Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Về một cách dạy truyện cổ tích
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Thị Kim Dung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 98(10): 147 - 152
147
VỀ MỘT CÁCH DẠY TRUYỆN CỔ TÍCH "TẤM CÁM"
THEO HƯỚNG TÍCH HỢP
Nguyễn Thị Kim Dung*
Trường Trung học phổ thông Ngô Quyền – Thái Nguyên
TÓM TẮT
Dạy học theo hướng tích hợp là một trong những xu hướng được vận dụng trong dạy học Ngữ văn
ở trường phổ thông. Ở trung học cơ sở, vận dụng tích hợp trong dạy học văn thực hiện dễ dàng và
thuận lợi hơn rất nhiều so với ở trung học phổ thông (THPT). Bởi vì, chương trình và sách giáo
khoa đã có sự sắp xếp theo hướng tích hợp cho cả ba bộ phận của môn Ngữ văn (Đọc văn bản,
Tiếng Việt và Làm văn). Nhằm thể hiện tinh thần đổi mới dạy học theo hướng tích hợp, chúng tôi
đưa ra cách dạy truyện cổ tích Tấm Cám. Với định hướng dạy học và thiết kế trên, sau khi tiến
hành dạy thử nghiệm đối chứng đã tạo ra được hiệu quả rõ rệt.
Từ khóa: hướng tích hợp, Tấm Cám, dạy học Ngữ văn
VẤN ĐỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG
MÔN NGỮ VĂN
*
Trước đây (từ năm 2002 về trước) môn văn
trong trường phổ thông bậc trung học gồm 3
phân môn: văn học, tiếng Việt và làm văn.
Mỗi phân phân môn có chương trình và sách
giáo khoa riêng. Từ khi đổi mới chương trình
giáo dục phổ thông (2002 - 2003) thì môn
Văn – tiếng Việt được gọi là môn Ngữ Văn, với
tinh thần dạy học tích hợp trong 3 bộ phận.
Có hai hướng tích hợp chủ yếu trong môn
Ngữ văn: Tích hợp ngang và tích hợp dọc.
Tích hợp ngang là gắn kết nội dung kiến
thức và kỹ năng giữa Văn học – Tiếng Việt -
Làm văn. Tích hợp dọc là gắn kết kiến thức
đã học trước với kiến thức đang học. Tất cả
đều hướng tới hình thành ở học sinh năng
lực đọc văn và làm văn để vận dụng vào
cuộc sống thực tiễn.
Dạy học theo hướng tích hợp là một trong
những xu hướng được vận dụng trong dạy
học Ngữ văn ở trường phổ thông. Ở trung
học cơ sở, vận dụng tích hợp trong dạy học
văn thực hiện dễ dàng và thuận lợi hơn rất
nhiều so với ở trung học phổ thông (THPT).
Bởi vì, chương trình và sách giáo khoa đã có
sự sắp xếp theo hướng tích hợp cho cả ba bộ
phận của môn Ngữ văn (Đọc văn bản, Tiếng
Việt và Làm văn).
*
Tel:
Ở THPT, vấn đề tích hợp phức tạp và khó
khăn hơn rất nhiều vì nội dung kiến thức của
Văn học, Tiếng Việt, Làm văn ở THPT được
sắp xếp theo hệ thống khoa học của nó. Ở
phần Văn học thì sắp xếp theo hai tiêu chí:
Lịch sử văn học và thể loại, ví dụ:VHDG-
>VH Trung đại->Văn học hiện đại->Văn học
đương đại, trong đó văn học dân gian lại sắp
xếp theo loại thể: Sử thi->truyền thuyết->cổ
tích->Truyện cười->Ca dao...Phần Tiếng Việt
không đi lại hệ thống ngữ pháp như THCS
mà chỉ tập trung dạy học những vấn đề như
giao tiếp ngôn ngữ, văn bản, đặc điểm ngôn
ngữ nói và ngôn ngữ viết, các loại phong
cách. Những vấn đề học sinh đã học ở THCS
về từ và câu về cơ bản không học lại, khi cần
thiết có điều kiện chỉ ôn tập và nâng cao dưới
hình thức thực hành. Phần Làm văn ở THCS
đã học về 6 loại văn bản, lên THPT coi như
đã xong phần lí thuyết chủ yếu là ôn tập, hệ
thống hóa và nâng cao thêm các kiến thức và
kĩ năng của học sinh. Như vậy là rất khó khăn
cho việc tích hợp ngang vì tìm những điểm
đồng quy là rất khó.Theo quan điểm tích hợp,
dạy truyện cổ tích trong SGK Ngữ văn 10
nằm trong hệ thống truyện dân gian. Trong
khi đó thì Tiếng Việt và Làm văn hầu như
không liên quan gì. Đấy là chưa kể vấn đề
tích hợp liên môn, dạy truyện cổ tích thì tích
hợp văn hóa như thế nào?
Từ thực trạng trên, chúng tôi đã suy nghĩ và
mạnh dạn đưa ra đây hướng khai thác một tác
phẩm cụ thể trong SGK Ngữ văn 10 theo hương
tích hợp để trao đổi với các đồng nghiệp.