Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Về fractal và tập cantor
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐỖ VĂN THỌ
VỀ FRACTAL VÀ TẬP CANTOR
Chuyên ngành: Toán Giải tích
Mã số: 84 60 102
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Đà Nẵng – Năm 2019
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Nhụy
Phản biện 1: TS. Nguyễn Duy Thái Sơn
Phản biện 2: TS. Trần Đức Thành
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc
sĩ khoa học họp tại trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng vào
ngày 12 tháng 5 năm 2019
Có thể tìm hiểu luận văn tại :
- Thư viện trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
- Khoa Toán, trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
Trước đây, có nhiều tập hợp và hàm được nghiên cứu một cách hiệu
quả bởi các phương pháp tính toán cổ điển hoặc bằng các công cụ giải tích
thông thường. Lúc bấy giờ, các tập và các hàm không đủ trơn hay "gồ
ghề" có xu hướng bị lờ đi và bị xem là "vô bổ", không đáng chú ý. Cũng
trong lúc ấy, Toán học xuất hiện các hiện tượng mà chúng ta tưởng chừng
như các nghịch lý, chẳng hạn tồn tại các tập có diện tích hữu hạn mà chu
vi lại vô hạn, hoặc tồn tại những hàm số liên tục tại mọi điểm mà không
khả vi tại bất cứ điểm nào, hoặc như tồn tại tập có lực lượng continum
nhưng lại có độ đo Lebesgue bằng 0, . . .
Tuy nhiên, trong mấy chục năm gần đây thì thái độ đó đang dần thay
đổi. Người ta nhận ra rằng, các đối tượng không trơn mới đáng để quan
tâm nghiên cứu. Có rất nhiều các tập xù xì, kỳ dị lại thể hiện một cách
chân thực, sinh động và chính xác các hiện tượng trong tự nhiên cũng như
trong cuộc sống nhiều hơn so với việc dùng các đối tượng và công cụ lý
tưởng, trơn nhẵn, phẳng phiu của hình học cổ điển. Cần phải thay đổi
cách suy nghĩ cũng như cách tiếp cận và nghiên cứu các tập, các hình và
các hiện tượng.
Đầu những năm 70 của Thế kỷ 20, trên thế giới xuất hiện một hướng
nghiên cứu chính thống, mà khoa học gọi là CHAOS, nghiên cứu các hình
thái hỗn loạn trong tự nhiên, trong đời sống xã hội cũng như trong khoa
học. Cuối những năm 80, là thời điểm mà khoa học đồ thị phát triển mạnh,
đã xuất hiện trong Toán học một hướng nghiên cứu mới được gọi là "Toán
học hình ảnh". Hướng nghiên cứu này có sự tham gia của một công ty máy
tính lớn ở Hoa Kỳ là IBM, mà Benoit Mandelbrot, một người gốc Balan,
là một thành viên của dự án này. Với những phát hiện mang tính đột
2
phá cùng với sự xuất hiện rất nhiều công trình nghiên cứu rất có ý nghĩa,
Mandelbrot đã đặt nền móng cho sự ra đời một hướng Toán học mới được
gọi là Hình học Fractal (Fractal Geometry [1]). Tuy nói rằng "hình học",
nhưng khi nghiên cứu một cách sâu sắc về sự tinh tế của loại tập hợp nói
trên, người ta thường dùng công cụ giải tích. Ngành khoa học này
nhanh chóng trở thành một hướng nghiên cứu quan trọng, được tách ra
khỏi ngành khoa học CHAOS từ năm 1975 và phát triển mạnh mẽ từ cuối
những năm 80 của Thế kỷ 20.
Hình học Fractal là một lĩnh vực mới của Toán học hiện đại và đang
còn khá mới mẻ ở Việt Nam (xem [2], [3], [4]). Sự ra đời của Fractal được
xem là một hiện tượng của Thế kỷ 20 và điều đặc biệt đáng nói là một
ngành khoa học tuy mới, lại có thể tìm được tiếng nói chung cho nhiều
ngành khoa học vốn dĩ rất khác biệt nhau, từ toán học, vật lý học, hóa
học, sinh học cho đến nghệ thuật, âm nhạc, kinh tế mà đặc biệt là công
nghệ thông tin truyền thông. Chính môn khoa học Fractal giúp chúng ta
mô tả và giải thích được những hiện tượng phức tạp, có cấu trúc tinh tế
trong tự nhiên cũng như trong xã hội một cách chính xác và chân thực
hơn.
