Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vùng kinh tế trọng điểm Tây Nguyên và các nới lỏng trong chính sách nhà nước về tài chính pps
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua. Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương chính sách
để phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đa dạng hóa các hình thức sở
hữu và mở rộng quan hệ hợp tác với bên ngoài. Điều này đã tạo nên nên một luồng
sinh khí mới đối với các doanh nghiệp, tạo nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với
các doanh nghiệp
Hoạt động trong cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải
luôn tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc bằng uy tín và chất lượng sản phẩm của
mình. Mục tiêu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là lợi nhuận và lợi nhuận
tối đa, do vậy lợi nhuận được coi là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến
khích các chủ doanh nghiệp mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh nâng cao năng
suất lao động... Mà đối mặt với các doanh nghiệp là thương trường với sự chọn lọc
đào thải rất khắc khe, với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt, nhu
cầu tiêu dùng trên thị trường thì lại thường xuyên biến đổi. Để đạt được mục tiêu
trên quả là một vấn đề khó khăn vất vả đối với các nhà doanh nghiệp. Vậy con
đường nào giúp cho các doanh nghiệp tồn tại và vươn lên mạnh mẽ trong cơ chế thị
trường đầy nghiệt ngã này ? Phải chăng đó là cả một nghệ thuật, là cả một quá trình.
Điều đó buộc các doanh nghiệp phải luôn nhận thức được rằng có tiêu thụ thì mới
đảm bảo được thu hồi vốn đã bỏ ra và tăng tích lũy đồng thời nâng cao được đời
sống cho công nhân viên trong doanh nghiệp. Như vậy hoạt động tiêu thụ đóng vai
trò quyết định đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Bởi vậy, để thúc đẩy
hoạt động tiêu thụ thì các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao công tác
Marketing và coi đó là chìa khóa để mở ra con đường thành công của chính doanh
nghiệp mình. Để có được chính sách Marketing phù hợp thì các nhà doanh nghiệp
phải có trong tay những thông tin về sản phẩm của mình, về công tác tiêu thụ, kết
quả kinh doanh của các sản phẩm đó. Mà ta biết rằng, kế toán là một công cụ ghi
chép, tổng hợp thông tin kinh tế, là mộtc công cụ quan trọng nhằm để quản lý vốn,
tài sản điều hành hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Những thông tin do kế
toán cung cấp là một trong những cơ sở quan trọng giúp cho các nhà doanh nghiệp
có thể phân tích, đánh giá để lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả
nhất.
Chính vì vậy việc tổ chức và không ngừng hoàn thiện công tác chi phí doanh thu,
xác định và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp
là vấn đề rất quan trọng.
Mặt khác, trong vài năm gần đây, với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ
thuật và công nghệ thông tin thì việc ứng dụng máy vi tính vào công tác quản lý nõi
chung và kế toán nói riêng đang trở thành một xu thế tất yếu trong các doanh
nghiệp. Bởi vì, nhờ có kế toán trên máy vi tính mà công việc kế toán đã được giảm
bớt đáng kể, thông tin kế toán được xử lý cung cấp nhanh chóng đầy đủ và đáp ứng
kịp thời các yêu cầu của các nhà quản trị doanh nghiệp. Song vấn đề ứng dụng máy
vi tính vào công tác kế toán ở nước ta mới ở bước đầu của sự xâm nhập, trong bối
cảnh tin học vẫn còn là điều mới mẻ với không ít người do đó việc gặp phải những
khó khăn ban đầu là điều khó tránh khỏi. Công ty Cao Su Đaknông cũng đã nhanh
chóng tiếp cận với thị trường khoa học ky thuat để đưa máy vi tính vào công tác kế
toán.
Sau một thời gian thực tập tại Công ty Cao Su Đaknông, nhận thức được tầm quan
trọng của hoạt động tiêu thụ trong doanh nghiệp, em xin đi sâu vào nghiên cứu công
tác tiêu thụ ở Công ty.
Được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo - Tiến sĩ Nguyễn Đình Đố cùng với sự
giúp đỡ chỉ bảo của các cán bộ phòng kế toán Công ty Cao Su Đaknông cùng với
kiến thức và lý luận đã được trang bị tại nhà trường em đã hoàn thành luận văn với
đề tài : Hoàn thiện tổ chức chi phí doanh thu, xác định và phân tích kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cao Su ĐakNông“.
Đề tài được trình bày với kết cấu 3 phần chính :
Chương I : Những vấn đề lý luận chung về chi phí doanh thu, xác định và phân tích
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chương II : Thực trạng công tác chi phí doanh thu, xác đinh và phân tíchs kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty.
Chương III : Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác chi phí doanh thu, xác định và
phát triển kết quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Cao Su Đaknông.
