Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Việc tạo biểu tượng lịch sử trong giảng dạy các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại (lớp 10 - chương trình chuẩn) trên địa bàn tp đà nẵng.
PREMIUM
Số trang
84
Kích thước
767.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1121

Việc tạo biểu tượng lịch sử trong giảng dạy các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại (lớp 10 - chương trình chuẩn) trên địa bàn tp đà nẵng.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA SỬ

----------

HỒ THỊ MỸ LỆ

Việc tạo biểu tượng lịch sử trong giảng dạy các

cuộc cách mạng tư sản thời cận đại ( lớp 10 -

chương trình chuẩn) trên địa bàn TP Đà Nẵng

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

2

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Giáo dục từ lâu luôn là quốc sách hàng đầu trong chiến lược phát triển của đất

nước ta. Đại hội toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã xác định mục tiêu giáo dục đào

tạo của nước ta là “ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình

thành đội ngũ lao động có tri thức và tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng

động sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ ngĩa xã hội” [ 33 ;

81]. Gia đình- nhà trường- xã hội có mối quan hệ khăng khít, giúp đỡ lẫn nhau trong

việc đào tạo nên thế hệ nhân tài tương lai cho đất nước.

Việc học tập lịch sử ở trường THPT cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản về

khoa học xã hội, giúp cho quá trình nhận thức ban đầu của các em về lịch sử dân tộc

và lịch sử thế giới. Môn lịch sử với những chức năng và nhiệm vụ của mình đã phần

nào thực hiện tốt công việc của mình trong việc cung cấp và bổ sung kiến thức, làm

hành trang vào đời cho các em.

Một vấn đề được đặt ra hiện nay là việc giảng dạy và học tập lịch sử có quá nhiều

điều đáng nói. Do tâm lí môn chính, môn phụ của phụ huynh, học sinh, do phương

pháp giảng dạy của giáo viên chưa có hiệu quả mà việc học tập lịch sử ngày càng có

xu hướng đi xuống. Để khắc phục tình trạng này ngoài tâm lí của học sinh thì giáo

viên cũng cần phải có những phương pháp dạy học hiệu quả, thu hút sự chú ý của học

sinh.

Việc tạo biểu tượng trong dạy học lịch sử giúp cho học sinh tái tạo được hình ảnh

của những sự kiện xảy ra trong quá khứ trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, tạo

nên sự nhận thức cụ thể về thời gian trong đó diễn ra các sự kiện lịch sử, về sự nhận

thức đi lên hợp lôgic của xã hội loài người, cũng như của dân tộc, tái hiện lại bức

tranh lịch sử đúng như nó đã từng tồn tại. Việc nhận thức đúng các thời đại lịch sử

giúp các em phân kì được các giai đoạn lịch sử, hiểu rõ được bản chất của từng thời kì

lịch sử. Giai đoạn lịch sử thế giới cận đại với nhiều sự kiện lịch sử, đặc biệt là các

cuộc cách mạng tư sản đã đánh đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chế độ tư bản

3

chủ nghĩa hình thành và trở thành hệ thống thế giới. Cách mạng tư sản với sự ra đời

của các bản Tuyên ngôn “ Tuyên ngôn độc lập của Bắc Mỹ, Tuyên ngôn Nhân quyền

và Dân quyền của Pháp” để lại những giá trị nhân văn cho tới bây giờ. Cách mạng tư

sản cũng đã sinh ra nước Mỹ, một đất nước có vị thế và tiếng nói ảnh hưởng rất lớn

trên trường quốc tế với sức mạnh của đồng đô la…

Tạo biểu tượng lịch sử với việc cụ thể hóa thời điểm xảy ra sự kiện lịch sử, sử

dụng tài liệu hiện vật, tài liệu văn học, tài liệu lịch sử địa phương, tiểu sử nhân vật

lịch sử…giúp học sinh hiểu đúng các sự kiện lich sử, bản chất của các sự kiện lịch sử,

nắm vững ghi nhớ sâu sắc những gì đã diễn ra trong một giai đoạn lịch sử của thế

giới.

Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, tôi đã chọn đề tài “ Việc tạo

biểu tượng lịch sử trong giảng dạy các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại ( lớp 10 -

chương trình chuẩn) trên địa bàn TP Đà Nẵng” để góp phần nâng cao hiệu quả

chương trình dạy - học lịch sử ở các trường THPT.