Từ "Fractal" mượn chữ Latinh "Fractus", có nghĩa là gãy vỡ, gồ ghề
và cũng có nguồn gốc từ thuật ngữ Fractalism (thuật toán hóa), là một
thuật ngữ do Benoit Mandelbrot đưa ra khi ông khảo sát những hình vóc
hoặc những hiện tượng không có đặc trưng về độ dài. Khái niệm Fractal
không được định nghĩa, nhưng theo ông, đó là những đối tượng hình học
có hình dáng gồ ghề, không trơn nhẵn trong tự nhiên. Ngoài ra, có loại
khác còn là những vật thể có tính đối xứng sắp xếp trong một phạm vi
nhất định. Một đặc tính quan trọng của Fractal là tự đồng dạng, có nghĩa
là khi lấy một phần nhỏ tùy ý nào đó của tập tự đồng dạng F thì phần
được chọn này luôn là bản sao của chính F.
Thật ra, Mandelbrot đã từng định nghĩa Fractal F là một tập có thứ
nguyên Hausdorff lớn hơn thứ nguyên tôpô của nó. Định nghĩa này tuy
thâu tóm được một số tính chất trọng yếu của nhiều Fractal, nhưng về sau
3
chính Mandelbrot thừa nhận nó vẫn chưa thỏa đáng vì loại trừ mất một
số đối tượng cũng cần được xem là Fractal. Cuối cùng thì người ta nhận
thấy chưa có định nghĩa nào phù hợp và đã liệt kê ra một danh sách các
tính chất được coi là đặc trưng cho Fractal, đó là:
(a) F có một cấu trúc tinh tế (cấu trúc mịn), nghĩa là, dù xét với cỡ
nhỏ đến đâu cũng có những chi tiết tinh vi;
(b) F quá khác thường (phi chính quy), không thể mô tả theo ngôn
ngữ hình học truyền thống, khó mô tả tính chất địa phương tại mỗi điểm;
(c) Thứ nguyên của F (theo một nghĩa nào đó) thường lớn hơn thứ
nguyên tôpô của nó;
(d) F thường tự đồng dạng, nghĩa là những bộ phận dù nhỏ đến cỡ
nào, đều coi như một bản sao của toàn thể;
(đ) F thường được xác định bằng một thủ tục hồi quy đơn giản dễ
hiểu;
(e) Mặc dầu F khá lớn, nhưng độ lớn của nó hiểu theo nghĩa thông
thường thì bằng không.
Có hai hướng nghiên cứu Fractal. Hướng thứ nhất là xác định, mô tả
và nghiên cứu các đối tượng Fractal thực trong tự nhiên và trong khoa
học. Hướng thứ hai là nghiên cứu về bản chất toán học, tức là các vấn đề
có nguồn gốc lý thuyết độ đo hình học, nhưng với công cụ Giải tích Toán
học. Trong Luận văn này, tôi muốn trình bày theo hướng thứ hai cho lĩnh
vực nói trên theo công cụ giải tích.
Luận văn gồm hai chương, Chương I trình bày đại cương về Fractal,
Chương II giới thiệu tập Cantor và một vài thứ nguyên Fractal. Với nội
dung và mục đích như vậy, Luận văn này được lấy tên là Về Fractal và
Tập Cantor.
4
Chương 1
FRACTAL
1.1. Một vài tính chất của tập số thực
1.1.1. Cận trên đúng và cận dưới đúng
Định nghĩa 1.1. Tập A ⊂ R được gọi là bị chặn trên nếu tồn tại
α ∈ R sao cho a ≤ α, ∀a ∈ A. Số α thỏa mãn điều kiện này được gọi
là một cận trên của A. Rõ ràng một tập bị chặn trên có vô số cận trên.
Tập A được gọi là không bị chặn trên nếu với mỗi r ∈ R tồn tại a ∈ A để
a > r.
Định nghĩa 1.2. Số thực α ∈ R được gọi là cận trên đúng hay cận
trên bé nhất của tập bị chặn trên A nếu
(a) a ≤ α, ∀a ∈ A;
(b) Với mỗi ε > 0, tồn tại aε ∈ A để aε > α − ε.
Định nghĩa 1.3. Tập A ⊂ R được gọi là bị chặn dưới nếu tồn tại
β ∈ R sao cho β ≤ a, ∀a ∈ A. Số β thỏa mãn điều kiện này được gọi là
một cận dưới của A. Rõ ràng một tập bị chặn dưới có vô số cận dưới. Tập
A được gọi là không bị chặn dưới nếu với mỗi r ∈ R tồn tại a ∈ A để
a < r.
