Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xác định tài sản TDTT ở một số tỉnh, thành phía Bắc để phục vụ quản lý TDTT ở nước ta
PREMIUM
Số trang
232
Kích thước
2.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1115

Xác định tài sản TDTT ở một số tỉnh, thành phía Bắc để phục vụ quản lý TDTT ở nước ta

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO

NGÔ TRANG HƢNG

XÁC ĐỊNH TÀI SẢN THỂ DỤC THỂ THAO Ở MỘT SỐ

TỈNH, THÀNH PHÍA BẮC ĐỂ PHỤC VỤ

QUẢN LÝ THỂ DỤC THỂ THAO Ở NƢỚC TA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO

NGÔ TRANG HƢNG

XÁC ĐỊNH TÀI SẢN THỂ DỤC THỂ THAO Ở MỘT SỐ

TỈNH, THÀNH PHÍA BẮC ĐỂ PHỤC VỤ

QUẢN LÝ THỂ DỤC THỂ THAO Ở NƢỚC TA

Chuyên ngành: Giáo dục thể chất

Mã số: 62.14.01.03

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. GS.TS DƢƠNG NGHIỆP CHÍ

2. GS.TS NGÔ THẮNG LỢI

HÀ NỘI - 2013

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày

trong luận án là trung thực và chưa từng được ai

công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.

Tác giả luận án

Ngô Trang Hƣng

MỤC LỤC

Trang

Trang bìa

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục ký hiệu viết tắt trong luận án

Danh mục các biểu bảng, hình, sơ đồ, đồ thị trong luận án

Mở đầu 1

Chƣơng 1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 5

1.1. Tổng quan nghiên cứu về tài sản TDTT ở trong và ngoài nƣớc 5

1.1.1. Nghiên cứu về tài sản TDTT ở nước ngoài 5

1.1.2. Nghiên cứu về tài sản TDTT ở trong nước 33

1.2. CSTT công lập cung ứng dịch vụ và sự cần thiết ứng dụng

phƣơng pháp tính toán kinh tế phục vụ quản lý TDTT

43

1.2.1. Phương pháp toán kinh tế về tài sản TDTT liên quan đến

quản lý nói chung

47

1.2.2. Phương pháp toán kinh tế phục vụ quản lý TDTT quần

chúng khi CSTT công lập chuyển sang cơ chế cung ứng

dịch vụ

52

1.3. Tóm tắt chƣơng tổng quan 57

Chƣơng 2. Đối tƣợng, phƣơng pháp và tổ chức nghiên cứu 59

2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 59

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 59

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 59

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 59

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 59

2.2.2. Phương pháp phỏng vấn 60

2.2.3. Phương pháp nghiên cứu hệ thống 61

2.2.4. Phương pháp toán kinh tế 62

2.3. Tổ chức nghiên cứu 73

2.3.1. Thời gian nghiên cứu 73

2.3.2. Địa điểm nghiên cứu 74

Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 75

3.1. Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn về tài sản TDTT trong quy

hoạch của tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang

75

3.1.1. Các khái niệm và đặc tính của tài sản, trong đó có tài sản

TDTT

75

3.1.2. Phân loại, cấu trúc, đặc thù tài sản và sản phẩm TDTT 80

3.1.3. Một số thuộc tính của tài sản TDTT quần chúng 101

3.1.4. Những chỉ tiêu về tài sản và phát triển TDTT quần chúng

trong quy hoạch phát triển TDTT của tỉnh Bắc Ninh và Bắc

Giang

109

3.1.5. Mối quan hệ giữa tài sản TDTT và quản lý TDTT 119

3.1.6. Bàn luận 136

3.2. Ứng dụng phƣơng pháp tính và dự báo định mức kinh doanh

tài sản trong quản lý nhằm đảm bảo thực hiện quy hoạch

TDTT đến năm 2020 (giới hạn tài sản công về công trình

TDTT trong TDTT quần chúng của tỉnh Bắc Ninh, Bắc

Giang)

141

3.2.1. Ứng dụng phương pháp tính và dự báo kinh doanh dịch vụ

công trình TDTT trong quản lý nhằm đảm bảo thực hiện

quy hoạch TDTT

141

3.2.2. Bàn luận 169

Kết luận và kiến nghị 179

A. Kết luận 179

B. Kiến nghị 180

Danh mục các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến

luận án

181

Danh mục tài liệu tham khảo 182

Phụ lục

DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

CLB - Câu lạc bộ.

