Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Việt - Thanh chiến dịch
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
959.702 8 I _I
V 308 TH
Nguyễn Duy Chính
VIỆT-THANH
CHIẾN DỊCH
NGUYỄN DUY CHÍN H
VIỆT-THANH
CHIẾN DỊCH
Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ
Thành phố Hó Chí Minh - 2016
CHỮ VIẾT TẮT
BAVH Bulletin des Amis du Vieux Hué
BEFEO Bulletin de l'École Française d'Extrême-Orient
CCBVV Cố cung bác vật viện (Đài Loan)
CM Khâm định Việt sử thông giám cương mục
ĐNLT Đại Nam chính biên liệt truyện
HLNTC Hoàng Lê nhất thống chí
HVTS Việt Nam Hán văn tiểu thuyết tùng san
KĐANKL Khâm định An Nam kỷ lược
NP Nam Phong tạp chí
QNNC Càn Long trọng yếu chiến tranh chi quân nhu
nghiên cứu
TSC Thanh sử cảo
TSSĐ Tập san Sử Địa [Sài Gòn]
TTL Thanh thực lục
TTVC Thanh Cao Tông thập toàn võ công nghiên cứu
YHVH Việt Nam Hán văn Yên hành văn hiến tập thành
GHI CHÚ
Để phân biệt Dương lịch và Âm lịch, những ngày tháng theo
Ám lịch chúng tôi dùng tháng Giêng, Hai... Một, Chạp;
tháng 1, 2... 11, 12 dùng cho ngày tháng Dương lịch.
LỜI NỔI ĐẨU
Triều đại Tây Sơn chỉ tồn tại một thời gian tương đối ngắn
nhưng đề tài Quang Trung và chiến thắng Kỷ Dậu vẫn được quan
tâm rộng rãi, đánh dấu một vết son trong lịch sử chống ngoại
xâm. Tuy nhiên, nhiều tác giả vẫn đánh giá thành công đó như
m ột kết quả đơn thuần do tài điều binh [của Nguyễn Huệ] và tinh
thần yêu nước [của nhân dân]. Việc tách rời m ột chiến dịch ra khỏi
khung cảnh thời đại đưa tới những câu hỏi không có m ột trả lời
thỏa đáng. Đến gần đây, nhờ vào số tài liệu mới tìm thấy, m ột số
nhà nghiên cứu đã có quan điểm quy mô hơn, đưa những tranh
đoạt ra bên ngoài tình cảm hay tỵ hiểm cá nhân để đặt trong xu
hướng chung của toàn vùng.
Từ thế kỷ thứ XV, kỹ thuật đóng thuyền và hải hành của
nhân loại đã cải tiến đến mức đáng kể, các nhà thám hiểm có thể
qua lại, khám phá những vùng đất chưa từng biết đến. Vùng biển
nước ta là m ột hải lộ quan trọng nên rất đông thương nhân, giáo
sĩ, du khách đặt chân và ghi chép những điều tai nghe mắt thấy
để lại nhiều ký sự trong các thư viện lớn của quốc gia.
Để tổng hợp các tài liệu mỗi lúc m ột phong phú, đầu thế
kỷ XX Antoine Brébion biên tập Bibliographie des Voyages dans
l'Indochine Française du № au XIXè siècle [Thư mục về n hững chuyến
du hành đến Đông Pháp từ thế kỷ IX đến XIX] (1910).1
1. Được nhà xuẫt bản Burt Franklin, New York in lại theo lối ảnh ẩn năm 1970.
8 NGUYỄN DUY CHÍNH
Hai năm sau, Henri Cordier lại soạn riêng m ột Thư mục
về Đông Dương (Bibliotheca Indosinica) nhan đề Dictionnaire
Bibliographique des Ouvrages Relatifs à la Pénisule Indochinoise [TỪ
điển thư tịch các sách liên quan đến bán đảo Đông Dương gồm 5
volumes do Trường Viễn Đông bác cổ (Paris) ấn hành] (1912).1
Trong số các tài liệu đó, đáng kể nhất có lẽ là văn khố giáo
hội Gia Tô. Vì mục tiêu truyền giáo, Tòa thánh La Mã đã gửi sang
Á Đông nhiều học giả và những sứ đồ này để lại m ột số lượng
ghi chép có hệ thống về nhiều vấn đề, phong tục, sinh hoạt tín
ngưỡng, chính trị, văn hóa... của địa phương. M ột SƯU tập liên
quan đến hoạt động của người Pháp tại Việt Nam là bộ La Geste
Française en Indochine [Động thái của Pháp ở Đông Dương]1 2 có
khá nhiều tài liệu được rút ra từ thư từ của các giáo sĩ.
Những tập hợp đó không những giúp chúng ta m ột số tài
liệu ghi chép trực tiếp (first-hand accounts) mà còn có thể theo
đó tìm lại được các nguồn cung cấp để có thể tiến xa hơn. Kế tiếp
các công trình cũ, nhiều nhà nghiên cứu đã sao lục, phiên dịch
các tài liệu vể khu vực các thê kỷ XVII, XVIII và XIX từ bộ "Lettres
Édifiantes et Curieuses", Documents historiques sur la mission de
Cochinchine3, tâp San Bulletin des Amis du Vieux Hué, Bulletin de
l'École Française d'Extrême-Orient, Toung Pao... đóng góp đáng kể
vào việc tái hiện m ột thời kỳ phức tạp trong quá khứ.
Giữa thập niên 1960 và đầu 1970, m ột số học giả Việt Nam
đã khai thác tài liệu của Tây phương [chủ yếu là từ các giáo sĩ Thừa
sai] còn lưu trữ trong Văn khố Âu châu và Hội Truyền giáo Paris.
Một số tài liệu của Trung Hoa tìm thấy ở Đài Loan, Hongkong, Bắc
1. Được nhà xuất bản Burt Franklin, New York in lại theo lối ảnh án năm 1967 thành một
bộ 3 tập.
2. Georges Taboulet (Paris: Libraire d’Amérique et d’Orient Adrien-Maisonneuve, 1955)
[2 tomes].
3. Hiện nay đă được tái bản theo lối ảnh ấn Adrien Launay. Histoire de la Mission de
Cochinchine 1658-1823. Vol. I, IL III. Paris: Anciennes Maisons Charles Douniolet Retaux,
1923 (in lại Missions Étrangères de Paris, Les Indes Savantes, 2000).
VIÊT-THANH CHIẾN DỊCH 9
Kinh và các trường đại học ở Nhật Bản cũng được phiên dịch...1
Năm 1988, Nguyễn Trí Sơn đã thực hiện m ột Thư mục về Tây Sơn -
Nguyễn Huệ (Nghĩa Bình: Thư viện Khoa học Tổng hợp) ghi nhận
1.623 tài liệu. Lẽ dĩ nhiên, từ 1988 tới nay, số lượng hiện có chắc
chắn còn nhiều hơn nữa.
M ột số nhà nghiên cứu nước ngoài cũng tìm thêm những
tài liệu mới liên quan đến nước ta trong thế kỷ XVIII, XIX1 2 và m ột
số tác giả cũng trám vào những nghi vấn bằng m ột số giả định
dưới dạng lịch sử tiểu thuyết.3
Tài liệu liên quan đến nước ta không phải chỉ hạn chế ở đó.
Nhiều văn bản đẩu tay (primary sources) viết bằng chữ Hán hay
chữ Nôm hiện còn lưu trữ trong văn khố chủ yếu là Trung Hoa,
Đài Loan, Hongkong, Hàn Quốc và Nhật Bản chưa được tận dụng.
Riêng thời kỳ Tây Sơn thì m ột kho tư liệu lớn liên hệ với nhà Thanh
hầu như vẫn còn nguyên.
Trên thực tế, chỉ khoảng 100 năm trở vể trước, văn tự của
người Việt vẫn là dùng chữ Hán để ghi lại các tài liệu chính thức, và
dùng chữ Nôm để ghi chép những việc gẩn gũi với sinh hoạt địa
phương. Hai loại văn tự Hán và Nôm được dùng rất phổ thông và
giao thoa, hỗ trợ lẫn nhau. Đến khi người Pháp có mặt, chữ quốc
ngữ viết theo mẫu tự Latin được dùng làm văn tự chính thức thì
các loại cổ văn từ từ mờ dần và trong khoảng nửa thế kỷ qua thì
dường như biến mất, tạo m ột đứt quảng vé văn hóa giữa chúng
1. Các tác giả Hoàng Xuân Hãn, Đặng Phương Nghi, Nguyễn Ngọc Cư, Phan Khoang...
trong Tập san Sử Địa (Saigon) các sỗ 9-10 (1968), 13 (1969), 21 (1971)...
