Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vua minh mạng với các tín ngưỡng truyền thống của người việt (1820 - 1840)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ƢỜ Ƣ
Ó UẬ Ố Ệ
t i
VU VỚ Á Í ƢỠ
UYỀ Ố Ủ ƢỜ V Ệ
(1820 – 1840)
Đà Nẵng, 05/2016
inh viên thực hiện : oàng hị ồng gọc
Chuyên ngành : ƣ phạm ịch sử
ớp : 12SLS
gƣời hƣớng dẫn : h . guyễn Duy hƣơng
1
Lôøi caûm ôn
Đề tài này được thực hiện dưới sự hướng
dẫn của ThS. Nguyễn Duy Phương – Giảng viên
trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng. Tôi
xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc
tới cô, đã hướng dẫn hết sức nhiệt tình trong quá
trình tôi thực hiện đề tài. Tôi cũng xin vô cùng cảm
ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ thư viện
trường Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng; các
cán bộ thư viện trường đại học Khoa học Huế, thư
viện Tổng hợp Đà Nẵng và phòng học liệu trường
Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã tạo điều kiện cho tôi
tìm kiếm tư liệu. Đồng thời, tôi gửi lời cảm ơn
chân thành đến quý thầy cô giáo trong khoa Lịch
sử và các bạn đã góp ý kiến quý báu cho đề tài.
Một lần nữa tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó!
Đà nẵng, tháng 05 năm 2016
Sinh viên
Hoàng Thị Hồng Ngọc
2
Ụ LỤC
Ở ẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................................5
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu............................................................................6
3.1. Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................6
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................7
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................7
4.1. Mục đích ...............................................................................................................7
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................................7
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ..........................................................7
5.1. Nguồn tư liệu ........................................................................................................7
5.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................8
6. Đóng góp của đề tài..............................................................................................8
7. Bố cục của đề tài...................................................................................................9
Ộ DUNG ..............................................................................................................10
ƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VIỆ NAM DƢỚ T Ờ MINH
VÀ TÍN NGƢỠ TRUYỀ THỐNG Ủ NGƢỜI VIỆT...............10
1.1. Tình hình Việt Nam dưới thời Minh Mạng ........................................................10
1.2. Tổng quan về tín ngưỡng truyền thống của người Việt .....................................17
1.2.1. Khái niệm........................................................................................................17
1.2.2. Vai trò của tín ngưỡng truyền thống đối với đời sống người Việt..................22
1.2.3. Một số tín ngưỡng truyền thống tiêu biểu của người Việt..............................24
1.2.3.1. Thờ cúng tổ tiên ...........................................................................................24
1.2.3.2. Thờ Thành Hoàng ........................................................................................26
1.2.3.3. Thờ cúng Trời Đất........................................................................................28
ƢƠNG 2: ỨNG X Ủ VUA MINH M VỚ CÁC TÍN NGƢỠNG31
UYỀ THỐNG (1820 – 1840) ..........................................................................31
2.1. Thờ cúng tổ tiên .................................................................................................31
2.2. Thờ Thành hoàng................................................................................................46
2.3. Thờ cúng Trời Đất ..............................................................................................52
2.4. Một số nhận xét ..................................................................................................57
Ế LUẬ ..............................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢ ......................................................................................64
Ụ LỤC.................................................................................................................69
3
DANH MỤ CÁC BẢ BIỂU, HÌNH ẢNH
Bảng 1: Thống kê các sự kiện thể hiện thái độ của vua Minh Mạng đối với các tín
ngưỡng truyền thống của người Việt
Ảnh 1: Vua Minh Mạng (1791 - 1841)
Ảnh 2: Thế miếu
Ảnh 3: Triệu miếu
Ảnh 4: Thái miếu
Ảnh 5: Hưng miếu
Ảnh 6: Lễ tế Nam Giao thời Nguyễn
4
1. Lý do chọn đề tài
MỞ ẦU
Dân tộc Việt Nam có một truyền thống văn hóa lâu đời, kết tinh thành hệ giá
trị chân – thiện – mỹ như một hệ giá trị phổ quát của văn hóa, của mọi dân tộc trong
cộng đồng nhân loại. Song mỗi dân tộc, do những điều kiện và hoàn cảnh lịch sử
riêng của mình, từ những trải nghiệm trực tiếp trong thực tiễn lao động và đấu
tranh, trong môi trường tự nhiên và xã hội để tồn tại và phát triển nên có những
quan niệm và cách thức biểu hiện riêng của mình về chân – thiện – mỹ. Nó biểu
hiện thành tâm lý và ý thức, phong tục tập quán và lối sống, tạo thành tính cách của
con người và cộng đồng dân tộc. Các giá trị văn hóa truyền thống đó kết tinh lại
trong quan niệm, tư tưởng, triết lý, trong đạo đức và cách thức ứng xử, phản ánh
diện mạo tinh thần, tâm hồn và tình cảm của cả một dân tộc, có trong các sản phẩm
vật thể và phi vật thể của văn hóa. Trong đời sống văn hóa tinh thần (phi vật thể)
của dân tộc Việt Nam cần đặc biệt chú trọng tới tín ngưỡng.
