Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xác Định Phương Pháp Xẻ Suốt Hợp Lý Khi Xẻ Thanh Cơ Sở Cho Sản Xuất Ván Ghép Thanh Từ Gỗ Thồng Đuôi Ngựa Pinus Massoniana Lamb
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
ĐẶNG TRẦN MINH
XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP XẺ SUỐT HỢP LÝ KHI XẺ
THANH CƠ SỞ CHO SẢN XUẤT VÁN NGHÉP THANH TỪ GỖ
THÔNG ĐUÔI NGỰA (Pinus massoniana Lamb.)
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
Hà Tây - 2006
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
ĐẶNG TRẦN MINH
XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP XẺ SUỐT HỢP LÝ KHI XẺ
THANH CƠ SỞ CHO SẢN XUẤT VÁN NGHÉP THANH TỪ GỖ
THÔNG ĐUÔI NGỰA (Pinus massoniana Lamb.)
Chuyên ngành: Kỹ thuật máy, thiết bị và công nghệ gỗ, giấy
Mã Số: 60 - 52 - 24
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
Hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Văn Thiết
Hà Tây - 2006
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện này, ván ghép thanh đang là một là một trong những loại ván nhân
tạo có xu hướng phát triển rất mạnh mẽ. Theo thống kê mới đây cho thấy, ở
Việt Nam có khoảng 1200 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các sản phẩm
gỗ. Trong đó, có khoảng 5060% doanh nghiệp sản xuất các loại ván ghép
thanh. Điều đó, có thể cho thấy rằng ván ghép thanh đang là một trong những
sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Ván ghép thanh là loại sản phẩm có tính đa dạng về kích thước, không
kén chọn nguyên liệu, vốn đầu tư máy máy thiết bị thấp, công nghệ sản xuất
đơn giản. Sản phẩm gần với gỗ tự nhiên nên đáp ứng được thị hiếu sử dụng
gỗ tự nhiên theo truyền thống của người tiêu dùng.
Nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ván ghép thanh là các loại gỗ
mọc nhanh rừng trồng. Đặc điểm của gỗ rừng trồng có khối lượng thể tích
thấp đến trung bình, tỷ kệ co rút theo các chiều lớn nhưng không đồng đều,
tính chất cơ lý biến động, độ bền cơ học thấp. Trong công nghệ gia công
thường xảy ra những khuyết tật như cong vênh, nứt nẻ,... những khuyết tật
này thường xuất hiện sau khâu xẻ và đặc biệt sau khâu sấy làm giảm tỷ lệ lợi
dụng gỗ, giảm chất lượng thanh cơ sở, làm tăng giá thành sản phẩm.
Để hạn chế những khuyết tật xảy ra trong quá trình xẻ và đặc biệt là sau
khâu sấy. Trong sản xuất thanh cơ sở cho ván ghép thanh người ta sử dụng rất
nhiều các phương pháp xẻ khác nhau nhưng: xẻ suốt, xẻ xuyên tâm, xẻ xoay
tròn, ...
+ Nếu xẻ theo phương pháp xẻ xoay tròn, sẽ hạn chế được sự co rút,
cong vênh làm tăng tỷ lệ lợi dụng gỗ và chất lượng ván ghép. Tuy nhiên,
phương pháp xẻ xoay tròn cho tỷ lệ thành khí thấp, phức tạp trong khâu xẻ,
điều này ảnh hưởng xấu tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
2
+ Nếu xẻ theo phương pháp xẻ xuyên tâm: Xẻ theo phương pháp này sẽ
hạn chế được sự co rút của gỗ, làm tăng chất lượng ván ghép thanh. Tuy
nhiên xẻ theo phương pháp xuyên tâm, tỷ lệ thành khí sẽ giảm, điều này có
thể ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của xí nghiệp.
+ Nếu xẻ theo phương pháp xẻ suốt: Phương pháp xẻ này thông thường
thu được các sản phẩm là các ván xẻ bán xuyên tâm và bán tiếp tuyến. Đây là
phương pháp xẻ đơn giản, thường cho tỷ lệ thành khí cao nhưng tỷ lệ lợi dụng
thấp.
Trong thực tế sản xuất, đa số các xưởng sản xuất ván ghép thanh, khi
xẻ thanh cơ sở từ gỗ rừng trồng đều xẻ theo phương pháp xẻ suốt. Qua khảo
sát thực tế tại các xưởng xẻ gỗ Cao su ở thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai,
Bình Dương, Hà Nội, Nghệ An, ...., cho thấy, tất cả các xưởng sản xuất xẻ
đều xẻ theo phương pháp xẻ suốt khi xẻ thanh cơ sở. Vậy, vấn đề đặt ra là sử
dụng phương pháp xẻ suốt như thế nào để đạt tỷ lệ lợi dụng cao trong sản
xuất. Do đó, việc nghiên cứu xác định phương phán xẻ suốt hợp lý nhằm góp
phân nâng cao tỷ lệ lợi dụng và hiệu quả kinh tê là vấn đề hết sức có ý nghĩa.