CSHT - Cơ sở hạ tầng.

CSTT - Cơ sở thể thao.

CSVC - Cơ sở vật chất.

GDP - Tổng sản phẩm quốc nội.

GDTC - Giáo dục thể chất.

HLV - Huấn luyện viên.

HLTT - Huấn luyện thể thao.

KT - Kiện tướng.

KTQD - Kinh tế quốc dân.

NSNN - Ngân sách Nhà nước.

SV - Sinh viên.

SVĐ - Sân vận động.

TCCN - Trung cấp chuyên nghiệp.

TDTT - Thể dục thể thao.

THCS - Trung học cơ sở.

THPT - Trung học phổ thông.

TP - Thành phố.

TSCĐ - Tài sản cố định.

TSLĐ - Tài sản lưu động.

VĐV - Vận động viên.

VH,TT&DL - Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

XHCN - Xã hội chủ nghĩa.

DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN

Thể loại Số Nội dung Trang

Bảng 1.1

Phân bố chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất Quốc gia

cho cơ sở TDTT giai đoạn 2011 – 2015, đến năm

2020

Sau 36

1.2 Số cơ sở luyện tập và thi đấu thể dục, thể thao ở

Việt Nam Sau 36

1.3 Quyết toán chi ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp

TDTT Sau 36

1.4 Cơ cấu chi ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp

TDTT Sau 36

1.5 Hệ thống chỉ tiêu thống kê Quốc gia về TDTT 48

3.1 Phân loại TSCĐ và tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ ở

Việt Nam Sau 76

3.2 Các chỉ tiêu thống kê có liên quan đến công trình

TDTT của tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh Sau 125

3.3

Kết quả phỏng vấn lựa chọn tổng thể bộ phậnvà

phân loại các tiêu thức thống kê về công trình

TDTT phục vụ quản lý TDTT (n = 45)

Sau 128

3.4

Kết quả phân tích độ tin cậy các tổng thể bộ phận

thống kê công trình TDTT phục vụ quản lý TDTT

- Lần 1 (n = 45)

Sau 128

3.5

Kết quả phân tích độ tin cậy các tổng thể bộ phận

thống kê công trình TDTT phục vụ quản lý TDTT

- Lần 2 (n = 45)