Vói sự cố gắng và khả năng nhất định, trong một thời gian thực tập quá ngắn em hy
vọng qua việc thực hiện đề tài có thể tiếp cận và lý giải được các vấn đề chủ yếu
liên quan đến công tác tiêu thụ, xác đinh và phân tích kết quả sản xuất kinh doanh
tại Công ty. Và trên cơ sở đó có thể góp một phần ý kiến nhỏ bé của mình làm cho
công tác tiêu thụ, xác định và phân tích kết quả sản xuất kinh doanh tại Công ty
ngày càng hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ DOANH THU,
XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH.
1.1. Sự cần thiết phải tổ chức chi phí doanh thu, xác định và phân tích kết qủa hoạt
động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất.
1.1.1. Vai trò ý nghĩa của quá trình tiêu thụ thành phẩm, xác định và phân tích kết
qủa hoạt động sản xuất kinh doanh.
Quá trình tái sản xuất trong doanh nghiệp là các quá trình sản xuất, lưu thông, phân
phối và tiêu dùng. Các quá trình này diễn ra một cách tuần tự. Để quá trình sản xuất
có thể tiếp tục được thì các chi phí đã bỏ ra phải được trang trải bù đắp bằng các
khoản tiền thu tù tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra chủ yếu
là thành phẩm. Thành phẩm là kết quả lao động của doanh nghiệp. Chất lượng thành
phẩm quyết định đến uy tín, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Sự sống còn của thành phẩm quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp. Ta biết rằng, thị trường là mục tiêu khởi điểm của quá trình kinh doanh
đồng thời cũng là nơi kết thúc của quá trình kinh doanh. Doanh nghiệp muốn tồn tại
và vươn lên thì sản phẩm của doanh nghiệp phải được thị trường chấp nhận tức là
phải được tiêu thụ trên thị trường. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường tiêu thụ
thành phẩm có vai trò ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối
với doanh nghiệp nói riêng.
Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện các quan hệ trao đổi đã thông qua các
phương tiên thanh toán nhất định để thực hiện giá trị của sản phẩm.
Tiêu thụ là một khâu của quá trình tái sản xuất. Đối với bản thân doanh nghiệp, có
tiêu thụ được sản phẩm doanh nghiệp mới có khả năng thu hồi vốn, bù đắp những
chi phi bỏ ra, trang trải được các khoản nợ, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, tạo
điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng,
ổn định được tình hình tài chính. Vì vậy có thể ví hoạt động tiêu thụ của doanh
nghiệp là tấm gương phản ánh toàn bộ hoạt động chung của doanh nghiệp : Doanh
nghiệp nếu mở rộng được hoạt động tiêu thụ sẽ tạo điều kiện tăng doanh thu, củng
cố và khẳng định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.
Hoạt động tiêu thụ còn góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của nền kinh tế.
Thực hiện tốt tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa là tiền đề cân đối giữa sản xuất và tiêu
thụ, giữa tiền và hàng trong lưu thông, đặc biệt là bảo đảm cân đối trong từng ngành
và giữa các ngành, các khu vực trong nền kinh tế quốc dân. Các đơn vị trong nền
kinh tế tồn tại và phát triển một cách độc lập mà giữa chúng có mối quan hệ qua lại
khắng khit với nhau. Quá trình tiêu thụ sản phẩm có ảnh hưởng và tác động đến
quan hệ cung cầu trong thị trường. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của một
đơn vị sẽ ảnh hưởng đến nhiều đơn vị khác trong nền kinh tế. Khi một đơn vị thực
hiện tốt kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các
đơn vị khác trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác với sự cạnh tranh gay
gắt, sự đào thải, sàn lọc khắc khe của nền kinh tế thị trường, để tồn tại, doanh
nghiệp phải luôn tự hoàn thiện mình. Điều đó góp phần đưa sản xuất hàng hóa phát
triển nhanh mạnh.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp mang tính tổng hợp. Các doanh nghiệp tiến hành nhiều loại hoạt động khác
nhau. Toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành :
Ngòai hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường, doanh nghiệp còn có các hoạt
động tài chính, hoạt động bất thường. Nhưng trong phạm vi đề tài chỉ đề cập chủ
yếu đến hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp.
Hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường được hiểu là hoạt động sản xuất tiêu
thụ sản phẩm, mua bán vật tư hàng hóa và thực hiện cung cấp lao vụ dịch vụ.
Thực tế điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm đến chính là kết quả
cuối cùng (lãi, lỗ) về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh là một bộ phận cấu thành kết quả hoạt động của doanh
nghiệp. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là căn cứ để doanh nghiệp quyết
định có tiếp tục hay ngừng sản xuất, tiêu thụ loại hàng hóa nào, và cần đẩy mạnh sự
tiêu thụ loại hàng hóa nào.
Mặt khác, để đánh giá một cách toàn diện tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
của đơn vị mình, để từ đó xác định những nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đưa ra những quyết định kinh tế
phù hợp với mục tiêu mong muốn, thì kế toán cần phải thực hiện việc phân tích kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính.
Để đảm bảo cho việc sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo tính liên tục của quá trình
tái sản xuất thì quá trình tiêu thụ phải được quản lý chặt chẽ.