Từ những lý do này, đề tài nghiên cứu “Xác định phương pháp xẻ
suốt hợp lý khi xẻ thanh cơ sở cho sản xuất ván ghép thanh từ gỗ Thông
Đuôi Ngựa (Pinus massoniana Lamb.)”, nhằm xác định phương pháp xẻ
suốt và kích thước thanh cơ sở hợp lý cho các cấp đường kính khác nhau của
gỗ Thông Đuôi Ngựa. Nghĩa là, phương pháp xẻ suốt và kích thước thanh cơ
sở, một mặt phải cho tỷ lệ lợi dụng gỗ cao, mặt khác, phải đảm bảo hiệu quả
kinh tế.
3
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ván ghép thanh là một dạng ván nhân tạo mà sản phẩm thu được bằng
cách ghép các thanh lõi lại với nhau nhờ keo dán trong những điều kiện nhất
định. Thanh lõi có thể là thanh gỗ nguyên hoặc do nhiều mẫu gỗ ghép nối với
nhau bằng keo (ghép thường) hoặc bằng mộng ngón (fingerjoint) kết hợp với
keo.
Đặc điểm chung của loại sản phẩm này là tính đa dạng về kích thước,
không kén chọn nguyên liệu so với ván dán, vốn đầu tư máy móc thiết bị
thấp, công nghệ sản xuất đơn giản. Mặt khác, do sản phẩm có tính đa dạng về
kích thước, đồng đều về độ ẩm, có thể sử dụng nhiều loại liên kết khác nhau,
đặc biệt nó gần với gỗ tự nhiên nên được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi.
Ván ghép thanh được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Xây
dựng, đồ mộc, tàu thuyền và hàng không,... Ván ghép thanh xuất hiện từ rất
sớm, tuy nhiên nó chỉ phát triển mạnh từ sau năm 1970, Châu Âu là nơi sản
xuất có khối lượng ván ghép thanh lớn nhất, tiếp đến là Châu Mỹ và một số
khu vực khác. Ở Châu Á, Nhật Bản là nước đứng đầu về sản xuất ván ghép
thanh, sau đó là Hàn Quốc, Inđônêsia. Ván ghép thanh được đưa vào nước ta
vào khoảng những năm 1990 và được phát triển với tốc độ rất nhanh.
Ở Việt Nam, theo thống kê mới đây có khoảng 1200 doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh các sản phẩm gỗ. Trong đó, có khoảng 5060% doanh
nghiệp sản xuất các loại ván ghép thanh. Điều đó có thể chứng minh rằng, ván
ghép thanh đang là một trong những loại ván nhân tạo được phát triển mạnh
mẽ và được thị trường ưa chuộng.
Trong thực tế sản xuất, đa số các xưởng sản xuất ván ghép thanh, khi
xẻ thanh cơ sở từ gỗ rừng trồng đều xẻ theo phương pháp xẻ suốt. Qua khảo
4
sát thực tế tại các xưởng xẻ gỗ Cao su ở thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai,
Bình Dương, Hà Nội, Nghệ An, ...., cho thấy, tất cả các xưởng sản xuất xẻ
đều xẻ theo phương pháp xẻ suốt khi xẻ thanh cơ sở. Với phương pháp xẻ
suốt, người ta tiến hành xẻ chủ yếu theo kinh nghiệm là chính. Đầu tiên ván
được xẻ theo chiều dày thanh sau đó được xẻ lại theo chiều rộng. Phương
pháp xẻ này thường cho năng suất và tỷ lệ thành khí cao nhưng tỷ lệ lợi dụng
thấp.
Do chưa có những nghiên cứu cụ thể về những khuyết tật xảy ra trong
khâu xẻ, đặc biệt, những khuyết tật xảy ra sau khâu sấy. Các khuyết tật chủ
yếu do kích thước thanh cơ sở chưa hợp lý và ứng suất sinh trưởng của gỗ
sinh ra làm cho chất lượng thanh cơ sở sau khi sấy rất thấp, giảm tỷ lệ lợi
dụng của gỗ.
Do đó, việc xác định kích thước thanh hợp lý trên lý thuyết và thực
nghiệm đối với các phương pháp xẻ là một trong những vấn đề hết sức quan
trọng và có ý nghĩa. Đặc biệt, đối với các phương pháp xẻ suốt, việc tính toán
xác định kích thước thanh cơ sở và lựa chọn phương pháp xẻ hợp lý sẽ quyết
định đến tỷ lệ lợi dụng gỗ và hiệu quả kinh tế. Vì vậy, bài toán đặt ra là, phải
tính toán kích thước thanh cơ sở và lựa chọn phương pháp xẻ suốt như thế
nào để đạt được 2 mục tiêu nêu trên.
