Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vốn viện trợ nước ngoài vào Việt nam: Thách thức cho quản lý thất thóat và hiệu quả sử dụng potx
MIỄN PHÍ
Số trang
78
Kích thước
398.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1784

Vốn viện trợ nước ngoài vào Việt nam: Thách thức cho quản lý thất thóat và hiệu quả sử dụng potx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Lời mở đầu

Cùng với đầu tư trực tiếp nước ngoài, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) hiện nay

là nguồn tài chính rất quan trọng đối với Việt Nam trong sự nghiệp phát triển kinh

tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với khoản ODA trị giá 17,5

tỷ USD mà các nhà tài trợ cam kết dành cho Việt Nam và 41% trong số đó đã được

giải ngân trong 8 năm qua, ODA đã khẳng định vai trò của nó đối với nền kinh tế

Việt Nam. Nguồn ngoại tệ này đóng góp một phần quan trọng để khắc phục tình

trạng thiếu vốn và cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật thấp kém ở nước ta.

Bên cạnh đó, sự gia tăng của nguồn vốn ODA còn giúp Chính phủ Việt Nam trong

việc giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế và giáo

dục cơ bản.

Trong quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA thời gian qua, mức giải ngân

thấp luôn luôn là chủ đề thảo luận với nhiều nhà tài trợ song phương và đa phương

nhằm tìm ra những nguyên nhân và giải pháp để khắc phục. Tuy nhiên, cho đến nay

vẫn chưa có sự tiến bộ đáng kể mà còn xuất hiện xu hướng tốc độ giải ngân chậm

lại trong thời gian gần đây. Giải ngân thấp thể hiện sự không hiệu quả trong việc sử

dụng nguồn vốn ODA và là một sự lãng phí lớn, trong điều kiện nhu cầu về vốn cho

phát triển kinh tế còn rất lớn như hiện nay.

Vì những lý do trên, tôi đã chọn đề tài "Những giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ

giải ngân nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam giai đoạn

2001-2005 " làm đề tài nghiên cứu cho bài Luận văn tốt nghiệp của mình. Mục tiêu

của đề tài là trên cơ sở khái quát những vấn đề lý luận về ODA, phân tích thực trạng

giải ngân ODA ở Việt Nam trong những năm qua để tìm ra những tồn tại, nguyên

nhân và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy tốc độ giải ngân ODA, nâng cao hiệu

quả sử dụng nguồn vốn này.

Ngoài phần lời nói đầu và kết luận, bài Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này

được bố cục như sau:

Chương I : Cơ sở lý luận chung về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

và giải ngân vốn ODA.

Chương II : Đánh giá tổng quan về tình hình giải ngân nguồn vốn ODA tại Việt

Nam giai đoạn 1993-1999.

Chương III : Những giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân ODA giai đoạn

2001-2005.

chương I

cơ sở lý luận chung về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

I-Những lý luận cơ bản về ODA

1-Khái niệm và đặc điểm của ODA

1.1-Khái niệm

ODA là tên gọi tắt của ba từ tiếng Anh Official Development Assistance có nghĩa

là Hỗ trợ phát triển chính thức hay còn gọi là Viện trợ phát triển chính thức.

Năm 1972, tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển đã đưa ra định nghĩa như sau:

"ODA là một giao dịch chính thức được thiết lập với mục đích thúc đẩy sự phát

triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển. Điều kiện tài chính của giao dịch

này có tính chất ưu đãi và thành tố viện trợ không hoàn lại chiếm ít nhất 25%".

Tại Điều I Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ban

hành ngày 5-8-1977 có nêu khái niệm về ODA như sau :" Hỗ trợ phát triển chính

thức được hiểu là sự hợp tác phát triển giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam với một hay nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế, bao gồm các hình thức sau:

1) Hỗ trợ cán cân thanh toán.

2) Hỗ trợ theo chương trình.

3) Hỗ trợ kỹ thuật.

4) Hỗ trợ theo dự án.

ODA bao gồm ODA không hoàn lại và ODA cho vay ưu đãi có yếu tố không hoàn

lại chiếm ít nhất 25% giá trị khoản vay.

Hỗ trợ phát triển chính thức bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại , viện trợ có

hoàn lại, hoặc tín dụng ưu đãi của các chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liên

Hợp Quốc, các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các nước đang và chậm phát

triển.

