Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Về sửa đổi, bổ sung Luật đất đai năm 2003
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
nghiªn cøu - trao ®æi
14 t¹p chÝ luËt häc sè 12/2008
ThS. TrÇn Quang Huy *
uật đất đai năm 2003 qua 4 năm thực
hiện đã góp phần to lớn trong việc quản
lí nhà nước về đất đai, tạo môi trường thông
thoáng cho nhà đầu tư trong nước và nước
ngoài trong việc sử dụng đất. Tuy nhiên, vấn
đề mặt bằng cho các doanh nghiệp, thu hồi
đất để thực hiện các dự án đầu tư cũng như
vấn đề giá đất luôn đặt ra những thách thức
mà Luật đất đai hiện hành trong quá trình
thực thi luôn gặp lúng túng khi giải quyết.
Do vậy, nhu cầu sửa đổi Luật đất đai năm
2003 được đặt ra một cách cấp thiết. Bài viết
dưới đây xin đề cập một số nội dung cần
thiết nhằm góp ý cho Dự thảo Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật đất đai năm
2003 (sau đây gọi là Dự thảo Luật)
1. Về quan điểm chỉ đạo trong việc xây
dựng Dự thảo Luật
1.1. Chúng tôi đồng tình với quan điểm
chỉ đạo của Ban soạn thảo khi cho rằng
chúng ta chưa xây dựng đạo luật đất đai mới
hoàn toàn, cũng chưa xây dựng Bộ luật đất
đai hoàn chỉnh mà chỉ sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật đất đai năm 2003, với
những điều luật đã tạo ra sự bất cập trong
quá trình thực thi gần 4 năm qua. Vì vậy,
trong lần sửa đổi này, chúng ta chọn lựa
những vấn đề lớn, có tính khai thông ách tắc
trong việc tạo môi trường đầu tư cho doanh
nghiệp trong nước và nước ngoài nhằm đáp
ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, góp
phần cải cách thủ tục hành chính tạo thuận
lợi hơn trong việc sử dụng đất của tổ chức,
cá nhân trong nước và nước ngoài. Tuy
nhiên, với 47 nội dung sửa đổi và bổ sung
(Dự thảo ngày 22/5/2008), trên thực tế, Ban
soạn thảo đã đề cập nhiều vấn đề quan trọng
của Luật đất đai năm 2003. Do đó, theo quan
điểm của chúng tôi, có những nội dung đã đề
cập đúng các bất cập hiện nay của người dân
hoặc doanh nghiệp trong nước và nước ngoài
trong quá trình sử dụng đất song cũng có nội
dung đề cập khá nhiều, chi tiết như vấn đề
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà không
phải là nội dung chính yếu thu hút sự quan
tâm của nhiều chủ thể khác nhau. Ban soạn
thảo nên đặt ra các vấn đề chủ yếu để xây
dựng Dự thảo Luật dưới dạng câu hỏi như:
Nhà nước liệu có quản lí tốt hơn so với trước
khi sửa đổi Luật đất đai không? Doanh
nghiệp trong nước và nước ngoài sẽ được lợi
gì từ sửa đổi Luật? Người sử dụng đất nói
chung và hộ gia đình, cá nhân trong nước nói
riêng sẽ được lợi gì từ việc sửa đổi, bổ sung
Luật đất đai? Lấy đó làm định hướng cụ thể
cho việc chọn lựa các nội dung để sửa đổi
Luật đất đai lần này.
1.2. Ban soạn thảo cần xem lại việc bảo
đảm nguyên tắc: “Đất đai thuộc sở hữu toàn
L
* Giảng viên chính Khoa pháp luật kinh tế
Trường Đại học Luật Hà Nội