Định nghĩa 1.4. Số thực β ∈ R được gọi là cận dưới đúng hay cận
dưới lớn nhất của tập bị chặn dưới A nếu
(a) a ≥ β, ∀a ∈ A;
(b) Với mỗi ε > 0, tồn tại aε ∈ A để aε < β + ε.
5
1.1.2. Tiên đề về cận trên đúng và cận dưới đúng
(a) Nếu A ⊂ R, A 6= ∅ và A bị chặn trên, thì A có cận trên đúng (duy
nhất).
(b) Nếu A ⊂ R, A 6= ∅ và A bị chặn dưới, thì A có cận dưới đúng (duy
nhất).
1.1.3. Một vài tính chất của cận trên và cận dưới đúng
Mệnh đề 1.1. Nếu γ ∈ R là một cận trên đúng hoặc cận dưới đúng
của tập A ⊂ R thì tồn tại dãy {an}
∞
n=1 ⊂ A sao cho an → γ.
Mệnh đề 1.2. Giả sử A, B ⊂ R và A, B 6= ∅.
(a) Ta định nghĩa
−A = {−x : x ∈ A} = {x : −x ∈ A}
Thế thì
sup(−A) = − inf A. (1.1)
(b) Định nghĩa
A + B = {c = a + b : a ∈ A, b ∈ B}
và
A − B = {c = a − b : a ∈ A, b ∈ B}.
Khi đó
sup(A + B) = sup A + sup B (1.2)
và
sup(A − B) = sup A − inf B. (1.3)
Định nghĩa 1.5. Tập A ⊂ R
k được gọi là compact nếu nó đóng và bị
chặn.
Mệnh đề 1.3. Hàm thực f liên tục trên tập compact khác rỗng A ⊂ R
thì bị chặn trên tập đó và đạt tới một cực đại và một cực tiểu trên tập đó,
tức tồn tại x0 ∈ A và y0 ∈ A sao cho
f(x0) = sup f(A), f(y0) = inf f(A).
6
Trong trường hợp này các giá trị f(x0) và f(y0) tương ứng được gọi là
giá trị cực đại và giá trị cực tiểu của f trên A.
1.2. Độ đo Lebesgue trong không gian R
k
1.2.1. σ - đại số
Định nghĩa 1.6. Cho X là một tập khác rỗng, ta nói một σ - đại số
trên X là một họ các tập con của X, chứa các tập X, ∅ và đóng đối với mọi
phép toán hữu hạn hay đếm được của tập hợp.
Hay tập X thỏa mãn các điều kiện sau
(a) Ai ∈ X, i = 1, 2, ..., n, ... thì A =
S∞
i=1 Ai ∈X;
(b) ∀A, B ∈ X, A\B ∈ X.
Ví dụ 1.1. Nếu X là một tập hợp thì họ 2
X gồm tất cả các tập con
của X là một σ - đại số.
Mệnh đề 1.4. Giao của một họ các σ - đại số trên X là một σ - đại
số trên X.
Định lý 1.1. Cho trước một họ M các tập con của một tập X. Thế
thì luôn tồn tại σ - đại số duy nhất F(M) bao hàm M và được chứa trong
mọi σ - đại số bao hàm M, tức F(M) là σ - đại số nhỏ nhất trong các σ
- đại số bao hàm M.
Định nghĩa 1.7. Ta gọi σ - đại số bao hàm M này là σ - đại số sinh
bởi M. Một σ - đại số Borel trong R
k
, thì F(G) là một σ - đại số Borel.
1.2.2. Độ đo ngoài
Một độ đo ngoài trên R
n
là một hàm µ
∗ xác định trên họ các tập con
của R
n
sao cho
(a) µ
∗
(A) > 0, ∀A ⊂ R
n
;
(b) µ
∗
(∅) = 0;
(c) A ⊂
S +∞
i=1Ai ⇒µ
∗
(A) 6
P∞
i=1µ
∗
(Ai).
7
1.2.3. Độ đo
Định nghĩa: Một hàm tập µ gọi là một độ đo nếu nó được xác định
trên một đại số C và nếu
(a) µ (A) > 0, ∀A ∈ C;
(b) µ (∅) = 0;
(c) µ là σ - cộng tính.