2. George Dutton, The Tây Sơn uprising - Society and Rebellion in Eighteenth Century Vietnam (Honolulu: University of Hawai’i Press, 2006): Maurice Durand, Histoire des Tây
Sơn (Paris: Les Indes Savantes, 2006); Liam c. Kelley, Beyond The Bronze Pillars: Envoy
Poetry and the Sino-Vietnamese Relationship (Association for Asian Studies và University
of Hawai'i Press, 2005)...
3. Barnes, Thomas J., Tay Son, Rebellion in 18"' Century Vietnam. Xlibris Corporation,
2000. Barnes, Thomas J., Vietnam: when the tanks were elephants, xlibris Corporation,
2002. Nguyen Mộng Giác, Sông Côn mùa lũ, 4 tập (An Tiêm, California, 1990-1991)...
10 NGUYỄN DUY CHÍNH
ta với những quốc gia ít nhiều đồng văn (Trung Hoa, Nhật Bản,
Triều Tiên...) và nhất là với chính ông cha mình.
Sự xa lạ đó đã trở thành m ột tai họa trong những cơn binh
lửa vì hầu hết sách vở viết bằng chữ Hán, chữ Nôm bị mất mát hay
lãng quên. Sự tiếp cận với tài liệu nguyên bản vì thê cũng mong
manh và ít được coi trọng. Khi việc nghiên cứu chỉ dựa trên tài liệu
Tây phương hay cổ văn đã được dịch ra quốc ngữ thì sự hạn chế
không tránh khỏi và nhiều người phải bù đắp bằng suy diễn hay
tưởng tượng.
Chỉ gần đây, tiến bộ kỹ thuật và xu hướng học thuật cởi mở
hơn đã tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu được trực tiếp tham
khảo và sử dụng các tài liệu quý hiếm vốn dĩ chỉ dành riêng cho
học giả chuyên ngành. Nhiều cơ quan công quyển và văn hóa
cũng chụp, số hóa (digitized) và in lại theo lối ảnh ấn các tài liệu
hiếm đưa lên mạng hay chuyển giao qua hệ thống điện tử cho
những ai có nhu cẩu. Một số người có tâm huyết còn gia công SƯU
tầm hình ảnh, sách vở... lập thành những kho tư liệu để ai ai cũng
có thể nhân bản dùng tham khảo.
Tuy không nhằm vào việc cung cấp riêng cho giới sử gia
Việt Nam nhưng m ột số tập hợp mới ấn hành tại Trung Hoa, Đài
Loan và Hàn Quốc chứa đựng nhiều chi tiết liên quan đến nước ta
giúp bổ sung những mắt xích cần thiết để việc nghiên cứu quốc
sử thêm hoàn chỉnh. Riêng về triều Thanh - đặc biệt trong nghiên
cứu này - ngoài các bộ thông sử hay sử triều đại, nhiều bộ sách lớn
như Thơnh thông giám, Thonh sử cảo... cũng đóng góp m ột số chi
tiết mới mẻ. Bản chụp m ột số tài liệu đầu tay chúng tôi đã tìm thấy
trong các thư viện lớn ở Hoa Kỳ chẳng hạn:
Khâm định An Nam kỷ lược (ífC*LJiè\ậỉềĩj*ề-). Quan hệ ngoại
giao với triều đình Quang Trung được Thanh triều được biên tập
trong Khâm định An Nam kỷ lược để ghi nhận thành quả "thângmà
không cân dụng binh" trong Thập toàn võ công của vua Càn Long.
VIÊT-THANH CHIẾN DICH 11
Khâm định An Nam kỷ lược do Phương Lược Quán nhà
Thanh biên tập tàng bản Cố cung bác vật viện tổng
cộng 30 quyển và 1 quyển thủ ghi lại văn thơ của vua Càn Long.
Bộ này đã được Hải Nam thư cục ở Hải Nam ấn hành theo dạng
ảnh ấn năm 2000.1
Cung trung đáng Càn Long triều tấu triệp (i ỉ ỳ ị'ễật ĩầ$}] ếr )
(là những văn thư của các quan gửi về triều) do Quốc lập cố cung
bác vật viện Đài Bắc ấn hành liên tục trong nhiều năm. Những
quyển liên quan đến giai đoạn này từ 68-74, ấn hành năm 1988.
