Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xác Định Mô Hình Phù Hợp Để Mô Tả Quá Trình Sinh Trưởng Của Thông Ba Lá Pinus Keysia Royle Ex Gordon Tự Nhiên Ở Khu Vực Đắk G Long Tỉnh Đắk Nông
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thông ba lá (Pinus keysia Royle ex Gordon) phân bố tự nhiên ở những
vùng núi cao trên 500 m thuộc các tỉnh Tây Nguyên (Lâm Đồng, Đắk Nông,
Đắk Lắc, Gia Lai và Kontum)[1]
. Gỗ Thông ba lá được sử dụng để làm nhà, đồ
mộc gia dụng, bao bì và nguyên liệu bột giấy. Vì thế, rừng Thông ba lá ở Tây
Nguyên nói chung và Đắk Nông nói riêng đóng vai trò to lớn không chỉ về
khoa học và kinh tế, mà còn bảo vệ môi trường, bảo vệ các hồ thuỷ lợi và hệ
thống thuỷ điện, tạo danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ dưỡng và du lịch...
Trước đây đã có một số công trình nghiên cứu về năng suất và sản
lượng, phân hạng đất, phân chia cấp đất và đặc tính sinh thái, tái sinh của
rừng Thông ba lá; trong đó đáng kể là những nghiên cứu của Nguyễn Ngọc
Lung (1988; 1999)[10, 11], Phó Đức Đỉnh (1995)[2], Viên Ngọc Hùng (1989)[5]
,
Lê Hồng Phúc (1995)[15] và Ngô Đình Quế (1983)[16]. Những nghiên cứu về
rừng Thông ba lá tập trung chủ yếu ở Lâm Đồng, còn những vùng khác vẫn
chưa được quan tâm đầy đủ. Vì thế, bên cạnh việc kế thừa những kết quả
nghiên cứu đã có, vẫn cần có những nghiên cứu tiếp theo về rừng Thông ba lá
ở những khu vực khác nhau.
Nhận thấy, khi mô tả và phân tích qúa trình sinh trưởng của những loài
cây gỗ mọc nhanh ở Việt Nam, nhiều tác giả thường áp dụng một số mô hình
phi tuyến tính như mô hình Gompertz (1925), Schumacher (1939), Drakin –
Vuevski (1940), Kosun - Strand (1964) và Korf (1973); trong đó các tham số
của mô hình được xác định theo phương pháp bình phương nhỏ nhất. Về lý
thuyết, những tham số của hàm phi tuyến tính không chỉ được xác định theo
phương pháp bình phương nhỏ nhất, mà còn theo phương pháp phi tuyến tính.
Mặt khác, tùy theo mô hình phi tuyến tính, cả hai phương pháp này cũng có
thể giải theo những cách thức khác nhau. Rõ ràng là, nếu chọn lựa những mô
2
hình thống kê khác nhau và các tham số của chúng lại được xác định theo
những phương pháp khác nhau, thì kết quả mô tả sinh trưởng của cây cá thể
và lâm phần cũng khác nhau. Vì thế, xác định mô hình thích hợp để mô tả gần
đúng nhất quá trình sinh trưởng đường kính, chiều cao và thể tích thân cây
Thông ba lá là một vấn đề cần được đặt ra.
Với mong muốn góp phần cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho
việc phân tích đặc điểm sinh trưởng của quần thể Thông ba lá tự nhiên, tác giả
thực hiện đề tài “Xác định những mô hình phù hợp để mô tả quá trình sinh
trưởng của Thông ba lá tự nhiên (Pinus keysia Royle ex Gordon) ở khu vực
Đắk G’Long, tỉnh Đắk Nông”.
Những kết quả nghiên cứu của đề tài đưa lại những ý nghĩa sau đây:
(1) Về lý luận, xây dựng cơ sở khoa học cho việc mô tả và nghiên cứu
quá trình sinh trưởng của rừng Thông ba lá ở khu vực nghiên cứu.
(2) Về thực tiễn, đề tài cung cấp những mô hình phù hợp để dự đoán
quá trình sinh trưởng đường kính, chiều cao và thể tích thân cây Thông ba lá
tự nhiên.
3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. KHÁI QUÁT VỀ RỪNG THÔNG BA LÁ
1.1.1. Đặc điểm phân loại Thông ba lá
Thông ba lá (Pinus keysia Royle ex Gordon) thuộc họ Pinaceae, là loài
cây gỗ lớn, cao 30-35 m, đường kính 50-60 cm, thân thẳng, vỏ dày và có màu
nâu sẫm, nứt dọc, bong mảng, chịu lửa tốt. Thông ba lá thường có ba lá kim
màu xanh thẫm, mọc cụm trên chồi ngắn (bẹ), dài 15-20cm. Quả nón hình
trứng viên chùy, dài 5-9cm. Quả có vỏ dày và có rốn rất rõ, có khi có gai
nhọn, hạt có cánh dài 1,5-2,5 cm. Thông ba lá ra hoa vào tháng 4-5, quả chín
vào tháng 11-12 năm sau. Quả có thể tồn tại trên cây đến 9-10 năm. Thông ba
lá có thể ra hoa ngay từ lúc 6-7 tuổi. Gỗ mềm, nhẹ, màu vàng đến da cam; tỷ
trọng 0,650 - 0,700[1]
.