Từ những lý do này, đề tài nghiên cứu “Xác định phương pháp xẻ
suốt hợp lý khi xẻ thanh cơ sở cho sản xuất ván ghép thanh từ gỗ Thông
Đuôi Ngựa (Pinus massoniana Lamb.)”, nhằm xác định kích thước thanh cơ
sở và phương pháp xẻ suốt hợp lý cho các cấp đường kính khác nhau của loại
Thông Đuôi Ngựa. Nghĩa là, kích thước thanh cơ sở và phương pháp xẻ suốt
được chọn, một mặt phải cho tỷ lệ lợi dụng gỗ cao, mặt khác, phải đảm bảo
hiệu quả kinh tế.
5
1.2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ván ghép thanh xuất hiện từ rất sớm, tuy nhiên nó chỉ phát triển mạnh
từ sau năm 1970, Châu Âu là nơi sản xuất có khối lượng ván ghép thanh lớn
nhất, tiếp đến là Châu Mỹ và một số khu vực khác. Ở Châu Á, Nhật Bản là
nước đứng đầu về sản xuất ván ghép thanh, sau đó là Hàn Quốc, Inđônêsia.
Ván ghép thanh được đưa vào nước ta vào khoảng những năm 1990 và được
phát triển với tốc độ rất nhanh.
Theo tiêu chuẩn Anh (BS 6100 - 1984), ván ghép thanh có 03 loại chủ
yếu: ván ghép thanh lõi đặc không phủ mặt (Lamilated board), ván ghép thanh
lõi đặc có phủ mặt (Block board, Core plywood), ván ghép thanh khung rỗng
(Veneer spaced Lumber).
Mỗi loại ván ghép thanh đều có những ưu, nhược điểm riêng và yêu
cầu công nghệ nhất định. Tuy nhiên, do giới hạn của đề tài nên chúng tôi chỉ
quan tâm đến loại ván ghép thanh lõi đặc không phủ mặt.
Sơ đồ phân loại vá ghép thanh:
Hình 1.1. Sơ đồ phân loại ván ghép thanh
Ván ghép
thanh
Ghép dài Ghép rộng
Có phủ mặt Không phủ mặt
Liên kết
chốt
Liên kết
mộng
Liên kết
keo Nền rỗng Nền đặc
Liên kết
chốt
Liên kết
mộng
Liên kết
keo
6
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, trong qúa trình sản xuất có một số
yếu cầu bắt buộc sau:
- Các thanh thành phần phải gia công đúng quy cách;
- Phải đảm bảo độ kín khít khi xếp các thanh ghép;
- Độ ẩm thanh ghép trong khoảng MC = 8 12%;
- Xếp các thanh ghép kế tiếp nhau theo phương đối xứng với vòng năm;
- Lượng keo tráng 150 ÷ 180 g/m2
;
- Áp suất ép cạnh phụ thuộc vào chất lượng bề mặt thanh song không
nhỏ hơn 10 kgf/cm2
.
Trong sản xuất ván ghép thanh, khâu xẻ thanh cơ sở đóng vai chò quan
trọng tới chất lượng ván, tỷ lệ lợi dụng và giá thành sản phẩm. Sản phẩm gỗ
xẻ thu được từ nguyên liệu trong cùng một điều kiện nhiều hay ít, tốt hay xấu
hoàn toàn phụ thuộc vào quá trình xẻ gỗ. Khi nghiên cứu về công nghệ sản
xuất ván ghép thanh người ta thường tập trung vào các vấn đề sau:
+ Nghiên cứu về nguyên liệu, nhằm tìm kiếm các loại nguyên liệu mới
hay nâng cấp chất lượng nguyên liệu và sản phẩm;
+ Nghiên cứu về kích thước thanh cơ sở, nhằm tạo ra các cặp kích
thước thanh chuẩn;
+ Nghiên cứu về sản phẩm, nhằm tạo ra sản phẩm ván ghép thanh mới
hoặc nâng cao chất lượng ván hiện có;
+ Nghiên cứu về các yếu tố công nghệ: Bao gồm nghiên cứu về công
đoạn tạo thanh cơ sở với các khâu xẻ, sấy và gia công thanh. Nghiên cứu về
công đoạn ghép ván và hoàn thiện sản phẩm.
Do phạm vi và mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tôi tập chung nghiên
cứu về các công đoạn tạo thanh cơ sở mà chủ yếu là khâu xẻ.
Trong thực tế hiện nay, để sản xuất thanh cơ sở cho ván ghép thanh nói
riêng và ván xẻ nói chung người ta thường sử dụng các phương pháp xẻ sau: