Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Về đặc điểm tư tưởng Việt Nam
MIỄN PHÍ
Số trang
6
Kích thước
56.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
797

Về đặc điểm tư tưởng Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Về đặc điểm tư tưởng Việt Nam

-Trần Đình Hượu -

Lịch sử tư tưởng Việt Nam có hai đoạn hoàn toàn khác nhau - Từ khi nước ta tiếp xúc với

phương Tây, du nhập tư tưởng phương Tây tức là từ đầu thế kỷ XX cho đến nay. Đó là thời

đại mới. Tư tưởng Việt Nam tiếp cận và hoà giòng vào tư tưởng đồng đại của thế giới. -

Đoạn trước đó, khi nước ta còn nằm trong văn hoá có tính chất khu vực - vùng Đông Á và

Đông Nam Á - tư tưởng nước ta có những nét chung của tư tưởng cả khu vực đó.

Đối với đoạn sau vấn đề đối tượng và phương pháp nghiên cứu không có gì phải bàn cãi

nhiều. Đó là đối tượng và phương pháp chung khi nghiên cứu tư tưởng triết học cận hiện đại

của các nước. Nhưng với đoạn trước thì công việc phức tạp hơn. Tư tưởng hay triết học ở

đây cũng đặt ra rất nhiều vấn đề nhưng không giống cách ở phương Tây, nơi đã cung cấp cơ

sở để hình thành phương pháp nghiên cứu hiện đại.

Trong một thời gian dài ước tính từ thế kỷ II sau công nguyên cho đến đầu thế kỷ này, ở

nước ta có sự tồn tại song song của Tam giáo, du nhập từ Trung Quốc vào. Tam giáo có thay

thế nhau giữ vai trò hàng đầu nhưng thực tế là kết hợp với nhau, thẩm thấu vào nhau, chia

phạm vi với nhau, chi phối đời sống tinh thần của nhân dân ta. Bên cạnh Tam giáo là sự tồn

tại của cách suy nghĩ dân gian để dấu vết lại trong các truyện kể và kết tinh trong tục ngữ.

Cũng cần nói đến học thuyết Âm dương, Ngũ hành, cách phân tích Thời, Thế... cũng là

những tư tưởng du nhập từ Trung Quốc và cũng tồn tại không hoàn toàn độc lập với Nho

giáo. Tư tưởng đó ảnh hưởng lớn đến các khoa học, giả khoa học và cách suy nghĩ, tính toán

trong cuộc sống. Sự kết hợp phức tạp giữa Nho, Phật, Đạo, giữa Tam giáo với cách suy nghĩ

dân gian, giữa những thứ đó với Âm dương, Ngũ hành để tìm cách quan niệm thế giới, quan

niệm con người, cuộc sống, quan niệm sự vận động, sự đổi thay lịch sử... đó mới đúng là

cách tư duy Việt Nam.

Tư tưởng Việt Nam không chỉ là cái thổ sản thuần Việt, mà còn có cả nhiều cái từ ngoài đến,

có khi được cải tạo, có khi để nguyên dạng, nhưng đều được sắp xếp theo một cách nào đó

hay sử dụng theo một cách nào đó. Cái này mới là mấu chốt của bản lĩnh và ưu nhược điểm

của cái này mới là cái chi phối sâu xa tư duy Việt Nam.

Tam giáo đều từ Trung Quốc truyền vào nước ta, được truyền bá với sự xâm lược quân sự từ

đời Hán, với chính quyền đô hộ hàng ngàn năm và với những lớp người Hán tỵ loạn sang

Giao châu, mảnh đất lúc ấy yên ổn hơn nội địa. Những người Hán quan lại hay không phải

quan lại, mang đến đây cả Nho giáo cả Đạo giáo (cả Đạo giáo thần tiên và Đạo giáo phù

thủy). Đối với Phật giáo thì tình hình có khác. Nằm trên con đường biển từ Ấn Độ sang

phương Nam và Trung Quốc, vùng ven biển nước ta đã biết đến Phật giáo từ trước. Cuối đời

Hán, Luy lâu (Thuận Thành - Hà Bắc) đã là một trung tâm Phật giáo thịnh vượng. Các nhà

nghiên cứu đã chứng minh trung tâm Luy lâu còn ra đời trước cả trung tâm Bành thành và

Lạc dương ở Trung Quốc [1] , và về đường biển thì Phật giáo từ Việt Nam mà vào Trung

Quốc. Thế nhưng đối với chính quyền và từng lớp trí thức thượng lưu thuộc người Hán vào

mấy thế kỷ sau thì Phật giáo ở đây cũng đã phát triển theo ảnh hưởng Phật giáo Trung

Quốc. Ở Trung Quốc từ Hán Võ đế đã tìm ra phương thức Nho Pháp tĩnh dụng cho việc trị

nước, bảo vệ chế độ chuyên chế. Tư tưởng, học thuật trong tình hình đó cũng phát triển

theo xu hướng dung hợp Hoàng Lão, Âm dương, Ngũ hành với Nho giáo. Nho giáo, được tôn

làm quốc giáo, cũng đến đây mới bắt tay vào công việc hệ thống hoá: xác định thành phần

kinh điển, xác định văn bản và giải thích chính thức các luận điểm. Gói hành lý tinh thần mà

các nhà trí thức người Hán mang vào vùng đất mới Giao châu là hỗn tạp như vậy. Nhưng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!