Đây là bản chụp lại các văn thư từ năm Càn Long 53 đến Càn Long
60 với các lời châu phê.
Thanh cung Nhiệt Hà đáng án (/^ ì? # ^ 5^ lít) do Trung Quốc
đệ nhất lịch sử Đáng án quán thực hiện và ấn hành năm 2003 bao
gồm các văn thư khi vua Càn Long ở Nhiệt Hà. Các quyển liên
quan đến nước ta đời Tây Sơn là quyển 6 và 7. Đây là bản chụp
nguyên văn, có cả châu phê và con dấu nguyên thủy.
Càn Long triều thượng dụ đáng (ệtĩỀ$H-í-*klỀ) do Trung
Quốc đệ nhất lịch sử Đáng án quán thực hiện và ấn hành năm
1991 bao gồm bản chụp những dụ chỉ của vua Càn Long gửi cho
đại thần và các quan địa phương theo từng ngày. Thời kỳ Tây Sơn
bao gồm trong các quyển 14,15,16.
Thanh thực lục tâ itỉặ .) do Trung Hoa thư cục, Bắc Kinh ấn
hành năm 1986 trong đó Cao Tông Thuấn hoàng đế thực lục năm
55-57 từ quyển 1346-1419.
Càn Long triều Đông Hoa tục lục { ậ í ĩ ầ ề ì tập V (từ
quyển 39-48) [Càn Long 50-60] do Vương Tiên Khiêm (Ỉ-& M -) đời
Thanh biên tập, Văn Hải xuất bản xã in lại theo lối ảnh ấn năm
2006 ở Đài Bắc. Tài liệu ghi chép theo lối cổ nên ngắn gọn nhưng
1. Ngoài bản trong Có cung bác vật viện còn lưu hành một bản chép tay An Nam kỳ lược
(•$■ 32 quyến do Trung Quốc văn hiến trân bàn tùng thư (Ỷ @1 X i Ệ -ta ti),
thư mục văn hiến xuất bản năm 1986.
12 NGUYỄN DUY CHÍNH
khá đẩy đủ chi tiết, nếu đối chiếu với điển lệ nhà Thanh có thể
miêu thuật rõ ràng những gì xảy ra.
Thanh Cao Tông ngự chế thi văn toàn tập O''«
H:) (10 quyển) do Quốc lập cố cung bác vật viện, Đài Bắc ấn hành
năm 1976. Bộ sách này là bản chụp thơ văn của vua Càn Long, có
những chú dẫn về thời gian và lý do của bài thơ, giải thích được ý
nghĩa và hoàn cảnh hình thành.
Minh Thanh sử liệu (H /I^Ẩ .tt) Thẩm Vân Long chủ
biên do Văn Hải ở Đài Bắc ấn hành năm 1967. Trong bộ này, chỉ
riêng Canh biên có nhiều tài liệu về nước ta, từ thời Lê Trung hưng
đến đời Tự Đức được in lại trong bộ Thanh quý nội các đáng án toàn
tập (Bắc Kinh: Học Uyển xuất bản xã, 1999) các
quyển 11,12. Những tài liệu này tuy không phải ảnh ấn nhưng đều
sao lại theo nguyên bản.
Ngoài văn bản, các cơ quan văn hóa cũng in lại nhiều kho
tài liệu về bản đồ, tranh vẽ, hình ảnh, vật dụng... từ thư viện, bảo
tàng, SƯU tẩm tư nhân hay địa phương... giúp cho việc tái tạo m ột
giai đoạn lịch sử dễ dàng và cụ thể hơn.
Điểm lại xu thê của thời đại, "chiến thắng Kỷ Dậu" cũng là m ột
chuyển biến nhân quả nằm trong bối cảnh chung. Chiến tranh
là một tình huống bất thường trong bang giao giữa nước ta với
Trung Hoa - vốn dĩ khi gần, khi xa, khi hòa hoãn, khi căng thẳng -
chứ không phải là một tình trạng thường trực bất biến. Việc tổng
quát hóa thế tương phản và nâng m ột chiến thắng thành mẫu số
chung giữa nước ta với phương Bắc sẽ đưa tới những nhận định
chủ quan. Năm ngày giao tranh với quân Thanh chỉ nên coi là một
điểm mốc để chúng ta đánh giá lại quan hệ Thanh - Việt trong
khoảng 10 năm trước và 10 năm sau, khi cả hai bên đểu có những
chuyển biến nhân sự và chính trị tác động lên m ột thời kỳ lịch sử.