Sau 128

3.6

So sánh tiêu thức thống kê mới xây dựng với các

tiêu thức hiện đang áp dụng ở tỉnh Bắc Ninh và

Bắc Giang

129

3.7 Tiêu chuẩn về cầu diện tích của các công trình

TDTT theo đầu người và nhóm dân cư Sau 131

3.8 Tiêu chuẩn về cầu diện tích cho 10.000 dân của

các công trình TDTT theo nhóm dân cư Sau 131

3.9 Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, sân bãi tập

luyện thể dục, thể thao ở cấp xã đến năm 2010 Sau 132

3.10 Xây dựng hệ thống CSVC và trang thiết bị TDTT

ở cấp xã Sau 132

3.11 Cách thức tính điểm và phân loại đơn vị hành

chính xã, phường, thị trấn Sau 132

Thể loại Số Nội dung Trang

Bảng 3.12

Tiêu chuẩn về khả năng tập luyện cùng lúc cho

10.000 dân của các công trình TDTT theo nhóm

dân cư

Sau 133

3.13

Tiêu chuẩn về cầu diện tích và tập luyện cùng lúc

cho 10.000 dân của các công trình TDTT theo

nhóm dân cư

Sau 133

3.14

Khả năng cho phép tập luyện cùng lúc của những

môn thể thao cơ bản trong công trình TDTT có

mái che

Sau 133

3.15

Tổng hợp các chỉ tiêu có liên quan đến công trình

TDTT trong quy hoạch phát triển TDTT tỉnh Bắc

Giang và Bắc Ninh đến năm 2020

Sau 142

3.16 Dự báo đất cơ sở TDTT giai đoạn 2011 – 2015,

đến năm 2020 Sau 142

3.17 Kết quả dự báo đất cơ sở TDTT với dân số đến

năm 2020 của tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang 143

3.18

Kết quả dự báo đất cơ sở TDTT với tỷ lệ người

tập luyện TDTT thường xuyên đến năm 2020 của

tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang

144

3.19

Kết quả dự báo tỷ lệ người tập TDTT thường

xuyên mà công trình TDTT có thể đáp ứng đến

2020 của tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang

145

3.20 Số người tập luyện TDTT thường xuyên thời kỳ

2005 – 2010 của tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang 146

3.21

Kết quả dự báo tỷ lệ và số người tập luyện TDTT

thường xuyên đến năm 2020 của tỉnh Bắc Giang

và Bắc Ninh

148

3.22

Số người tập luyện TDTT thường xuyên và thu

nhập bình quân hàng tháng thời kỳ 2005 – 2010

của tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh

148

3.23 Tỷ lệ số công trình TDTT với dân số năm 2010

của Bắc Giang Sau 151

3.24 Công trình TDTT tỉnh Bắc Giang (có đến

31/12/2011) Sau 151

3.25 Kết quả giả định về các xã có cùng số lượng công

trình TDTT theo quy chuẩn của tỉnh Bắc Giang 154

3.26 Nhu cầu về diện tích đất đai dành cho nhà tập theo

dân số của tỉnh Bắc Giang (có đến 31/12/2010) 155

Thể loại Số Nội dung Trang

Bảng 3.27 Đánh giá cung cầu diện tích phòng tập theo học

sinh của tỉnh Bắc Ninh 157

3.28

Tổng hợp kết quả theo các chỉ tiêu, chỉ số trong

quy hoạch phát triển TDTT tỉnh Bắc Giang và Bắc

Ninh đến năm 2020 (dẫn giải)

Sau 168

3.29 Phân cấp công trình xây dựng TDTT Sau 169

3.30 Phân cấp đối tượng sử dụng, phục vụ của công

trình TDTT Sau 169

Hình 1.1 Phân tích mô hình dây chuyền sản xuất văn hóa

theo Unseco 30

3.1 Cân bằng cung cầu 104

Sơ đồ 3.1 Phân loại vốn doanh nghiệp 77

3.2 Sơ đồ khung cơ cấu đặc thù tài sản TDTT quần

chúng 81

3.3 Sơ đồ khung cơ cấu đặc thù tài sản thể thao nhà

nghề 82

3.4 Logic của khái niệm quản lý tổ chức 120

3.5 Mối quan hệ giữa tài sản TDTT và quản lý TDTT

(dưới góc độ cơ sở lý luận) 123

3.6 Mối liên hệ giữa công trình TDTT và dịch vụ

TDTT (dưới góc độ mô hình toán kinh tế) 124

Đồ thị 3.1 Cân bằng cung cầu về công trình bể bơi của tỉnh

Bắc Giang 152

3.2 Cân bằng cung cầu về công trình sân tập của tỉnh

Bắc Giang 152

3.3 Đường cầu về quỹ đất dành cho nhà tập theo dân

số tỉnh Bắc Giang năm 2011 156

3.4 Cân bằng cung cầu về công trình TDTT với nhu

cầu tập luyện cùng lúc của nhân dân xã X 159

3.5 Cung cầu về số người tập luyện với công suất

công trình TDTT xã X 161

3.6 Đồ thị xác định điểm hoà vốn cho dịch vụ thuê sân

bóng đá và trọng tài 164

3.7 Đồ thị xác định lợi nhuận cho dịch vụ thuê sân

bóng đá và trọng tài 167

1

MỞ ĐẦU

Thể dục thể thao thuộc lĩnh vực văn hoá – xã hội, nhưng những năm

gần đây, TDTT hiện đại bắt đầu giao thoa với lĩnh vực kinh tế, hình thành

“Kinh tế học của các vấn đề xã hội” (Sharp, Register và Grime, 1980) [9].

