Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Virus gây thiếu máu Gà con - một nguy cơ tiềm ẩn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nh×n ra thÕ giíi
46 T¹p chÝ ch¨n nu«i sè 7 - 08
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
VIRUS GÂY THIẾU MÁU GÀ CON - MỘT NGUY CƠ TIỀM ẨN
Nguyễn Hoài Tao*
Khái niệm*
Theo Từ điển Bách khoa Wikipedia, Virus
gây thiếu máu gà con (CAV) gây nên chứng
thiếu máu, teo tủy xương và ức chế miễn dịch
ở gà. Trước khi được xác định do virus, người
ta gọi tên chứng này là do “Tác nhân gây thiếu
máu ở gà con” (CAV).
CAV là virus 25nm, không có vỏ bọc, thuộc
giống Gyrovirus, họ Circoviridae. CAV chỉ gây
bệnh cho gà, mặc dầu kháng thể được phát
hiện cả trên chim cút (Nhật Bản). Virus đề
kháng với axit (pH 2 - 3), ête, chlorofurm, nhiệt
(700C trong 1 giờ, 800C trong 5 phút) và nhiều
chất khử trùng (thậm chí trong 2 giờ ở 370C).
Những biểu hiện nhiễm CAV thấy rõ ở gà con
đang sinh trưởng. Lần đầu tiên, CAV được phát
hiện vào năm 1979, từ đó đến nay, qua kiểm
tra huyết thanh học và phân lập virus, nhận
thấy CAV tồn tại ở nhiều nước, nhất là những
nơi có nuôi gà thương phẩm.
CAV đã làm cho nhiều nước trên thế giới bị
tổn thất nặng nề về kinh tế trong công nghiệp
nuôi gà bởi triệu chứng lâm sàng trực tiếp,
thậm chí còn tiềm ẩn sự phá hoại nghiêm trọng
hơn do bệnh còn có ở dạng cận lâm sàng. Tỷ
lệ chết điển hình là 5 - 10%. Nhiều trường hợp
chết đến 60% nếu trong cơ sở có tiềm ẩn
những bệnh khác (Aspergillosis, Gumboro...).
Hằng năm, chỉ riêng bệnh này, ngành gia
cầm nước Mỹ bị thiệt hại trên 50 triệu USD.
Cũng với bệnh này, kinh nghiệm của Ai - len
cho thấy những “tổn thất ngầm” về năng suất
của gà broiler có biểu hiện cận lâm sàng đã gây
thiệt hại to lớn về kinh tế.
* Hội chăn nuôi VN.
Biểu hiện bệnh
Gà sinh trưởng kém, màu da nhợt nhạt. Tỷ
lệ chết tăng đột ngột (thường xảy ra vào ngày
tuổi 13 - 16). Đối với gà trưởng thành, biểu hiện
lâm sàng không rõ, không ảnh hưởng đến năng
suất trứng hoặc tỷ lệ phôi trong đàn bố mẹ khi
mà những gà này bắt đầu nhiễm bệnh (mặc dù
trước đó chúng có phản ứng huyết thanh âm
tính).
Tỷ lệ PCV (Packed cell volume) của gà ốm
rất thấp (5 - 15%) so với gà lành (27 - 36%),
xuất hiện hoại thư ở da chân, đùi, cánh hoặc
cổ, có triệu chứng viêm phổi myco cấp tính. Có
thể xuất huyết dưới da, cơ hoặc các khí quan
khác. Sau khi chết, xương xốp xanh (hoặc
vàng), teo tuyến ức và túi Fabricius, gan và
thận bạc màu.
Cách lây truyền bệnh
Thường có 2 cách lây truyền bệnh: lây
truyền dọc và lây truyền ngang.
Lây truyền dọc: Phương thức lây truyền
cổ điển là lây từ gà mẹ qua trứng và làm cho gà
con phát bệnh lúc 10 - 14 ngày tuổi. Gà con ốm
biếng ăn, còi cọc, xanh tái, suy sụp sức khỏe,
trên da có biểu hiện bệnh nghiêm trọng, nhiễm
nấm và thoái hóa miễn dịch tổng thể, tỷ lệ PCV
thường dưới 27%. Làm tiêu bản máu, nhận
thấy có hiện tượng thiếu máu, giảm bạch cầu.
Máu có thể loãng và chậm đông. Gà con nhiễm
bệnh kéo dài 3 - 6 tuần. Tỷ lệ chết có thể đến
60% hoặc cao hơn nếu kết hợp với những
bệnh thứ phát. Bệnh do CAV làm tăng chi phí
điều trị do nhiễm bệnh thứ phát và giảm khả
năng sinh trưởng. Để đề phòng sự lây truyền
dọc, nhiều nước phòng ngừa sự lây truyền từ