Tín ngưỡng là một phạm trù lịch sử về niềm tin, là vấn đề văn hóa mang tính
nhạy cảm của xã hội. Nắm được tín ngưỡng là nắm được niềm tin của cộng đồng để
điều khiển cộng đồng theo hướng lợi ích của người lãnh đạo. Do vậy, trong quá
khứ, tín ngưỡng đã trở thành vấn đề được các triều đại hết sức quan tâm.
Minh Mạng – vị vua thứ hai của triều Nguyễn cũng nhận thức được rằng để
bảo vệ độc lập dân tộc, để giữ vững hệ tư tưởng phong kiến thì điều quan trọng là
phải tăng cường lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước. Đặc biệt, trong bối cảnh
triều Nguyễn dựng nước bằng việc cầu cứu phương Tây, chứ không phải như những
triều đại trước được hình thành từ sau những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại
xâm nên sự đồng tình, đoàn kết trong dân còn thấp, niềm tin của dân vào Nhà nước
chưa cao. Chính vì vậy, vua Minh Mạng đã chăm lo đến đời sống vật chất của
người dân bằng nhiều biện pháp như giảm tô thuế, khai hoang mở rộng diện tích,
xây dựng các công trình thủy lợi. Cùng với đó, vua Minh Mạng cũng hết sức chăm
lo đến đời sống tinh thần của người dân. Trong đó, có việc quan tâm đến tín ngưỡng
truyền thống. Trên cơ sở như vậy, vua Minh Mạng đã đưa ra những ứng xử phù hợp
nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc.
Mặt khác, trong bối cảnh đất nước đang đổi mới, đang thực sự tạo dựng một
xã hội ấm no hạnh phúc. Đời sống vật chất càng sung túc, đời sống tinh thần trong
5
đó có đời sống tâm linh được tôn trọng. Hiện đại hóa đất nước trên cơ sở giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc là phương châm, là mục tiêu phát triển của xã hội. Làm thế
nào để giải quyết được mối tăng trưởng kinh tế với đời sống tinh thần, nhu cầu tâm
linh của người dân trong bối cảnh hội nhập là vấn đề hết sức quan trọng. Điều đó
cho thấy nghiên cứu vấn đề vua Minh Mạng với các tín ngưỡng truyền thống của
người Việt có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Những bài học rút ra từ lịch sử vẫn còn
nguyên giá trị đối với Đảng và Nhà nước ta trong việc thể hiện thái độ với tín
ngưỡng tôn giáo hiện nay.
Xuất phát từ những lý do đó, tôi quyết định chọn đề tài: “Vua Minh Mạng
với các tín ngưỡng truy n thống của người Việt (1820 - 1840)” làm đề tài khóa
luận tốt nghiệp của mình.
2. ịch sử nghiên cứu vấn đề
Nhà Nguyễn được rất nhiều nhà sử học, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước
quan tâm nghiên cứu trên nhiều mặt cho nên tài liệu viết về thời kỳ này khá phong
phú. Trong đó, vấn đề vua Minh Mạng với các tín ngưỡng truyền thống nói riêng và
các vua triều Nguyễn với các tín ngưỡng truyền thống nói chung được đặc biệt chú
ý.
