Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vận tải và bảo hiểm quốc tế.doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đề tài môn Vận tải và Bảo hiểm quốc tế
I. Đặt vấn đề
1. Lý do lựa chọn đề tài
Vận đơn là một chứng từ rất quan trọng trong vận tải hàng hóa quốc tế. Vận đơn chính là
chứng từ chứng minh cho một hợp đồng chuyên chở hàng hóa do người chuyên chở phát hành cho
người gửi hàng. Nếu như mặt trước của vận đơn đường biển, hàng không là các thông tin liên quan
đến việc gửi hàng,mặt sau được xem như những điều khoản của hợp đồng chuyên chở thì vận đơn
tàu chuyến chỉ là chứng từ chủ yếu để xác nhận việc giao hàng.
Trong thương mại quốc tế, chúng ta thường làm việc với những đối tác nước ngoài, vận
chuyển hàng hóa thông qua những hãng chuyên chở nước ngoài vì vậy hầu hết các vận đơn đều
được in bằng tiếng Anh. Tầm quan trọng của vận đơn đòi hỏi chúng ta phải hiểu rõ các điều
khoản chuyên chở liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên liên quan.Nếu
không nắm rõ, khi xảy ra tranh chấp có thể gây ra cho chúng ta những thiệt hại lớn. Trong quá
trình học môn “Vận tải và bảo hiểm quốc tế”, do giới hạn về thời gian, dung lượng kiện thức nên
nhóm chỉ đề cập tới một số nét cơ bản của vận đơn đường biển theo hình thức tàu chợ, tàu chuyến
và vận đơn hàng không.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Qua tham khảo một số giáo trình, một số tác giả đã thực hiện việc dịch vận đơn đường
biển hình thức tàu chợ nhưng chưa quan tâm nhiều đến vận đơn tàu chuyến,hàng không và chưa có
sự so sánh cụ thể giữa các điều khoản trên mặt sau của các loại vận đơn này.
3. Giới hạn đề tài
Đề tài tập trung vào việc dịch ba mẫu vận đơn cụ thể : Vận đơn đường biển theo hình thức
tàu chợ của Refeer, vận đơn tàu chuyến Gencon và vận đơn hàng không của Thaicargo. Các luận
điểm so sánh đều được đưa ra trên cở sở nội dụng của ba vận đơn này.
4. Mục tiêu nghiên cứu
- Hiểu rõ được nội dung mặt sau của các loại vận đơn, đặc biệt là vận đơn đường biển hình
thức tàu chợ và vận đơn hàng không.
- Từ nội dung các điều khoản trên mặt sau vận đơn, có thể đưa ra lời giải đáp, phân tích
được những tranh chấp xảy ra liên quan đến các điều khoản này.
- Tìm hiểu được sự giống và khác nhau giữa vận đơn hàng không và vận đơn đường biển
hình thức tàu chợ và tàu chuyến trong việc quy định các điều kiện vận chuyển, quyền lợi, nghĩa vụ
và trách nhiệm của người gửi hàng, người chuyên chở.
1
Nhóm cảng Busan-K07402A
Đề tài môn Vận tải và Bảo hiểm quốc tế
II. Giới thiệu về cảng Busan ( Hàn Quốc )
1. Giới thiêu chung
Tên cảng: Cảng Busan
Tên địa phương : cảng Pusan
Cảng vụ: Cảng vụ Busan
Địa chỉ: 79-9, 4GA Jungan-Dong Jung-Gu Busan 600-016,Hàn Quốc
Điện thoại: 82-51-999-3000
Email: [email protected]
Web Site: www.portbusan.or.kr
UN / LOCODE: KRPUS
Loại cảng: Cảng biển
Kích thước cảng: lớn
Cảng Busan (còn gọi là Pusan) là thành phố lớn thứ hai và cảng lớn nhất ở Hàn Quốc. Nằm ở mũi
đông nam của bán đảo Triều Tiên, cảng Busan ít hơn 110 hải lý về phía đông-đông nam của cảng
Kitakyushu của Nhật Bản và khoảng 247 km về phía đông của cảng Mokpo,Hàn Quốc. Nằm ở cửa
sông Naktong, cảng Busan nằm sâu trong một vịnh được bảo vệ,đối diện là quần đảo Tsushima
của Nhật Bản khoảng nữa đường băng qua eo biển Triều Tiên giữa hai nước.
Kết nối với đất liền bằng một cầu rút, Yong Island chia cắt cảng Busan. Ngoại thương tập trung ở
cổng phía đông, và các hoạt động đánh bắt cá đóng tại cảng nhỏ hơn ở phía tây của cảng Busan.
Trong năm 2007, Hiệp hội Cảng Mỹ xếp hạng cảng Busan là cảng đứng thứ mười về tổng trọng tải
và thứ sáu nhộn nhịp nhất trong điều khoản của TEUs 20-foot của hàng hoá trong container .Các
ngành công nghiệp chính ở cảng Busan bao gồm đóng tàu, điện tử, thép, ô tô, gốm sứ, giấy, và hóa
chất.Các khu công nghiệp mới đang đưa các nhà sản xuất công nghệ cao đến Pusan .
2. Hoạt động thương mại
Cảng Busan là cửa ngõ quan trọng của Hàn Quốc, là cầu nối giữa Hàn Quốc với Châu Á và Thái
Bình Dương. Đây là cảng chính cua Hàn Quốc, tiếp nhận 40% hàng hóa nước ngoài, 80% hàng
hóa container và 40% hoạt động sản xuất ngư nghiệp của quốc gia. Khoảng 130 tàu ghé qua cảng
này mỗi ngày.
2
Nhóm cảng Busan-K07402A
Đề tài môn Vận tải và Bảo hiểm quốc tế
Unit : TEU)
Year Total Inbourd Outbound T/S Coastal
2010 2,071,337 550,301 565,030 949,359 6,647
2009 11,980,325 3,266,708 3,302,018 5,372,485 39,114
2008 13,452,786 3,853,127 3,784,946 5,807,848 6,865
2007 13,261,484 3,752,747 3,691,003 5,811,167 6,567
2006 12,038,786 3,429,141 3,374,042 5,207,731 27,872
2005 11,843,151 3,309,202 3,270,036 5,178,798 85,115
2004 11,491,968 3,286,361 3,308,609 4,791,942 105,056
2003 10,407,809 3,029,020 3,005,983 4,251,076 121,730
2002 9,453,356 2,729,332 2,792,399 3,887,457 44,168
2001 8,072,814 2,496,764 2,513,877 2,942,983 119,190
2000 6,382,737 2,483,753 2,551,162 1,232,306 115,516
1999 5,720,871 2,271,997 2,406,194 913,755 128,925
3
Nhóm cảng Busan-K07402A