Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vịnh Hạ Long - Cái nôi văn hoá docx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Vịnh Hạ Long - Cái nôi văn hoá
Văn hoá Hạ Long từ lâu đã được biết đến
là một nền văn hoá mang đặc trưng của người
tiền sử sinh sống ở ven biển và hải đảo Quảng
Ninh cách ngày nay trên dưới 4.000 năm.
Cuối tháng 11 vừa qua, Viện Khảo cổ học
phối hợp với Sở Văn hoá - Thông tin đã tiến
hành khảo sát, khai quật hang Đông Trong (Vân Đồn) và đã phát hiện được rất
nhiều thông tin giá trị, hứa hẹn làm sáng tỏ hơn về nền văn hoá nổi tiếng này. Một
lần nữa, kết quả ấy như nhận xét của không ít nhà khảo cổ - đã chứng minh rằng
Vịnh Hạ Long một thời đã từng là một cái nôi văn hoá của nhân loại...
Đông Trong là tên gọi của một đảo đá vôi cao chừng 80m, nằm cách cầu cảng thị
trấn Cái Rồng (Vân Đồn) khoảng trên 100m. Phía nam của đảo có một hang khá
to, cửa hang cao trên 10m, rộng xấp xỉ 10m. Kể từ khi Công ty Vân Tiến đầu tư cơ
sở hạ tầng nhằm biến đảo thành một điểm du lịch, thì người dân nơi đây quen gọi
là động Đông Trong. Tiến sĩ Trình Năng Chung, Trưởng Phòng nghiên cứu khoa
học của Viện Khảo cổ - người đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về Văn hoá
Hạ Long - tươi cười đón tôi ở cửa hang. Phía trong cửa hang khá rộng, trần hang
cao dễ đến hơn 20m. Đi sâu về bên phải hang khoảng 60m, qua ánh đèn điện soi
lối, chúng tôi dừng lại bên một hố đất rộng, mỗi bề 3m. Tiến sĩ Chung chỉ vào
những di vật nằm nổi hẳn hay nửa nổi nửa chìm trên mặt hố, bảo: Chính tại hố
này, chúng tôi đã phát hiện khá nhiều mảnh nồi, vò bằng gốm. Có thể khẳng định
rằng đây là một di tích Văn hoá Hạ Long điển hình, niên đại khoảng 4.000-3.500
năm cách ngày nay. Ngoài những mảnh nồi, vò gốm còn tìm thấy cả những đốt