức năng cho phép
một tổ chức đạt được những mục tiêu đã đề ra. Quản trị chiến lược tập
9