Định lý 1.2. (Carathéodory)
Cho µ
∗
là một độ đo ngoài trên R
n
và L là lớp tất cả các tập con A
của R
n
sao cho
µ
∗
(E) = µ
∗
(E ∩ A) + µ
∗
(E\A) với mọi E ⊂ R
n
(1.4)
Khi ấy L là một σ - đại số và hàm µ = µ
∗/L (thu hẹp của µ
∗
trên L)
là một độ đo trên L.
Độ đo µ được gọi là độ đo cảm sinh bởi độ đo ngoài µ
∗
.
1.3. Độ đo Hausdorff
Thật ra độ đo Lebesgue chưa đủ "tinh tế", chẳng hạn, ở Chương 2
ta sẽ thấy, nếu F là một tập Cantor thì mặc dù card F = c (lực lượng
continum), nhưng µ(F) = 0, ở đây kí hiệu card F là lực lượng của tập F.
Do đó, cần tìm độ đo tinh tế hơn để đo các tập phức tạp. Độ đo Hausdorff
là một trong những độ đo như vậy.
Cho tập F ⊂ R
k và số s > 0. Với δ > 0 cho trước ta xét những họ
hữu hạn hay đếm được các tập {{Ui}
∞
n=1 : |Ui
| < δ, i = 1, 2, ...} sao cho
S
∞
i=1
Ui ⊃ F, ở đây ký hiệu |U| là đường kính của tập U trong R
k
, tức
sup
x,y∈U
|x − y|. Nhắc lại rằng với
x = {x1, ..., xk}, y = {y1, ..., yk} ∈ R
k
thì
|x − y| =
X
k
i=1
(xi − yi)
2
!
1
2
.
8
Mỗi họ {{Ui}
∞
n=1 : |Ui
| < δ, i = 1, 2, ...} như thế được gọi là δ - phủ
của F. Kí hiệu Fδ(F) là họ tất cả các δ - phủ của F. Ta định nghĩa
Hs
δ
(F) = inf{
X
∞
i=1
|Ui
|
s
: {Ui}
∞
i=1 ∈ Fδ(F)}. (1.5)
Rõ ràng nếu δ2 < δ1 thì mọi δ2 - phủ của F đều cũng là δ1 - phủ cho
nên Hs
δ1
(F) 6 Hs
δ2
(F). Vậy hàm Hs
δ
(F) là nghịch biến nên khi δ > 0
giảm dần tới 0 thì Hs
δ
(F) tăng dần đến một giới hạn, ta kí hiệu giới hạn
đó là
Hs
(F) = lim
δ→0
Hs
δ
(F). (1.6)
Ta kiểm tra Hs
(F) là một độ đo ngoài các tập trong R
k
.
Bổ đề 1.1. Hs
(F) là một độ đo ngoài trên tập R
k
.
Ví dụ 1.2. Cho {a} là tập một điểm trong R
k
. Ta sẽ chỉ ra rằng mỗi
s > 0 thì Hs
({a}) = 0.
Giả sử ε > 0 là số tùy ý cho trước. Ta lấy δ - phủ của {a} chỉ gồm
một tập mở U có đường kính δ < ε (chẳng hạn có thể lấy U là hình cầu
mở tâm a đường kính δ < ε). Khi đó
0 ≤ H
s
δ
({a}) ≤ |U| = δ < ε.
Do đó khi δ → 0, ta có
0 ≤ H
s
({a}) < ε.
Do ε > 0 bé tùy ý nên Hs
({a}) = 0 với mỗi s > 0.
Định nghĩa 1.8. Giả sử F ⊂ R
k
. Hàm f : R
k → R
m được gọi là ánh
xạ Holder cấp α > 0 nếu tồn tại hằng số c > 0 sao cho:
|f (x) − f (y)| ≤ c|x − y|
α
, ∀x, y ∈ F
Định lý 1.3. Cho F ⊂ R
k
và s > 0. Khi đó
(a) Nếu λ > 0 thì
Hs
(λF) = λ
sHs
(F). (1.7)
(b) Nếu f : R
k → R
m là ánh xạ Holder cấp α > 0 trên F thì
Hs/α (f (F)) ≤ c
s/αHs
(F). (1.8)
9
Hệ quả 1.1. Nếu f : R
k → R
m là một phép đẳng cự trên F, nghĩa là
|f (x) − f (y)| = |x − y| , ∀x, y ∈ F
thì
Hs
(f (F)) = Hs
(F).