Trong thời đại thông tin mới, việc tiếp cận nhiều nguổn, nhiều
VIÊT-THANH CHIẾN DICH 13
hướng giúp chúng ta có thể dựng lại khung cảnh nước ta và lân
bang tương đối đầy đủ và khách quan hơn.
Việt-Thanh chiến dịch là phẩn II trong m ột chuỗi biên khảo
lịch sử bao gồm:
Quyển I: Bối cảnh lịch sử cuối thế kỷ XVIII
Quyển II: V iệt-Thanh chiến dịch
Quyển III: Thanh - Việt nghị hòa: Tiến trình công nhận triều
đại Quang Trung
Quyển IV: Phái đoàn Đạl Việt và lễ Bát tuần khánh thọ của
vua Cao Tông
Quyển V: Bang giao Thanh - Việt triều Quang Trung
Quyển VI: Bang giao Thanh - Việt triều Cảnh Thịnh
Tuy chỉ kéo dài khoảng 1/4 thế kỷ, nhưng giai đoạn này có
những biến đổi mãnh liệt vượt qua ranh giới quốc gia hay chủng
tộc. Chúng ta thấy có liên minh của vua Lê với các nhóm thiểu
số vùng thượng du, của chúa Nguyễn với Xiêm La, Chân Lạp,
người Lào vùng Trấn Ninh, Vạn Tượng và nhất là với các thế lực
Âu châu. Chính lực lượng Tây Sơn cũng không phải là m ột sức
mạnh thuần Việt mà có sự tiếp sức của người Thượng, người Hoa
và nhiều nhóm người Chăm. Họ cũng có những tiếp xúc kỹ thuật,
mua bán với Tây phương nhưng còn nhiều giới hạn. Sự can thiệp
của Thanh đình tuy khuấy động những tập hợp đó trong m ột thời
gian ngắn nhưng sau khi lớp băng mỏng thiên triều - phiên thuộc
giữa Trung Hoa và Tây Sơn bị xóa mờ thì kết cấu khu vực trở lại
như cũ, tranh chấp địa phương lại bùng nổ trước khi có thể ổn
định, đồng nhất và chặt chẽ.
PHẨNI
TỔNG QUÁT
16 NGUYỄN DUY CHÍNH
T
ình hình miền Bắc nước ta cuối thế kỷXVIII mỗi lúc
một thêm tổi tệ. Sau khi quân Trịnh thua ở Phú Xuân
chính quyển Đàng Ngoài càng lúc càng chông chênh
khiến cho Nguyễn Huệ đem quân ra thẳng Bắc Hà mà không gặp
một lực lượng phòng ngự nào đáng kể. Trước đây triêu đình vẫn
dựa vào chúa Trịnh trong mọi việc hành chánh và quân sự, đến nay
khi họ Trịnh bại vong, quả thực chỉ còn cái nước trống không như
vua Lê đã thú nhận.
Theo lá thư của Lefro gửi cho Bandin thì “[...] mùa này tháng
Mười (âm lịch) năm 1788 đã bị mất vì đại hạn vào mùa hè năm
trước. Gạo cũ còn lại của mùa trước thì bị vơ vét vào kho lương địch
thành thử ngay cả lái buôn cũng chết đói' [có cả bệnh dịch nữa]...”.1
Người dân lại bị tham quan nhũng nhiễu, sưu cao thuế nặng nên có
làng chết mất đến một nửa hay ba phần tư, những người còn lại thì
đểu bị bắt lính cả. Những tỉnh địa đẩu như Thanh Nghệ còn bi đát
hơn. Tình hình đó không phải chỉ một vài tháng mà kéo dài nhiêu
năm khiến trong hoàn cảnh rối ren, người dân gẩn như không còn
biết gì đến những thay đổi thượng tầng mà chỉ mong đợi một chính
quyển ít hà khắc.