Nguồn vốn đưa vào các nước đang và chậm phát triển được thực hiện qua nhiều

hình thức:

-Tài trợ phát triển chính thức ( Official Development Finance - ODF ) là nguồn tài

trợ chính thức của chính phủ cho mục tiêu phát triển. Nguồn vốn này bao gồm ODA

và các hình thức ODF khác, ODA chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn ODF.

-Tín dụng thương mại từ các ngân hàng ( Commercial Credit by Bank ) là nguồn

vốn chủ yếu nhằm hỗ trợ cho các hoạt động xuất nhập khẩu, thương mại...

-Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( Foreign Direct Invesment - FDI ) là loại hình kinh

doanh mà nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn tự thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh cho

riêng mình, tự đứng ra làm chủ sở hữu, tự quản lý hoặc thuê người quản lý (đầu tư

100% vốn ), hoặc góp vốn với một hay nhiều xí nghiệp của nước sở tại thiết lập cơ

sở sản xuất kinh doanh, rồi cùng các đối tác của mình làm chủ sở hữu và cùng quản

lý cơ sở sản xuất kinh doanh này ( xí nghiệp liên doanh ).

-Viện trợ cho không của các tổ chức phi chính phủ ( Nongovernment Organisation -

NGO ).

-Tín dụng tư nhân: loại vốn này có ưu điểm là hầu như không gắn với các ràng buộc

chính trị - xã hội, song các điều kiện cho vay khắt khe ( thời hạn hoàn trả vốn ngắn

và mức lãi suất cao), vốn được sử dụng chủ yếu cho các hoạt động xuất nhập khẩu

và thường là ngắn hạn. Vốn này cũng được dùng cho đầu tư phát triển và mang tính

dài hạn. Tỷ trọng của vốn dài hạn trong tổng số có thể tăng lên đáng kể nếu triển

vọng tăng trưởng lâu dài, đặc biệt là tăng trưởng xuất khẩu của nước đi vay là khả

quan.

Các dòng vốn quốc tế này có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Nếu một nước kém

phát triển không nhận được vốn ODA đủ mức cần thiết để hện đại hoá các cơ sở hạ

tầng kinh tế - xã hội, thì cũng khó có thể thu hút được các nguồn vốn FDI, cũng

như vay vốn tín dụng khác để mở rộng kinh doanh. Nhưng nếu chỉ tìm kiếm các

nguồn vốn ODA, mà không tìm cách thu hút các nguồn vốn FDI và các nguồn vốn

tín dụng khác thì chính phủ sẽ không có đủ thu nhập để trả nợ cho các loại vốn

ODA.

1.2-Đặc điểm của nguồn vốn ODA:

-ODA là một giao dịch quốc tế, thể hiện ở chỗ hai bên tham gia giao dịch này

không có cùng quốc tịch. Bên cung cấp thường là các nước phát triển hay các tổ

chức phi chính phủ. Bên tiếp nhận thường là các nước đang phát triển hay các nước

gặp khó khăn về nguồn lực trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, kinh tế hay môi

trường.

-ODA thường được thực hiện qua hai kênh giao dịch là kênh song phương và kênh

đa phương. Kênh song phương, quốc gia tài trợ cung cấp ODA trực tiếp cho chính

phủ quốc gia được tài trợ. Kênh đa phương , các tổ chức quốc tế hoạt động nhờ các

khoản đóng góp của nhiều nước thành viên cung cấp ODA cho quốc gia được viện

trợ. Đối với các nước thành viên thì đây là cách cung cấp ODA gián tiếp.

-ODA là một giao dịch chính thức. Tính chính thức của nó được thể hiện ở chỗ giá

trị của nguồn ODA là bao nhiêu, mục đích sử dụng là gì phải được sự chấp thuận và

phê chuẩn của chính phủ quốc gia tiếp nhận. Sự đồng ý tiếp nhận đó được thể hiện

bằng văn bản, hiệp định, điều ước quốc tế ký kết với nhà tài trợ.

-ODA được cung cấp với mục đích rõ ràng. Mục đích của việc cung cấp ODA là

nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của các nước nghèo. Đôi lúc ODA cũng

được sử dụng để hỗ trợ các nước gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như khủng hoảng

kinh tế, thiên tai, dịch bệnh...Do đó, có lúc các nước phát triển cũng được nhận

ODA. Nhưng không phải lúc nào mục đích này cũng được đặt lên hàng đầu, nhiều

khi các nhà tài trợ thường áp đặt điều kiện của mình nhằm thực hiện những toan

tính khác.