1.1.2. Đặc tính sinh thái của Thông ba lá
Theo Thái Văn Trừng (1999)[17], Thông ba lá phân bố ở Ấn Độ, Miến
Điện, Thái Lan, Trung Quốc, Lào và Việt Nam… Ở Việt Nam, Thông ba lá
phân bố ở khu vực Tây Nguyên, Hà Giang, Yên Bái và Lào Cai... Thông ba lá
là loài cây tự nhiên của khu hệ thực vật núi vừa và cao. Ở phía nam nước ta,
Thông ba lá phân bố ở những nơi có độ cao từ 500 m đến 1.900 m so với mặt
biển; lượng mưa trung bình từ 1.500 mm trở lên; nhiệt độ bình quân hàng
năm từ 18-200C. Thông ba lá ưa sáng mạnh, tái sinh tốt trên đất trống.
Khi nghiên cứu về rừng Thông ba lá ở khu vực Tây Nguyên, Nguyễn
Ngọc Lung (1988 ; 1999)[10], [11] đã phân chia rừng Thông ba lá thành 3 vùng -
đó là vùng thích hợp với độ cao từ 1.000 – 1.800 m; vùng mở rộng với độ cao
dưới 1.000 m và trên 1.800 m và vùng giới hạn với độ cao dưới 600 m. Vùng
thích hợp là trung tâm phân bố của rừng Thông ba lá thuần loài; trong đó
Thông ba lá chiếm ưu thế ở tầng ưu thế sinh thái. Vùng mở rộng là vùng
4
ngoại vi ở độ cao dưới 1.000 m và trên 1.800 m. Khi phân bố ở độ cao dưới
1.000 m, Thông ba lá mọc hỗn giao với Thông 2 lá (Pinus merkusii) và Dầu
trà beng (Dipterocapus obtusiforlius). Nếu phân bố ở độ cao trên 1.800 m,
Thông ba lá mọc hỗn giao với những loài cây thuộc họ Fagaceae. Ở phạm vi
giới hạn dưới 600 m, Thông ba lá sinh trưởng kém.
Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh tới sinh
trưởng của Thông ba lá, Nguyễn Ngọc Lung (1988)[10] nhận thấy, không có sự
khác biệt đáng kể về sinh trưởng chiều cao ở hai vùng sinh thái khác nhau là
Đà lạt và Bảo lộc. Ngoài ra, lượng tăng trưởng đường kính có sự khác nhau
trong mùa mưa và mùa khô.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ MÔ HÌNH HÓA SINH TRƯỞNG CỦA CÂY GỖ
VÀ QUẦN THỤ
1.2.1. Trên thế giới
Wenk, G; Antanaitis, V và Smelko, S (1990)
[31] đã tổng hợp một số
phương trình sinh trưởng thường được vận dụng để mô tả sinh trưởng cho
rừng thuần loài đều tuổi. Các phương trình này được tổng hợp ở bảng dưới
đây:
Một số phương trình sinh trưởng thường được vận dụng để mô tả sinh
trưởng cho rừng thuần loài đều tuổi
Dạng hàm số Công thức
Gompertz (1925)
cT be Y me
Verhulst-Robertso (1925)
a(T b)
m
Y
1 e
5
Dạng hàm số Công thức
Koller (1878)
b cT Y aT e
Weber (1891)
max c
Y Y
, T
1
1
1 0
Terazaki (1907)
b
Y ae T
Mitscherlich (1919)
cT Y Y e max 1
Tichendorf (1925)
cT Y Y Y e max 0 1
Korsun-Strand (1935)
(1964)
T
Y
a bT cT
2
2
Tretchiakov (1937)
TY aT b
Schumacher (1939)
c
b
Y me T
Drakin-Vuevski (1940)
m KT Y a e 1
Assmann-Franz (1964)
b c logT Y aT
Nikitin (1963)
Y a bT cT dT 2 3
Thomasius (1964)
dT cT e Y Y e max
1
1
Korf (1973)
c
bT Y me
Hagglund (1974)
m KT Y Y a e
1
0 1
6
Dạng hàm số Công thức
Rawat-Franz (1974)
Y a beKT m
1
1 1
Kiviste (1984)
a
(a a )T Y Y
a a T T
2 2
0 1
100 2
0 1
1
Alder,D.1990 (Vũ Tiến Hinh, 2003)[4] đã sử dụng hàm Schumacher để
mô tả sinh trưởng chiều cao tầng ưu thế làm cơ sở phân chia cấp đất. Để xác
định các tham số của phương trình, tác giả đã chuyển hàm phi tuyến về dạng
tuyến tính: Y=A + B. X, bằng cách đặt:
Y = LnH; X = 1/Ac
Các tham số A và B được ước lượng theo phương pháp hối quy phân
nhóm (mối đường sinh trưởng chiều cao thực nghiệm được coi là một nhóm):
m m i i
i 2
i
2 m m i
i 2
i
X XY Y
X
a
X
n
X
m
i i
i
i
2 m
2 i
i
i
X Y XY
n
b
X
X
n
Khi mô tả sinh trưởng chiều cao theo đơn vị cấp đất cho những lâm
phần White pine Avery, T.E.1975 (Vũ Tiến Hinh, 2003)[4] sử dụng quan hệ:
5
3 4
a
a a S A H a a S 1 e o 1 2