Theo số liệu do Li Tana thu thập và phỏng đoán, vào đẩu
thế kỷ XIX, 11 đạo ở miền Bắc có tổng cộng 9.445 xã 578.400 suất
đinh.1 2 Cũng theo Li Tana, dần số miền Bắc ước lượng khoảng từ
5 đến 6 triệu người (tr. 171) trong khi dân số miến Nam chỉ chừng
non 1 triệu (tr. 159-160). Những con số này dĩ nhiên không tuyệt
đối chính xác nhất là ở Đàng Trong một số đông các sắc tộc thiểu
số vốn dĩ thẩn phục chúa Nguyễn trên danh nghĩa nhưng giữ sinh
hoạt kinh tế, văn hóa riêng, sống du canh di chuyển luôn nên không
có con số rõ rệt. Cũng vì thế, quân đội của chúa Nguyễn có thể chỉ
1. Đặng Phương Nghi, “Triễu dại Quang Trung dưới mắt các nhà truyển giáo Tây phương”,
TSSĐ 13 (1969), tr. 145.
2. Li Tana, Nguyễn Cochinchina: Southern Vietnam in the Seventeenth and Eighteenth
Centuries (1998), tr. 171.
VIỆT-THANH CHIẾN DỊCH 17
bằng 1/4 quân chúa Trịnh như giáo sĩ Cristophoro Borri miêu tả1
nhưng quần số của Tây Sơn lại lớn hơn nhiều, ngoài lực lượng trú
phòng họ thường điểu động được nhiểu vạn quân mỗi khi có chiến
tranh.
Trong nhiểu năm tranh chấp giữa hai miền khiến cho Đại
Việt bị một cuộc khủng hoảng chính trị nặng nê' khi hình thức tổ
chức hành chánh không đáp ứng được những thay đổi vể kinh tế
và kỹ thuật. Miền Bắc bị nhà Thanh cô lập không buôn bán trong
nhiếu năm, lại thiếu thuận tiện trong giao thông, thương mại với
bên ngoài nên sức mạnh kinh tế đã chuyển dẩn xuống phương
Nam.1 2 Ở trong Nam, chúa Nguyễn chỉ tập trung vào việc chống
nhau với chúa Trịnh và có ý định tách rời Đàng Trong thành một
quốc gia riêng, không còn thần phục nhà Lê (dù chỉ trên danh
nghĩa) nên tuy đưa ra một số cải cách hình thức cho khác với Đàng
Ngoài [vế y phục, lễ nghi...] nhưng bản chất vẫn là một mô hình
quần chủ không khác gì đối phương. Chính vì thế, cuộc nổi dậy
của anh em Tầy Sơn không phải chỉ ngừng lại ở tính chẫt chống áp
bức mà là một biến chuyển tổng hợp khởi đầu của những liên kết
xuyên quốc gia để tạo ra những thế lực mới. Trong một thời gian
không lầu, chúng ta thấy có những liên minh Việt, Xiêm La, Chân
Lạp, Vạn Tượng, Miến Điện và sau đó có cả sự tham dự của Trung
Hoa và một số nước Tầy phương.
Phong trào Tây Sơn cũng không thuần nhất là một lực lượng
người Việt mà có rất nhiều vay mượn của văn minh Nam Á, trong
đó sức m ạnh bản địa được khai thác rộng rãi, cách sử dụng hải
1. Cristophoro Borri, Tường trình về khu truyền giáo Đàng Trong 1631 (Hổng Nhuệ dịch),
(Hoa Kỳ: Thăng Long xuất bản, không đê năm xuất bản), tr. 50.
2. Xem những bản đổ người Âu châu vẽ nước ta dưới thời Lê, một bộ phận lớn của Đàng
Ngoài còn là đẫm lẩy và bãi tân bồi chưa canh tác được, biển ăn vào thành một tam giác đến
gẩn Thăng Long. John Crawfurd, một nhà quý tộc Anh trong chuyến du hành tới Việt Nam
năm 1822 (thời Minh Mạng) đă nhận định rằng gẩn như toàn bộ những thành phố quan
trọng của Việt Nam đểu nằm dọc theo bờ biển ở Đàng Trong trong đó gồm có Hà Tiên,
Sài Gòn, Nha Trang, Phú Yên, Quy Nhơn, Hội An (Faifo), Đà Nẵng (Tourane), Huế. John
Crawfurd, Journal of an Embassy to the Courts of Siam and Cochin China (1967), tr. 510.