Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xác định tên một số loài thuộc chi tre (bambusa schreb ) do biến đổi hình thái ở việt nam bằng kỹ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
Xác định tên một số loài thuộc chi tre
(Bambusa Schreb.) do biến đổi hình thái ở
Việt Nam bằng kỹ thuật phân tích AND
Nguyễn Thị Thúy Hằng
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS chuyên ngành: Di truyền học; Mã số: 60 42 70
Người hướng dẫn: PGS.TS Đinh Thị Phòng
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Nghiên cứu dạng biến đổi hình thái giữa các mẫu trong loài có phải là
của cùng một loài tre Bụng phật hoặc tre Vàng sọc hoặc tre Đùi gà không ? Tre
Bụng phật và tre Vàng sọc có phải là cùng loài B. vulgaris ? Tre Đùi gà (B.
ventricosa) có phải là sự biến danh của loài Hóp nhỏ (B. tuldoides) hay không ?
Giải trình tự nucleotide 01 vùng gen nhân (PIF) và 03 vùng gen lục lạp (trnL-trnF,
psbA-trnH và matK) cho 19 mẫu của ba loài tre Bụng phật (Bambusa vulgaris Schr.
cv Wamin McClure), tre Vàng sọc (Bambusa vulgaris Schr. ex Wendland. cv
Vittata McClure) và tre Đùi gà (Bambusa ventricosa McClure ) có sựbiến đ ổi hình
thái ở Việt Nam.
Keywords: Sinh học; Di truyền học; Phân loại thực vật; ADN
Content
MỞ ĐẦU
Từ bao đời nay cây tre là hình ảnh rất quen thuộc trong tâm trí của người Việt
Nam. Tre có mặt hầu khắp các nẻo đường đất nước và gắn bó với cộng đồng dân tộc Việt
Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả và
được xem như là biểu tượng của con người Việt Nam. Tre là loại cây dễ trồng, sinh trưởng
nhanh, sớm khai thác, dễ chế biến và có nhiều đặc tính phù hợp với các mục đích sử dụng
khác nhau.
Tre trúc phân bố ở nhiều châu lục, trừ châu Âu. Châu Á là nơi có số lượng loài
nhiều nhất với 65 chi và 900 loài. Việt Nam nằm ở vùng nhiệt đới châu Á, với 25 chi và
216 loài trong đó chi tre (Bambusa Schreb.) có 67 loài [51], có thể nói tre ở Việt Nam rất
2
phong phú và đa dạng. Những nghiên cứu về tre đã được bắt đầu từ lâu nhưng việc phân
loại và định loại tên loài cho chi tre vẫn chưa thống nhất giữa các tác giả vì phương pháp
áp dụng chủ yếu dựa trên phương pháp hình thái. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi
mẫu vật phải có đầy đủ các đặc điểm phân loại, đặc biệt là cơ quan sinh sản mà đối với tre
thì các mẫu vật chỉ có cơ quan dinh dưỡng, hầu hết không có đặc điểm về cơ quan sinh sản
(hoa và quả) vì chu kỳ ra hoa tới vài chục năm, nếu ra hoa thì thường chỉ một lần rồi chết
vì vậy việc phân loại bằng phương pháp này gặp khó khăn. Hơn nữa, trong một số trường
hợp phương pháp phân loại bằng hình thái khó thực hiện hoặc dễ bị nhầm lẫn do mẫu
không còn nguyên vẹn hoặc bị biến đổi trong những điều kiện sinh thái khác nhau.