2. Lịch sử vấn đề

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề tạo biểu tượng trong dạy học lịch sử

ở trường THPT ở các mức độ khác nhau.

Các công trình lý luận về việc tạo biểu tượng lịch sử được trình bày trong các giáo

trình phương pháp dạy học lịch sử ở bậc Đại học, Cao đẳng. Điển hình nhất là cuốn “

Phương pháp dạy học lịch sử” của GS. TS Phan Ngọc Liên ( chủ biên), PGS. TS

Trịnh Đình Tùng, PGS. TS Nguyễn Thị Côi, xuất bản năm 2002. Trong chương V “

Hình thành tri thức lịch sử cho học sinh” có phần tạo biểu tượng lịch sử. Trong phần

này, tác giả cũng đã nêu khái quát những vấn đề liên quan đến việc tạo biểu tượng

lịch sử, về khái niệm, phân loại và các biện pháp sư phạm tạo biểu tượng lịch sử. Ở

mức độ chi tiết hơn có cuốn “ Tạo biểu tượng dạy học lịch sử thời Nguyễn cho học

sinh phổ thông”( 2005) ( Trích sách lịch sử nhà Nguyễn - một cách tiếp cận mới),

NXB ĐHSP Hà Nội, .

Tạo biểu tượng lịch sử sử dụng rất nhiều tài liệu văn học liên quan đến các bài học.

Liên quan đến vấn đề này có luận văn thạc sĩ của Hồ Phi Cường ( trường ĐHSP Huế)

4

với đề tài “ Sử dụng tài liệu văn học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh

trong dạy học lịch sư Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945” ở trường THPT ( chương

trình chuẩn). Trong luận văn của mình, tác giả đã đưa ra những tác phẩm văn học có

giá trị trong giai đoạn 1930 - 1945 để diển tả lại bối cảnh lịch sử đất nước lúc bấy giờ.

Đây cũng là một trong những biện pháp sư phạm tạo biểu tượng lịch sử nhưng chỉ là

một phần nào đó của vấn đề. Do đó, chưa thể trình bày được hết các biện pháp sư

phạm cần được sử dụng để giảng dạy lịch sử.

Cũng với đề tài này có bài viết của PGS. TS Đặng Văn Hồ với bài viết “ Tạo biểu

tượng các nhân vật lịch sử - một biện pháp sư phạm hình thành tri thức lịch sử cho

học sinh” , đăng trên tạp chí lịch sử Đảng, số 5 ( 2007) . Bài viết cũng đã nêu bật

được một số biện pháp sư phạm tạo biểu tượng lịch sử, nhưng chỉ liên quan đến các

nhân vật lịch sử, chưa nhắc đến các biện pháp tạo biểu tượng khác. Ngoài các công

trình nghiên cứu và các bài viết của các tác giả về các hình thức và biện pháp sư phạm

tạo biểu tượng lịch sử nhưng cũng chỉ là một biện pháp, một hình thức nào đó, chưa

đầy đủ và hệ thống.

Như vậy, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách

công phu, đầy đủ các biện pháp sư phạm tạo biêu tượng trong việc giảng dạy các cuộc

cách mạng tư sản thời cận đại. Đây chính là vấn đề cần giải quyết của đề tài.

3. Đối tượng, phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

a. Đối tượng nghiên cứu

Việc tạo biểu tượng lịch sử để giảng dạy các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại (

lớp 10 - chương trình chuẩn) ở trường THPT.

b. Phạm vi nghiên cứu

Tạo biểu tượng lịch sử để giảng dạy các cuộc cách mạng tư sản ( lớp 10 - chương

trình chuẩn) trên địa bàn TP Đà Nẵng.

c. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài “ Việc tạo biểu tượng lịch sử để giảng dạy các cuộc cách mạng

tư sản thời cận đại” nhằm xác định những biện pháp, nội dung và hình thức sư phạm

5

phù hợp, giúp học sinh hiểu đúng bản chất của các sự kiện, hiện tượng lịch sử đã xảy

ra thời cận đại, nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử ở trường THPT.

d. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu chương trình lịch sử lớp 10 ở trường THPT để xác định mức độ, dung

lượng các sự kiện, hiện tượng lịch sử trong các cuộc cách mạng tư sản để vận dụng

vào việc giảng dạy.