1.1.2. Yêu cầu quản lý :
Tiêu thuÛ là khâu cuối cùng của quá trình tái sản xuất. Để có thể tái sản xuất thì
doanh nghiệp cần phải theo dõi chặt chẽ số lượng, doanh thu của từng loại thành
phẩm tiêu thụ, tình hình thanh toán của khách hàng nhằm thu hồi vốn nhanh, cũng
như tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Nhà quản trị doanh nghiệp phải
nắm được kinh doanh mặt hàng nào có hiệu quả nhất để từ đó có xu hướng mở rộng
kinh doanh.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải quản lý chặt chẽ các khoản chi phí bán hàng,
chi phí quản lý doanh nghiệp, quản lý về gía cả.Doanh nghiệp cần phải xây dựng
một biểu giá hợp lý cho từng mặt hàng, từng phương thức bán hàng. Làm tốt việc
quản lý giá giúp cho sản phẩm của doanh nghiệp thích ứng với giá cả thị trường,
tiêu thụ được nhiều... Đồng thời, làm tốt các công việc trên giúp cho doanh nghiệp
có thể xác định được kết quả sản xuất kinh doanh một cách đúng đắn, lập và phân
tích kế hoạch tiêu thụ trên cơ sở đó lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh có hiệu
quả cao.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sản xuất ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất
lượng, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý để được khách hàng chấp nhận là vấn đề quan
trọng, thậm chí là tiêu chí phấn đấu không ngừng của mỗi doanh nghiệp. Để đạt
được điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần thực hiện hàng loạt các biện pháp về tổ
chức , quản lý trong đó tổ chức chi phí doanh thu sản phẩm, xác định kết qủa hoạt
động sản xuất kinh doanh một cách chính xác đầy đủ, kịp thời là một trong
nhữngbiện pháp quản lý có ý nghĩa to lớn, cung cấp được những thông tin hữu ích
cho các nhà doanh nghiệp trong việc ra quyết định sản xuất, tiêu thụ nhằm thỏa mãn
nhu cầu của thị trường. Do vậy, nhiệm vụ được đặt ra đối với chi phí doanh thu và
xác định kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh như sau :
- Tổ chức theo dõi, phản ánh chính xác đầy đủ kịp thời, giám đốc chặt chẽ về tình
hình hiện có và sự biến động của từng thành phẩm trên cả mặt hiện vật và giá trị.
- Theo dõi, phản ánh, giám đốc chặt chẽ quá trình tiêu thụ. Kiểm tra việc thực hiện
các chỉ tiêu về kế hoạch tiêu thụ , kiểm tra và thực hiện tiến độ tiêu thụ để tìm ra
nguyên nhân, biện pháp nhằm tăng doanh thu.
- Phản ánh, giám đốc tình hình thanh toán. Theo dõi, phản ánh, ghi chép kịp thời
đầy đủ các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Tính toán, phân
bổ các chi phí này cho từng thành phẩm tiêu thụ. Ghi chép và phản ánh kịp thời các
khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu bán hàng, hoặc doanh thu của số hàng hóa bị
trả lại để xác định chính xác doanh thu bán hàng thuần.
- Xác định chính xác kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đôn
đốc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
- Lập các báo cáo nhằm cung cấp các thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận
liên quan. Định kỳ tiến hành phân tích kinh tế đối với hoạt động bán hàng, thu nhập,
phân phối kết quả.
Thực hiện tốt các nhiệm vụ này sẽ đem lại hiệu quả thiết thực đối với hoạt động tiêu
thụ nói riêng và cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung.
1.2. Lý luận chung về doanh thu bán hàng và kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh.
1.2.1. Phương thức bán hàng :
Để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ, đáp ứng được các nhu cầu và khả năng tiêu dùng
khác nhau trong xã hội, doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến chiến lược sản phẩm
mà cần phải biết đa dạng hóa các phương thức tiêu thụ.
Hoạt động tiêu thụ thành phẩm trong doanh nghiệp có thể tiến hành theo nhiều
phương thức : bán trực tiếp tại kho, chuyển hàng theo hợp đồng, bán hàng thông qua
các đại lý, bán hàng trả góp... Nhưng nhìn chung, nếu căn cứ vào thời điểm ghi nhận
doanh thu ta có thể chia phương thức bán hàng thành 2 loại : phương thức bán hàng
thu tiền trực tiếp và phương thức bán hàng không thu tiền trực tiếp.
- Phương thức bán hàng thu tiền trực tiếp : theo phương thức này thì việc chuyển
quyền sở hữu sản phẩm hàng hóa dịch vụ cho khách hàng và việc thu tiền được thực
hiện đồng thời nên còn gọi là bán hàng thu tiền ngay tức là doanh thu được ghi nhận
khi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm cho khách hàng.
- Phương thức không thu tiền trực tiếp : việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ đã được thực hiện, nhưng khách hàng mới chỉ chấp nhận trả tiền, chưa