Một bộ phận không nhỏ sản phẩm TDTT trở thành hàng hoá tiêu thụ chung

trong nền kinh tế để sinh lợi nhuận. Vì vậy, những năm gần đây, các quốc gia

đã nhìn nhận quản lý TDTT bao gồm: quản lý Nhà nước, quản lý xã hội,

trong đó có quản lý kinh doanh TDTT. Khác với quản lý TDTT trong cơ chế

kế hoạch tập trung, quản lý TDTT ngày nay phải huy động tài sản, nguồn vốn

để kinh doanh sinh lợi nhuận. Như vậy, để tăng hiệu quả quản lý TDTT,

không thể không nắm vững tài sản, thực hiện các biện pháp tăng tài sản, tức là

tăng những gì có giá trị tiền tệ để tạo lợi nhuận bằng các hoạt động TDTT. Ở

một số quốc gia như: Mỹ - tài sản sự nghiệp TDTT đạt 260.000 tỷ USD, đứng

thứ 7 so với các ngành kinh tế (chiếm hơn 2% GDP); Italia: nguồn thu cá

cược bóng đá chiếm 1.5% nguồn tài chính của Italia. Nguồn thu tài trợ cho

TDTT, chủ yếu là bóng đá đạt 791 triệu USD trong năm 1996. Ở Trung Quốc,

nguồn thu từ thị trường kinh doanh giải trí và thể dục tăng cường sức khoẻ đạt

24.000 tỷ VNĐ trong năm 2002; nguồn thu xổ số thể thao và xổ số bóng đá

đạt 4.538 tỷ VNĐ trong năm 2001 [9].

TDTT là một loại hình hoạt động nhằm tăng cường thể chất cho con

người. Cùng với các lĩnh vực khác (y tế, dinh dưỡng...), TDTT trở thành một

bộ phận của chính sách bảo vệ sức khoẻ toàn dân, thuộc phạm vi về chính

sách an sinh xã hội. Cùng với các công cụ quản lý khác, tài sản Nhà nước

(bao gồm nguồn vốn và các phương tiện vật chất kỹ thuật) đã được sử dụng

để quản lý xã hội như: ngân sách, đất đai, kết cấu hạ tầng, doanh nghiệp Nhà

nước... Tài sản TDTT trong bộ máy Nhà nước cũng không nằm ngoài mục

đích nêu trên. Vì vậy, khai thác tài sản TDTT hiệu quả trong nền kinh tế thị

2

trường định hướng XHCN cần thiết phải được thực hiện ngay từ hoạch định

phát triển kinh tế - xã hội. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,

hoạch định phát triển tài sản TDTT và phát triển TDTT nói chung của các

tỉnh thành được thể hiện trong văn bản quy hoạch về TDTT, nhằm đạt được

lợi ích xã hội và kinh tế tối ưu nhất [7], [9], [23], [28], [33], [34], [57].

Căn cứ nội dung quy hoạch phát triển TDTT của tỉnh Bắc Ninh và Bắc

Giang đến năm 2020 đã khẳng định sự quan tâm đầu tư của các cấp chính

quyền cho sự nghiệp TDTT. Đánh giá tổng quát quy hoạch của tỉnh Bắc Ninh

và Bắc Giang cho thấy, quy hoạch đã được trình bày một cách toàn diện, đảm

bảo các yêu cầu chuyên môn và phù hợp với cơ sở lý luận về hoạch định phát

triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt là phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của

tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Song trong kết luận và kiến nghị của quy hoạch

phát triển TDTT của cả hai tỉnh còn tồn tại một số vấn đề khó khăn chung là

"Cơ sở vật chất, sân bãi tập luyện chưa được quy hoạch, chưa đầu tư đúng

mức, còn mất cân đối, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa".

