Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Về khái niệm tác giả và đồng tác giả của tác phẩm
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
128.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1610

Về khái niệm tác giả và đồng tác giả của tác phẩm

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

nghiªn cøu - trao ®æi

T¹p chÝ luËt häc sè 1/2009 43

TS. Ph¹m V¨n TuyÕt *

ác giả của tác phẩm có thể được phân

loại theo nhiều tiêu chí khác nhau và

với mỗi loại tác giả sẽ có một phạm vi quyền

khác nhau đối với tác phẩm. Tuy nhiên, với

điều kiện nào thì sẽ được thừa nhận là tác giả

của tác phẩm? Trong trường hợp nào thì

được xác định là đồng tác giả? Các vấn đề

này hiện còn nhiều ý kiến khác nhau nên

chúng tôi thông qua bài viết này phân tích,

xác định khái niệm tác giả, đồng tác giả, nêu

các ý kiến khác nhau về đồng tác giả và đưa

ra quan điểm riêng của mình về đồng tác giả

với mong muốn đem lại cách nhìn thống

nhất về đồng tác giả.

1. Khái niệm về tác giả

Quá trình tạo ra tác phẩm văn học, nghệ

thuật, các công trình khoa học, kĩ thuật là

quá trình hoạt động sáng tạo của cá nhân.

Bởi vậy, tác giả của các tác phẩm văn học,

nghệ thuật, các công trình khoa học, kĩ thuật

(gọi chung là tác phẩm) chỉ có thể là những

con người cụ thể khi họ đã bằng lao động

sáng tạo của mình để trực tiếp tạo ra tác

phẩm. Chính vì thế, Điều 736 BLDS năm

2005 đã định nghĩa về tác giả như sau:

“1- Người sáng tạo tác phẩm văn học,

nghệ thuật, khoa học (sau đây gọi chung là

tác phẩm) là tác giả của tác phẩm đó.

Trong trường hợp có hai hoặc nhiều

người cùng sáng tạo ra tác phẩm thì những

người đó là các đồng tác giả.

2. Người sáng tạo ra tác phẩm phái sinh

từ tác phẩm của người khác, bao gồm tác

phẩm được dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn

ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên,

chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn

là tác giả của tác phẩm phái sinh đó”.

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định của

Chính phủ số 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006

quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một

số điều của Bộ luật dân sự, Luật sở hữu trí

tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan thì

tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một

phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ

thuật và khoa học bao gồm: Cá nhân Việt

Nam có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả;

cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng

tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất

định tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài có

tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt

Nam; cá nhân nước ngoài có tác phẩm được

bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế

về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên

của điều ước quốc tế đó.

Nhìn chung, chủ thể muốn được công

nhận là tác giả cần phải đáp ứng được ba yêu

cầu sau đây:

- Phải là người trực tiếp thực hiện các

hoạt động sáng tạo để tạo ra tác phẩm. Hoạt

động sáng tạo của tác giả là kết quả của quá

trình lao động trí tuệ để tạo ra các tác phẩm

T

* Ngân hàng công thương Việt Nam

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!