- Tiến hành điều tra cơ bản về việc giảng dạy lịch sử thế giới cận đại ở các trường

THPT hiện nay.

- Tìm hiểu cơ sở lý luận về việc tạo biểu tượng lịch sử và ý nghĩa của nó.

- Lựa chọn và góp thêm những hình thức, biện pháp phù hợp trong việc giảng dạy

các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại.

- Tiến hành thực nghiệm giáo dục để kiểm tra, đánh giá tính khả thi của đề tài.

4. Phương pháp nghiên cứu

Cơ sở phương pháp luận của đề tài là lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng

Hồ Chí Minh về giáo dục nói chung và dạy học lịch sử nói riêng là những nguyên tắc

pháp lý của lý luận dạy học hiện đại.

Phương pháp nghiên cứu cụ thể:

- Nghiên cứu tài liệu: chúng tôi tìm hiểu các công trình nghiên cứu về lý luận dạy

học hiện đại của thế giới, tham khảo các công trình của tâm lý học và giáo dục học có

liên quan. Nghiên cứu các tài liệu lịch sử viết về các sự kiện, hiện tượng lịch sử, các

nhân vật, các tác phẩm văn học, các báo, tạp chí… có liên quan để tiến hành đề tài.

- Điều tra cơ bản: tiến hành điều tra tình hình giảng dạy của giáo viên và mức độ

nhận thức của học sinh về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử. Tất cả được điều

tra bằng câu hỏi trắc nghiệm.

- Thực nghiệm sư phạm: tiến hành giảng dạy thực nghiệm tại 3 trường phổ thông để

rút ra kết luận.

5. Đóng góp của đề tài

Khóa luận tốt nghiệp “ Việc tạo biểu tượng lịch sử trong giảng dạy các cuộc cách

mạng tư sản thời cận đại (lớp 10 – chương trình chuẩn) trên địa bàn thành phố Đà

6

Nẵng” góp phần quan trọng trong việc đưa ra phương pháp dạy học có hiệu quả

trong việc cung cấp kiến thức lịch sử cho học sinh, giúp học sinh ghi nhớ tốt hơn

các sự kiện, hiện tượng lịch sử, hiểu hơn về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới.

Ngoài ra, những biện pháp mà khóa luận đưa ra cũng góp phần làm cho bài học

lịch sử sinh động hơn, phong phú hơn, góp phần bổ sung vào phương pháp dạy

học tích cực của người giáo viên trong việc truyền thụ kiến thức cho học sinh.

6. Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, đề tài gồm 3

chương trong phần nội dung.

Chương 1: Cơ sơ lý luận và thực tiễn của việc tạo biểu tượng lịch sử để giảng dạy

các cuộc cách mạng tư sản ở trường THPT ( lớp 10 - chương trình chuẩn) trên địa bàn

TP Đà Nẵng.

Chương 2: Các loại biểu tượng được sử dụng trong giảng dạy các cuộc cách mạng

tư sản thời cận đại ( lớp 10 - chương trình chuẩn) ở trường THPT

Chương 3: Một số hình thức và biện pháp sư phạm tạo biểu tượng được sử dụng

trong giảng dạy các cuộc cách mạng tư sản (lớp 10 - chương trình chuẩn) trên địa bàn

TP Đà Nẵng.

7

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1 : Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tạo biểu tượng lịch sử để giảng dạy

các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại ( lớp 10 – chương trình chuẩn) trên địa

bàn TP Đà Nẵng

1.1. Cơ sở lí luận

1.1.1. Khái niệm biểu tượng, biểu tượng lịch sử

1.1.1.1. Biểu tượng

Khái niệm biểu tượng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội

khác nhau.

Theo từ điển Tiếng Việt (GS Hoàng Phê, chủ biên ) “biểu tượng là hình ảnh

tượng trưng, hình ảnh của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật

còn giữ lại trong đầu óc khi tác dụng của sự vật vào giác quan đã chấm dứt”.

