Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Về sự nêu gương của người đứng đầu.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
16/8/2019 Tạp chí Cộng Sản - Về sự nêu gương của người đứng đầu
www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=55345&print=true 1/4
29/7/2019 14:47'
Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV đã thảo
luận lần thứ nhất Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật
Viên chức (một luật mới sửa hai luật). Ảnh: VGP
Về sự nêu gương của người đứng đầu
TCCSĐT - Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV đã thảo luận lần thứ
nhất Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công
chức và Luật Viên chức (một luật mới sửa hai luật). Các phiên họp
tới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp tục xem xét hoàn thiện để
Quốc hội dự kiến thông qua Dự án luật này vào kỳ họp thứ 8 sắp tới.
Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 và Luật Viên chức số
58/2010/QH12 được Quốc hội khóa XII thông qua vào các năm 2008 và
2010 nên chưa có điều kiện để thể chế hóa Quy định số 101-QĐ/TW, ngày
7-6-2012, của Ban Bí thư, Về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng
viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp và Quy định số 08-QĐi/TW, ngày 25-10-2018, của Ban Chấp hành
Trung ương, Về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí
thư, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương. Nay Quốc hội khóa XIV đang xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức (dự kiến thông qua vào kỳ họp thứ 8 vào tháng 10-2019).
Đây là cơ hội thuận lợi, đúng lúc nhất để quán triệt quan điểm nêu gương đối với cán bộ, đảng viên mà trước hết là
người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị vào nội dung của Dự án Luật.
Địa vị pháp lý của người đứng đầu
Khái niệm về người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa được “thuật ngữ hóa” trong các sách từ điển, nhưng
qua các văn kiện của Đảng, Nhà nước và qua sách báo chính thống có thể hiểu đó là những người có địa vị pháp lý
cao nhất trong mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị của hệ thống chính trị; thực hiện vai trò lãnh đạo, quản lý, điều hành
hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó; có nhiệm vụ và quyền hạn cao nhất đối với những hoạt động của cơ
quan, tổ chức, đơn vị và phải chịu trách nhiệm chính về những hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị do chính
mình quản lý, lãnh đạo.
Về vị trí của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị: Họ hoàn toàn có địa vị pháp lý, vì họ đều được bầu cử hoặc
được bổ nhiệm theo quy định của Hiến pháp, pháp luật hoặc theo điều lệ của tổ chức được Nhà nước công nhận.
Hoạt động của người đứng đầu được nhân danh Nhà nước, cơ quan nhà nước hoặc nhân danh cơ quan, tổ chức,
đơn vị. Người đứng đầu và hoạt động của họ phần lớn chịu sự chi phối theo dạng quan hệ “thứ bậc” cấp trên, cấp
dưới. Là người đứng đầu nên họ thực hiện vai trò lãnh đạo, quản lý đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị mà họ là người
đứng đầu.