Hai loài tre Bụng phật (Bambusa vulgaris Schr.cv Wamin McClure) và tre Vàng
sọc (Bambusa vulgaris Schr. ex Wendland.cv Vittata McClure) có chung tên khoa học là
Bambusa vulgaris [15], bởi sự giống nhau cơ bản ở nhiều đặc điểm hình thái, nhưng là các
thứ trồng khác nhau nên giữa hai loài có một số đặc điểm khác nhau như: chiều cao thân
khí sinh (13-15 m đối với tre Vàng sọc, 4 – 6 m đối với tre Bụng phật), độ dài lóng thân
(tre Vàng sọc dài 20 – 30 cm, tre Bụng phật dài 4 – 10 cm), tre Bụng phật có dạng lóng
phồng, lóng thẳng và lóng phồng thẳng (½ thân phía dưới phồng, ½ thân phía trên thẳng),
còn tre Vàng sọc thì chỉ có dạng lóng thẳng và tròn đều. Theo các tác giả Nguyễn Khắc
Khôi (2007), Nguyễn Hoàng Nghĩa (2006) [15, 51] đều đồng ý các dạng này chỉ là biến thể
của một loài dựa trên một số đặc điểm hình thái nhưng vẫn thiếu tính xác thực vì không có
cơ quan sinh sản. Tương tự, đối với tre Đùi gà theo Lê Nguyên (1971), Nguyễn Hoàng
Nghĩa (2006) [16, 51] cho rằng tre Đùi gà có tên khoa học là Bambusa ventricosa McClure
nhưng Nguyễn Khắc Khôi (2007), Vũ Văn Dũng (2000), Dransfield và Widjaja (1995) [15,
4, 34] cho rằng tre Đùi gà là sự biến danh của loài Bambusa tuldoides (tên Việt Nam là
Hóp nhỏ). Khó khăn này không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trên thế giới. Vì vậy việc định
loại tên loài ở chi tre vẫn còn rất nan giải, cần có sự hỗ trợ của kỹ thuật phân tích ADN.
Phương pháp phân loại học phân tử (Molecular taxonomy) là phương pháp phân
loại chủ yếu dựa trên các kỹ thuật phân tích ADN và đã cho những kết quả khá chính xác,
giúp cho việc phát hiện loài mới, giải quyết các mối nghi ngờ về vị trí phân loại, đánh giá
đầy đủ về tính đa dạng di truyền, chủng loại phát sinh và sự tiến hóa của nhiều loài động
vật, thực vật và vi sinh vật. So với chỉ thị hình thái thì chỉ thị ADN cho độ chính xác cao
mà không lệ thuộc vào các yếu tố môi trường. Đối với thực vật, hai nhóm gen chính
3
thường được sử dụng là vùng gen nhân và hệ gen lục lạp (cpADN) là những gen rất bao
thủ trong tiến hóa. Hiện nay, trong cơ sở dữ liệu ngân hàng gen (Genbank, 2012) đã lưu
giữ 16542 trình tự nucleotide cho phân loại Họ phụ tre (Bambuso ideae), trong đó có 607
trình tự nucleotide cho chi Bambusa Schreb. trong số này rất nhiều loài cũng cớ ở Việt
Nam. Đây là nguồn dữ liệu có giá trị để chúng ta có thể khai thác và ứng dụng cho nghiên
cứu này. Đến nay, ở Việt Nam có khá nhiều công trình công bố về hiệu quả của việc giải
trình tự một số vùng gen giúp cho việc định loại tên loài ở nhiều đối tượng sinh vật [12, 22,
25], nhưng đối với các loài tre mới chỉ có Nguyễn Minh Tâm (2006) [21] đã sử dụng một
số chỉ thị isozyme để nhận dạng cho hai loài tre của Việt Nam. Mặc dù các kết quả thu
nhận chưa được nhiều nhưng cũng là cơ sở để ứng dụng phương pháp phân tích ADN góp
phần làm sáng tỏ tên khoa học cho một số loài thuộc chi tre (Bambusa Schreb.) do có sự
biến đổi hình thái ở Việt Nam.
Xuất phát từ cơ sở trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xác định tên một
số loài thuộc chi tre (Bambusa Schreb.) do biến đổi hình thái ở Việt Nam bằng kỹ
thuật phân tích ADN”. Với các mục tiêu và nội dung nghiên cứu sau:
- Giải trình tự nucleotide 01 vùng gen nhân (PIF) và 03 vùng gen lục lạp (trnLtrnF, psbA-trnH và matK) cho 19 mẫu của ba loài tre Bụng phật (Bambusa vulgaris Schr.
cv Wamin McClure), tre Vàng sọc (Bambusa vulgaris Schr. ex Wendland. cv Vittata
McClure) và tre Đùi gà (Bambusa ventricosa McClure ) có sựbiến đ ổi hình thá
i ở Việt
Nam.
- Các dạng biến đổi hình thái giữa các mẫu trong loài có phải là của cùng một loài
tre Bụng phật hoặc tre Vàng sọc hoặc tre Đùi gà không ?
- Tre Bụng phật và tre Vàng sọc có phải là cùng loài B. vulgaris ?
- Tre Đùi gà (B. ventricosa) có phải là sự biến danh của loài Hóp nhỏ (B.
tuldoides) hay không ?