Theo từ điển tâm lí học “ Biểu tượng là hình ảnh của các vật thể, cảnh tượng và

sự kiện xuất hiện trên cơ sở nhớ lại hay tưởng tượng. Khác với tri giác, biểu tượng có

thể mang tính khái quát. Nếu tri giác chỉ mang tính hiện tại, thì biểu tượng liên quan

đến quá khứ và tương lai”.

Theo tâm lí học “ biểu tượng chính là những hình ảnh của các sự vật, hiện tượng

của thế giới xung quanh ta được giữ lại trong ý thức và hình thành trên cơ sở tri giác,

cảm giác xảy ra trước đó” [ 27;180].

Trong quá trình tri giác thế giới khách quan con người phản ánh sự vật, hiện

tượng xung quanh mình dưới dạng các hình ảnh và sự phản ánh đó mang tính trực

quan. Các hình ảnh mang tính trực quan đó luôn tác động lên các cơ quan thụ cảm

khác nhau của hệ thần kinh con người và được duy trì một khoảng thời gian nhất định

trong ý thức của họ. Với quan điểm trên P.A Đu-rích cho rằng “ Biểu tượng là những

hình ảnh của sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh được giữ lại trong ý thức và

hình thành trên cơ sở tri giác và cảm giác xảy ra trước đó”. Tuy nhiên, trong thực tế

các biểu tượng thường mờ hơn các tri giác và những dấu hiệu về sự vật, hiện tượng đã

8

được tri giác có thể không có trong biểu tượng. Quá trình tri giác luôn mang tính trực

quan cụ thể. Các hình ảnh biểu tượng được phản những đặc điểm bên ngoài của sự

vật, hiện tượng và trong những trường hợp khác nó phản ánh cả những đặc điểm bên

trong của sự vật.

Như vậy, biểu tượng là những hình ảnh của sự vật, hiện tượng của thế giới xung

quanh được hình thành trên cở sở cảm giác và tri giác đã xảy ra trước đó, được giữ lại

trong ý thức hay là những hình ảnh mới được hình thành trên cơ sở những hình ảnh đã

có từ trước. Biểu tượng không hoàn toàn là thức tế, bởi vì nó là sự xây dựng lại thực

tế sau khi đã được tri giác. Tuy nhiên, những hình ảnh đó cũng không hoàn toàn là kết

quả chủ quan xuất phát từ những hoạt động tâm lí của chủ thể. Biểu tượng chính là

hiện tượng chủ quan của đối tượng về hiện tượng khách quan đã được tri giác từ

trước.

1.1.1.2. Biểu tượng lịch sử

Do đặc trưng của sự nhận thức lịch sử, học tập lịch sử không bắt đầu từ nhận thức

sinh động vì lịch sử là những cái đã qua, không thể trực tiếp quan sát quá khứ cũng

như tái tạo nó trong phòng thí nghiệm như toán học, vật lí hay hóa học . “ Học lịch sử

không thể trực quan, không thể tái diễn lịch sử trong phòng thí nghiệm” [ 2;56] Bởi

vậy việc học tập lịch sử phải bắt đầu từ việc nắm các sự kiện và tạo biểu tượng lịch

sử. Trong học tập lịch sử, không có biểu tượng nảy sinh từ trực giác đối với các sự

kiện, hiện tượng lịch sử mà việc hình thành nên những biểu tượng lịch sử phải dựa

trên những hiện tượng, sự kiện lịch sử mà con người đã được nhận thức từ trước để

nhằm tái tạo lại một cách chính xác và sinh động.

Để giúp học sinh nhận thức đúng lịch sử thì giáo viên cần phải tạo biểu tượng lịch

sử, bởi việc học tập lịch sử cũng tuân thủ theo quy luật chung của quá trình nhận thức

là đi từ nhận thức cảm tính lên nhận thức lí tính. Học sinh nhận thức thông qua việc

tạo nên hình ảnh về quá khứ bằng các hoạt động của giác quan: thị giác tạo nên những

hình ảnh trực quan, thính giác đem lại hình ảnh của quá khứ thông qua lời giảng của

giáo viên, từ đó giúp học sinh hình thành được biểu tượng thông qua những thông tin

mà giáo viên đưa ra. Như vậy, biểu tượng lịch sử là “ hình ảnh về những sự kiện,

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!