Định lý 1.4. Trong định nghĩa độ đo Hausdorff, có thể thay phủ bất
kì bằng phủ mở, tức là nếu đặt
Ms
δ
(F) = inf (X
∞
i=1
|Vi
|
s
: {Vi} là δ − phủ mở của F
)
thì
Ms
δ
(F) = Hs
δ
(F)
trong đó Hs
δ
(F) được định nghĩa trong đẳng thức (1.5).
Định lý 1.5. Nếu F là tập compact thì chỉ cần lấy {Ui} là phủ hữu
hạn.
Ví dụ 1.3. Cho F = {a1, a2, ...} là một tập đếm được các điểm trong
R
k
. Ta sẽ chỉ ra rằng Hs
(F) = 0. Do Hs
là một độ đo ngoài và theo Ví
dụ (1.2), Hs
(ai) = 0, ∀i ∈ N nên
0 ≤ Hs
(F) = Hs
[
∞
i=1
ai
!
≤
X
∞
i=1
Hs
(ai) = 0.
Vậy Hs
(F) = 0.
Ví dụ 1.4. Giả sử F = (a, b) ⊂ R. Ta sẽ thấy H1
(F) = b − a. Thật
vậy, trước hết ta chú ý rằng nếu {Ui}
∞
i=1 là một phủ tùy ý của F = (a, b),
tức F = (a, b) ⊂
S
∞
i=1
Ui thì
X
∞
i=1
|Ui
| ≥ |F| = b − a.
Do đó khi {Ui}
∞
i=1 là một δ - phủ của F, ta sẽ có
H1
δ
(F) = inf (X
∞
i=1
|Ui
| : {Ui}
∞
i=1 là δ - phủ của F)
≥ b − a.
Mặt khác nếu ta chia (a, b) thành k đoạn nhỏ, mỗi đoạn có độ dài
10
∆k =
b−a
k < δ. Khi đó
H1
δ
(F) ≤
X
k
i=1
|Ui
| = k.b − a
k
= b − a.
và
H1
δ
(F) = b − a.
Cho δ → 0, ta được:
H1
δ
(F) = b − a.
Điều này có nghĩa là trong R thì H1
(a, b) là độ dài của khoảng (a, b).
1.4. Thứ nguyên Hausdorff
1.4.1. Định nghĩa và các tính chất cơ bản
Định nghĩa 1.9. Nếu có s > 0 để Hs
(F) < ∞, ta định nghĩa
sF = dimHF = inf
t : Ht
(F) = 0
.
Nếu Hs
(F) = ∞, ∀s > 0 thì ta định nghĩa dimHF = ∞.
Ta gọi dimHF là thứ nguyên Hausdorff của tập F ⊂ R
k
. Để là rõ ý
nghĩa của định nghĩa của thứ nguyên Hausdorff, ta xét một số định lý cụ
thể hơn sau đây.
Định lý 1.6. Cho F ⊂ R
k
, s, t ∈ R. Khi đó
(a) Nếu Hs
(F) < ∞ thì
Ht
(F) = 0, ∀t > s. (1.9)
(b) Nếu Hs
(F) > 0 thì
Ht
(F) = ∞, ∀t < s. (1.10)
Hệ quả 1.2. Nếu 0 < F
s
(F) < ∞ thì
(a) Ht
(F) = 0, ∀t > s;
(b) Ht
(F) = ∞, ∀t < s.
Định lý 1.7. Giả sử 0 < Hs
(F) < ∞. Thế thì
s = inf
t : H
t
(F) = 0
= sup
t : H
t
(F) = ∞
Như vậy, nếu 0 < Hs
(F) < ∞ thì s = dimHF.
11
Chú ý 1.1. Từ các định lý (1.3) và (1.4) ta có ngay
Hs
(F) = (
0 nếu t > dimHF
∞ nếu t < dimHF
Định lý 1.8. Cho F ⊂ R
k
và f : F → R
m thỏa mãn điều kiện Holder
|f(x) − f(y)| 6 c|x − y|
α
, ∀x, y ∈ F.
Khi đó
dimHf(F) ≤
1
α
dimHF.
Hệ quả 1.3. Giả sử F ⊂ R
k
. Khi đó
(a) Nếu f : F → R
m là một ánh xạ Lipschitz cấp 1 thì
dimHf(F) ≤ dimHF.
(b) f : F → R
m là một ánh xạ Lipschitz kép, tức tồn tại c1, c2 ≥ 0 sao
cho
c1 |x − y| ≤ |f(x) − f(y)| ≤ c2 |x − y| , ∀x, y ∈ F
thì dimHf(F) = dimHF.