Qua tổng hợp tài liệu, nguồn NSNN chi cho phát triển TDTT ở mọi

quốc gia đều tăng chậm, song nguồn thu từ kinh doanh tài sản TDTT lại tăng

nhanh mỗi năm [9], [71], [75]. Nhờ đó, thể thao chuyên nghiệp, TDTT quần

chúng phát triển mạnh mẽ không chỉ nhờ nguồn NSNN. Đồng thời cho tới

nay, chưa có công trình khoa học nào ở trong nước nghiên cứu về tài sản

TDTT phục vụ quản lý TDTT quần chúng. Vì vậy, những khó khăn trong xây

dựng quy hoạch công trình TDTT của tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang cần được

nghiên cứu trên cả hai phương diện: cơ sở lý luận và phương pháp tính toán.

Bản chất kinh tế của tài sản là để chia sẻ các nguồn tài nguyên khan

hiếm. Trong nghiên cứu về xác định tài sản TDTT phục vụ quản lý TDTT, tài

sản TDTT được coi là biến đầu vào và nhu cầu tập luyện TDTT là biến đầu

ra. Giữa tài sản TDTT và nhu cầu tập luyện TDTT luôn có trao đổi và quan hệ

3

với nhau, trong đó sự tăng (giảm) tài sản TDTT phụ thuộc vào nhu cầu tập

luyện TDTT. Song nhu cầu luôn là một hàm tuyến tính phụ thuộc vào nhiều

nhân tố như: dân số, lứa tuổi, thu nhập, thời gian rảnh rỗi, môn thể thao sở

thích, trình độ tập luyện... Tài sản TDTT là nhân tố đầu vào cần có các thông

số điều chỉnh, mô phỏng để thoả mãn đầu ra là nhu cầu tập luyện của nhân

dân. Vì nguồn lực tài sản TDTT luôn luôn hạn chế, do vậy không thể tạo ra

trước một lượng tài sản TDTT, đáp ứng những thông số không ước đoán

được. Xác định tài sản TDTT cốt lõi, đặc trưng và các trị số mô phỏng mối

quan hệ giữa tài sản TDTT và nhu cầu tập luyện phục vụ phân tích, tính toán,

hình thành luận cứ trong quá trình xây dựng quy hoạch phát triển TDTT ở các

tỉnh là hết sức cần thiết. Thông qua phân tích mối quan hệ giữa tài sản TDTT

và kết quả đầu ra nhằm rút ra những luận chứng khoa học về các chỉ tiêu định

hướng (quỹ đất, số lượng công trình, vốn đầu tư...) trong xây dựng quy hoạch

phát triển TDTT, theo từng điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.

Cơ sở lý luận và các phương pháp tính toán về tài sản TDTT sẽ là công

cụ quan trọng để phục vụ công tác quản lý TDTT và kinh doanh TDTT, đảm

bảo sự cân bằng giữa cung và cầu về dịch vụ TDTT. Đồng thời có thể được

dùng làm công cụ để thu thập thông tin về tài sản TDTT nhằm định hướng,

can thiệp, khắc phục khiếm khuyết, đảm bảo cả hai lợi ích kinh tế và xã hội

của thể thao cho người dân, ngay từ khi xây dựng quy hoạch phát triển TDTT.

Vì vậy, đề tài nghiên cứu về tài sản TDTT phục vụ quản lý TDTT quần

chúng là cần thiết, vừa đáp ứng yêu cầu thực tiễn của nước ta, vừa sớm theo

kịp xu thế phát triển hiện đại của thế giới. Chính vì vậy, chúng tôi tiếp cận

vấn đề quản lý TDTT thông qua đề tài:

“Xác định tài sản TDTT ở một số tỉnh, thành phía Bắc

để phục vụ quản lý TDTT ở nƣớc ta”

4

Mục đích nghiên cứu:

Giúp các nhà quản lý dự báo một số chỉ tiêu cần thiết đảm bảo thực

hiện quy hoạch TDTT tỉnh thành (dẫn chứng ở tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang)

trong tương lai.