-ODA có thể được các nhà tài trợ cung cấp dưới dạng tài chính, cũng có khi là hiện

vật. Hiện nay, ODA có ba hình thức cơ bản là viện trợ không hoàn lại (Ggant Aid),

vốn vay ưu đãi ( Loans Aid ) và hình thức hỗn hợp.

2-Phân loại ODA

2.1-Phân loại theo tính chất

-ODA không hoàn lại : Đây là nguồn vốn ODA mà nhà tài trợ cấp cho các nước

nghèo không đòi hỏi phải trả lại. Cũng có một số nước khác được nhận loại ODA

này khi gặp phải các vấn đề nghiêm trọng như thiên tai, dịch bệnh...

Đối với các nước đang phát triển, nguồn vốn này thường được cấp dưới dạng các dự

án hỗ trợ kỹ thuật, các chương trình xã hội hoặc hỗ trợ cho công tác chuẩn bị dự án.

ODA không hoàn lại thường là các khoản tiền nhưng cũng có khi là hàng hoá, ví dụ

như lương thực, thuốc men hay một số đồ dùng thiết yếu.

ODA không hoàn lại thường ưu tiên và cung cấp thường xuyên cho lĩnh vực giáo

dục, y tế. Các nước Châu Âu hiện nay dành một phần khá lớn ODA không hoàn lại

cho vấn đề bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo vệ rừng và các loài thú quý.

-ODA vốn vay ưu đãi : đây là khoản tài chính mà chính phủ nước nhận phải trả

nước cho vay, chỉ có điều đây là khoản vay ưu đãi. Tính ưu đãi của nó được thể

hiện ở mức lãi suất thấp hơn lãi suất thương mại vào thời điểm cho vay, thời gian

vay kéo dài, có thể có thời gian ân hạn. Trong thời gian ân hạn, nhà tài trợ không

tính lãi hoặc nước đi vay được tính một mức lãi suất đặc biệt. Loại ODA này

thường được nước tiếp nhận đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng xã hội như xây

dựng đường xá, cầu cảng, nhà máy...Muốn được nhà tài trợ đồng ý cung cấp, nước

sở tại phải đệ trình các văn bản dự án lên các cơ quan có thẩm quyền của chính phủ

nước tài trợ. Sau khi xem xét khả thi và tính hiệu quả của dự án, cơ quan này sẽ đệ

trình lên chính phủ để phê duyệt. Loại ODA này chiếm phần lớn khối lượng ODA

trên thế giới hiện nay.

-Hình thức hỗn hợp : ODA theo hình thức này bao gồm một phần là ODA không

hoàn lại và một phần là ODA vốn vay ưu đãi. Đây là loại ODA được áp dụng phổ

biến trong thời gian gần đây. Loại ODA này được áp dụng nhằm mục đích nâng cao

hiệu quả sử dụng nguồn vốn này.

2.2-Phân loại theo mục đích:

-Hỗ trợ cơ bản: là những nguồn lực được cung cấp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

kinh tế - xã hội và môi trường. đây thường là những khoản cho vay ưu đãi.

-Hỗ trợ kỹ thuật : là những nguồn lực dành cho chuyển giao tri thức, công nghệ, xây

dựng năng lực, tiến hành nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứu tiền đầu tư phát triển

thể chế và nguồn nhân lực...Loại hỗ trợ này chủ yếu là viện trợ không hoàn lại.

2.3-Phân loại theo điều kiện :

-ODA không ràng buộc : Là việc sử dụng nguồn tài trợ không bị ràng buộc bởi

nguồn sử dụng hay mục đích sử dụng.

-ODA có ràng buộc :

+Ràng buộc bởi nguồn sử dụng: Có nghĩa là nguồn ODA được cung cấp dành để

mua sắm hàng hoá, trang thiết bị hay dịch vụ chỉ giới hạn cho một số công ty do

nước tài trợ sở hữu hoặc kiểm soát ( đối với viện trợ song phương ), hoặc công ty

của các nước thành viên (đối với viện trợ đa phương).

+Ràng buộc bởi mục đích sử dụng: Nghĩa là nước nhận viện trợ chỉ được cung cấp

nguồn vốn ODA với điều kiện là phải sử dụng nguồn vốn này cho những lĩnh vực

nhất định hay những dự án cụ thể.

-ODA ràng buộc một phần: Nước nhận viện trợ phải dành một phần ODA chi ở

nước viện trợ (như mua sắm hàng hoá hay sử dụng các dịch vụ của nước cung cấp

ODA), phần còn lại có thể chi ở bất cứ đâu.

2.4-Phân loại theo hình thức:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!