Nói khác đi, thứ nguyên Hausdorff bất biến qua các biến đổi Lipschitz
kép.
Định lý 1.9. Cho E, F, Ei
, i=1,...,⊂ R
k
. Khi đó
(a) Thứ nguyên dimH có tính đơn điệu, tức nếu E ⊂ F thì
dimHE ≤ dimHF.
(b) Hơn nữa, thứ nguyên dimH còn thỏa mãn tính ổn định đếm được
sau đây
dimH
[
∞
i=1
Ui
!
= sup
1≤i<∞
{dimHEi} .
(c) dimHE = 0 với mọi tập đếm được E ⊂ R.
1.5. Một số định nghĩa khác về thứ nguyên Hausdorff
Định lý 1.3 cho thấy có thể thay δ - phủ bất kỳ bằng δ - phủ mở. Trong
mục này, ta đưa ra một định nghĩa khác về thứ nguyên Hausdorff tương
đương với Định nghĩa nêu trong công thức (1.5) và (1.6).
12
Ta gọi FBδ (F) là họ các hình cầu {Bi}
∞
i=1 có đường kính |Bi
| < δ,
∀i ∈ N. Với s > 0 ta kí hiệu
B
s
δ
(F) = inf (X
∞
i=1
|Bi
| : {Bi}
∞
i=1 ∈ FBδ (F)
)
. (1.11)
Lập luận tương tự như trong trường hợp δ - phủ bất kỳ, ta nhận được
giới hạn
B
s
(F) = lim
δ→0
B
s
δ
(F). (1.12)
Bằng việc thay δ - phủ bất kỳ bằng δ - phủ hình cầu, ta có khái niệm
thứ nguyên cầu Hausdorff dimB
H (F). Ta sẽ chỉ ra kết quả sau.
Định lý 1.10. dimB
H (F) = dimH (F).
1.6. Thứ nguyên hộp
Thứ nguyên hộp còn được gọi là thứ nguyên Kolmogorov và được xây
dựng như sau. Cho F là một tập con không rỗng và bị chặn của R
n
. Gọi
Nδ (F) là số tối thiểu các hình lập phương cạnh bằng δ > 0 phủ F. Nếu
có một hằng số s > 0 sao cho tồn tại giới hạn
lim
δ→0
Nδ (F) δ
s = α,(α < ∞) (1.13)
thì s được gọi là thứ nguyên hộp của F. Ta kí hiệu
s = dimB0F.
Chú ý rằng (1.13) có thể viết
Nδ (F) δ
s = α + ε, ở đây ε → 0 khi δ → 0.
Lấy logarit hai vế, ta được
s log δ + log Nδ (F) = log (α + ε), trong đó ε → 0 khi δ → 0.
Từ đó
s +
log Nδ (F)
log δ
=
log (α + ε)
log δ
.
Khi δ → 0 thì log (α + ε) → log α, còn log δ → −∞. Do đó:
log (α + ε)
log δ
→ 0.
13
Vậy thì
s = dimB0F = lim
δ→0
log Nδ (F)
− log δ
(1.14)
khi giới hạn này tồn tại hữu hạn.
1.7. Hệ thống hàm lặp và điều kiện tập mở
1.7.1. Hệ thống hàm lặp
Cho một tập đóng D ⊂ R
n và m ánh xạ liên tục Si
: D → D,
i = 1, ..., m. Một tập E được gọi là bất biến đối với họ ánh xạ {Si}
m
i=1 nếu
E =
[
m
i=1
Si (E).
Kí hiệu K là họ các tập con compact không rỗng của D và ứng với mỗi
K ∈ K, ta đặt:
S (K) = [
m
i=1
Si (K).
Như vậy, S : K → K là một ánh xạ tập và mỗi tập bất biến của họ
ánh xạ {Si}
m
i=1 chẳng qua là một điểm bất động của S
E = S (E) = [
m
i=1
Si (E).
Một ánh xạ T : D → D được gọi là một ánh xạ co hay phép co trên D
nếu có một hằng số c ∈ (0, 1) sao cho
|T (x) − T (y)| ≤ c |x − y| , ∀x, y ∈ D.
Nếu ta có đẳng thức
|T (x) − T (y)| = c |x − y| , ∀x, y ∈ D.
thì T biến một tập con D thành tập đồng dạng với nó theo tỉ lệ c, nên
trong trường hợp này T được gọi là một phép tự đồng dạng.