Mục tiêu nghiên cứu:

Để thực hiện mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài đã giải quyết hai

mục tiêu cơ bản sau:

1. Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn về tài sản TDTT trong quy hoạch

của tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang.

2. Ứng dụng phương pháp tính và dự báo định mức kinh doanh tài sản

trong quản lý nhằm đảm bảo thực hiện quy hoạch TDTT đến năm 2020 (giới

hạn tài sản công về công trình TDTT trong TDTT quần chúng của tỉnh Bắc

Ninh, Bắc Giang).

Giả thuyết khoa học:

Việc thiếu cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp tính toán về mối

quan hệ đặc thù của nhân tố tài sản TDTT trong lôgic quản lý TDTT quần

chúng (Tài sản TDTT - Quá trình quản lý TDTT quần chúng - Kết quả), là

một nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng các luận chứng khoa học

để quy hoạch phát triển TDTT ở một số tỉnh thành phía Bắc, trong nền kinh tế

thị trường định hướng XHCN. Căn cứ cách thức phân loại TSCĐ, thực trạng

TDTT quần chúng và điều kiện kinh tế hiện nay, nhân tố tài sản TDTT nêu

trên có thể là công trình TDTT.

5

Chƣơng 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan nghiên cứu về tài sản TDTT ở trong và ngoài nƣớc

Tài sản TDTT có thể được tài trợ từ một hay nhiều nguồn vốn khác

nhau (NSNN, ngân sách địa phương, tài trợ, lợi nhuận). Ngược lại, một nguồn

vốn có thể tham gia hình thành nên một hay nhiều loại tài sản. Lượng vốn

được biểu hiện dưới dạng vật chất hay phi vật chất và được đo bằng tiền gọi

là tài sản [22]. Nghiên cứu tài sản TDTT nói chung và công trình TDTT nói

riêng cần thiết phải nghiên cứu các nguồn vốn hình thành. Cụ thể như:

NSNN, ngân sách địa phương, tài trợ, nguồn thu, cách thức quản lý. Kết quả

tổng hợp tài liệu, phân tích và đánh giá nhằm phục vụ quản lý TDTT được

trình bày cụ thể trong mục 1.1.1 và mục 1.1.2.

1.1.1. Nghiên cứu về tài sản TDTT ở nước ngoài

Kết quả nghiên cứu tài trợ cho TDTT ở một số nước châu Âu đã được

thực hiện vào đầu thập niên 90. Nghiên cứu do chuyên gia Pháp (W.Andreff,

J.F Bourg, J.F Nys, 1995) thực hiện, dưới sự ủy quyền của Ủy ban thể thao

thuộc Hội đồng phát triển châu Âu [75]. Kết quả cho thấy, nguồn kinh phí

cho TDTT chủ yếu từ NSNN và địa phương, các công ty xổ số kiến thiết, các

công ty truyền thông, các tổ chức, người tiêu dùng và tình nguyện viên.

Cấu trúc nguồn kinh phí và tài trợ cho GDTC và thể thao ở nước ngoài

chịu ảnh hưởng bởi đặc thù từng quốc gia và sự phát triển của ngành công

nghiệp. Dữ liệu thu được rất khó so sánh giữa các quốc gia.

Ở Hungary: tỷ lệ kinh phí dành cho TDTT từ NSNN đầu những năm

90 là 0,13% và có xu hướng giảm. Không như hầu hết các nước châu Âu, ở

Hungary thì kinh phí cho TDTT từ ngân sách địa phương là thấp hơn so với

NSNN. Ngân sách các ngành cụ thể là: Hội đồng Giáo dục và Thể thao Quốc

gia - 1895 triệu Ft. Bộ Quốc phòng - 1112 triệu Ft, Bộ Nội vụ - 144 triệu Ft,

các bộ ngành khác - 280 triệu Ft, Quỹ Thể thao - 102 triệu Ft, Quỹ Thanh

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!