Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

vần và nhịp trong thơ việt nam đương đại
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Luận văn
Vần và nhịp trong thơ Việt
Nam đương đại
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.. 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3
4. Phương pháp nghiên cứu. 4
5. Kết cấu khóa luận. 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.. 6
1.1. Khái quát về vần thơ. 6
1.1.1. Khái niệm.. 6
1.1.2. Vấn đề phân loại vần thơ. 7
1.1.3. Vần trong các thể thơ Việt Nam.. 9
1.1.4. Chức năng của vần thơ. 11
1.2. Khái quát về nhịp thơ. 12
1.2.1. Khái niệm.. 12
1.2.2. Phân loại nhịp thơ. 13
1.2.3. Các nguyên tắc ngừng nhịp trong thơ. 14
1.2.4. Vai trò của nhịp trong thơ. 15
1.2.5. Mối quan hệ giữa vần và nhịp trong thơ. 16
1.3. Vài nét về thơ đương đại và những tác giả thơ Việt Nam đương đại 17
1.3.1. Tổng quan thơ Việt Nam đương đại 17
1.3.2. Giới thiệu một số tác giả thơ Việt Nam đương đại 23
CHƯƠNG 2: VẦN TRONG THƠ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI. 28
2.1. Có hay không sự tồn tại của vần trong thơ Việt Nam đương đại?. 28
2.2. Những đổi mới của việc gieo vần trong thơ Việt Nam đương đại 32
2.2.1. Xét theo vị trí hiệp vần. 32
2.2.2. Xét theo sự biến thiên của thanh điệu. 39
2.2.3. Xét theo mức độ hòa âm.. 42
2.3. Vai trò của vần trong thơ Việt Nam đương đại 49
Tiểu kết 50
CHƯƠNG 3: NHỊP TRONG THƠ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI. 52
3.1. Mối quan hệ giữa nhịp thơ và cảm xúc tâm hồn của tác giả. 52
3.2. Những phương thức ngắt nhịp trong thơ Việt Nam đương đại 59
3.2.1. Ngắt nhịp trên cơ sở hình thái văn bản. 60
3.2.2. Ngắt nhịp trên cơ sở cú pháp. 63
3.2.3. Ngắt nhịp trên cơ sở dấu câu. 70
3.3. Vai trò của nhịp trong thơ Việt Nam đương đại 77
Tiểu kết 78
KẾT LUẬN.. 80
NGUỒN NGỮ LIỆU.. 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 83
1.1.1. Tổng quan thơ Việt Nam đương đại
Từ sự kiện cách mạng lớn là Đại hội Đảng lần VI (12/1986), đời sống văn
học nghệ thuật Việt Nam đã được thổi một luồng gió mới về không khí dân
chủ, tạo điều kiện cho sự cởi mở trong đời sống cũng như sự tự do sáng tạo.
Khái niệm thơ Việt Nam đương đại dùng ở đây được hiểu là thơ Việt từ cái
mốc Đổi Mới 1986 này.
Thơ ca từ những năm 1986 trở lại đây đang sải những bước chân mạnh mẽ
trên con đường hiện đại hóa từ nội dung đến hình thức với sự đa dạng về tư
duy nghệ thuật, về khuynh hướng thẩm mỹ cũng như về bút pháp và ngôn
ngữ. Nhiều nhà thơ đắm mình trong truyền thống, nhưng cũng nhiều nhà thơ
có lối viết cách tân táo bạo theo kiểu phương Tây. Chỉ riêng trong khoảng
1990-1994, đã có nhiều tập thơ thu hút sự quan tâm của dư luận như Ba mươi
sáu bài thơ (Lê Đạt – Dương Tường), Sự mất ngủ của lửa (Nguyễn Quang
Thiều), Ngựa biển và Người đi tìm mặt (Hoàng Hưng)... Tiếp theo đó là một
loạt các sáng tác của các nhà thơ trẻ như Khát và Linh (Vi Thùy Linh), Cỏ
trắng (Ly Hoàng Ly), Nằm nghiêng (Phan Huyền Thư), Khí hậu đồ vật
(Nguyễn Quốc Chánh),...
Thơ Mới trước đây chịu ảnh hưởng của thơ ca Lãng mạn, Tượng trưng Pháp
đã tạo ra một cuộc cách mạng thơ ca, thoát khỏi những sáo mòn khuôn thước
của truyền thống. Thơ ca hôm nay cũng với mong muốn bứt phá khỏi những
giá trị truyền thống, đã tiếp thu ảnh hưởng từ rất nhiều những trường phái,
khuynh hướng khác nhau: chủ nghĩa Tượng trưng Siêu thực, chủ nghĩa Hiện
sinh, chủ nghĩa Hình thức, chủ nghĩa Hậu hiện đại và mới đây nhất là chủ
nghĩa Tân hình thức. Song dù theo trường phái, khuynh hướng nào thì chúng
ta cũng nhận thấy một xu thế đang ngày càng được khẳng định và mở rộng
trong thơ Việt Nam hôm nay là: tính hiện đại và tư duy nghệ thuật Hậu hiện
đại – một trào lưu tư tưởng và văn hóa có tính toàn cầu. Chính những ảnh
hưởng đó đã làm mới thơ Việt Nam đương đại cả về nội dung lẫn hình thức.
Xã hội ngày càng phát triển và thế giới ngày càng “phẳng” hơn, chính vì thế
mà mối quan tâm của con người ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Thời
gian để tâm vào thơ không còn nhiều. Chưa kể cách đọc thơ hiện nay của
quần chúng còn quá hờ hững và phụ thuộc. Họ phụ thuộc vào các nhà phê
bình và báo chí, họ chỉ đọc những tác phẩm đã được giải thưởng hay được
báo chí lên tiếng vì một scandal nào đó, vì thế, độc giả đang dần mất những
nhận định chủ quan.
Nhìn về sự phát triển mạnh mẽ của thơ đương đại Việt trong gần 30 năm qua
(1986-2012), và kể từ khi văn chương mạng ra đời (2002), có thể khái quát
sự phát triển thơ Việt theo bốn dòng chính:
- Thơ truyền thống có giao thoa với hiện đại, có phần mang hình thức cổ điển
với nội dung đương đại: Ý Nhi, Phạm Thị Ngọc Liên, Thanh Thảo, Nguyễn
Trọng Tạo, Lâm Thị Mỹ Dạ,...