Vấn đề vua Minh Mạng với các tín ngưỡng truyền thống của người Việt đã
được đề cập ở một số bài viết như:
Phan Đại Doãn (1996), với bài viết “Vài nét về tín ngưỡng và tôn giáo Việt
Nam thế kỷ XIX” in trong Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 3. Bài viết đã miêu tả về
việc thờ cúng tổ tiên, thờ Thành hoàng, các vị anh hùng dân tộc ở một số làng quê
được thành lập vào đầu thế kỷ XIX. Đồng thời, cũng đã phác thảo về thái độ của
triều Nguyễn đối với tôn giáo và tín ngưỡng Việt Nam. Nhưng tác giả chưa đi sâu
vào phân tích thái độ của vua Minh Mạng với các tín ngưỡng truyền thống của
người Việt.
Nguyễn Văn Kiệm (1997), với bài viết “Một vài tư liệu về tín ngưỡng của
người Việt Nam ở thế kỷ XIX qua một số thư của giáo sĩ phương Tây”, in trong Tạp
chí Nghiên cứu Lịch sử, số 2. Trong bài viết này, tác giả tác giả đã sắp xếp, dịch và
giới thiệu những đoạn trích trong các bức thư của các giáo sĩ phương Tây gửi về
cho nhân dân hoặc cho các bề trên của họ với những vấn đề có liên quan đến tín
ngưỡng. Qua đó, giúp chúng ta hình dung được diện mạo sinh động, thậm chí khá
6
chi tiết về tín ngưỡng của nhân dân ở thế kỷ XIX. Tuy nhiên, bài viết này chỉ mới
dừng lại ở việc phiên dịch các bức thư chứ chưa phân tích một cách cụ thể về thái
độ của vua Minh Mạng với các tín ngưỡng truyền thống của người Việt.
Lê Nguyễn Lưu (1999), với bài viết “Sắc phong thần vùng Huế” được đăng
trong cuốn Tuyển tập những bài nghiên cứu về triều Nguyễn của Tạp chí Nghiên
cứu và Phát triển do Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Thừa Thiên Huế phát
hành đã phần nào nói về thái độ của các vua triều Nguyễn đối với tín ngưỡng. Tuy
nhiên, bài viết này chỉ mới đề cập đến việc sắc phong thần – một phần nhỏ về tín
ngưỡng truyền thống của dân tộc nửa đầu thế kỷ XIX và chỉ có phạm vi ở Huế.
PGS.TS Lương Kim Thoa (2005), với bài viết “Các vua triều Nguyễn đối với
tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc nửa đầu thế kỷ XIX” in trong sách Lịch sử nhà
Nguyễn một cách tiếp cận mới có đề cập đến thái độ của các vua triều Nguyễn đối
với tín ngưỡng truyền thống nhưng bài viết chỉ trong phạm vi vài trang nên chưa đi
sâu phân tích về thái độ của vua Minh Mạng với các tín ngưỡng truyền thống của
người Việt và bài viết cũng chưa có một dàn bài rõ ràng để trình bày vấn đề này.
Khóa luận tốt nghiệp Triều Nguyễn đối với tín ngưỡng dân gian nửa đầu thế
kỷ XIX của tác giả Hồ Thị Quyên, sinh viên Khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm
Đà Nẵng, năm 2013. Bài viết này đã trình bày về những chính sách của các vị vua
triều Nguyễn đối với tín ngưỡng truyền thống như thiết lập hệ thống đền, miếu; một
vài chính sách thờ tự của triều Nguyễn chứ chưa đi sâu vào phân tích một cách cụ
thể về thái độ của vua Minh Mạng với các tín ngưỡng truyền thống như thờ cúng
Trời Đất, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ Thành hoàng.
Như vậy, ta có thể thấy đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về tín ngưỡng
dưới triều Nguyễn, nhưng chưa có một công trình hay bài viết nào nghiên cứu một
cách đầy đủ toàn diện về thái độ của vua Minh Mạng với các tín ngưỡng truyền
thống của người Việt. Tuy nhiên, những tư liệu trên là nguồn tài liệu vô cùng quý
báu trong quá trình thực hiện đề tài này.
3. ối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. ối tượng nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu về thái độ của vua Minh Mạng
với một số tín ngưỡng truyền thống dân tộc như: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ
Thành hoàng, thờ cúng Trời Đất.