Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Về chủ thể có thẩm quyền giám đốc thẩm
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
119.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1542

Về chủ thể có thẩm quyền giám đốc thẩm

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

nghiªn cøu - trao ®æi

t¹p chÝ luËt häc sè 12/2008 25

TS. Phan ThÞ Thanh Mai *

heo Từ điển tiếng Việt, “thẩm quyền là

quyền xem xét để kết luận và định đoạt

một vấn đề theo pháp luật”.

(1) Theo quan

điểm của nhiều nhà nghiên cứu, thẩm quyền

của toà án là tổng hợp các quyền về hình thức

cũng như nội dung mà pháp luật quy định cho

toà án được xem xét, giải quyết những vụ

việc nhất định, trong phạm vi, giới hạn nhất

định và có những cách giải quyết, định đoạt

nhất định.(2) Như vậy, thẩm quyền giám đốc

thẩm của toà án là chế định có phạm vi rộng,

bao gồm nhiều nội dung trong đó có những

nội dung cơ bản đó là việc xác định chủ thể

nào có quyền giám đốc thẩm (thẩm quyền

giám đốc thẩm); giới hạn những vấn đề được

giải quyết khi giám đốc thẩm (phạm vi giám

đốc thẩm); có quyền giải quyết như thế nào

(quyền hạn của hội đồng giám đốc thẩm).

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đề cập

việc xác định chủ thể có quyền giám đốc thẩm.

Điều 279 BLTTHS năm 2003 quy định:

“1. Uỷ ban thẩm phán TAND cấp tỉnh giám

đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã

có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện.

Uỷ ban thẩm phán TAQS cấp quân khu giám

đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã

có hiệu lực pháp luật của TAQS khu vực.

2. Toà hình sự TANDTC giám đốc thẩm

những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực

pháp luật của TAND cấp tỉnh. TAQSTƯ giám

đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã

có hiệu lực pháp luật của TAQS cấp quân khu.

3. Hội đồng thẩm phán TANDTC giám

đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có

hiệu lực pháp luật của TAQSTƯ, của toà hình

sự, các toà phúc thẩm TANDTC bị kháng nghị.

4. Những bản án hoặc quyết định đã có

hiệu lực pháp luật về cùng một vụ án hình sự

thuộc thẩm quyền giám đốc thẩm của các

cấp khác nhau được quy định tại các khoản

1, 2 và 3 của Điều này thì cấp có thẩm quyền

cấp trên giám đốc thẩm toàn bộ vụ án”.

So với quy định của BLTTHS năm 1988,

BLTTHS năm 2003 đã bổ sung quy định về

thẩm quyền giám đốc thẩm đối với những

bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp

luật về cùng vụ án hình sự thuộc thẩm quyền

giám đốc thẩm của các cấp khác nhau. Theo

quy định trong BLTTHS năm 1988, thẩm

quyền giám đốc thẩm luôn thuộc về toà án

cấp trên trực tiếp của toà án đã ra bản án hoặc

quyết định có hiệu lực pháp luật. Việc phân

định thẩm quyền xét xử theo nguyên tắc toà

án cấp trên trực tiếp giám đốc việc xét xử của

toà án cấp dưới có nhiều điểm hợp lí, đảm

bảo được yêu cầu phân quyền theo tổ chức

toà án. Tuy nhiên, quy định này chỉ phù hợp

với những vụ án mà chỉ có một bản án có

hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp vụ án

phức tạp có nhiều bị cáo hoặc bị cáo phạm

nhiều tội khác nhau và phải qua nhiều cấp xét

T

* Giảng viên chính Khoa luật hình sự

Trường Đại học Luật Hà Nội

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!