Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Văn học và văn hoá truyền thống
MIỄN PHÍ
Số trang
6
Kích thước
65.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
901

Văn học và văn hoá truyền thống

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Văn học và văn hoá truyền thống

Văn học, nghệ thuật cùng với triết học, chính trị, tôn giáo, đạo đức, phong tục… là những bộ

phận hợp thành của toàn thể cấu trúc văn hoá. Nếu văn hoá thể hiện quan niệm và cách

ứng xử của con người trước thế giới, thì văn học là hoạt động lưu giữ những thành quả đó

một cách sinh động nhất. Để có được những thành quả quả đó, văn hoá của một dân tộc

cũng như của toàn thể nhân loại từng trải qua nhiều chặng đường tìm kiếm, chọn lựa, đấu

tranh và sáng tạo để hình thành những giá trị trong xã hội. Văn học vừa thể hiện con đường

tìm kiếm đó, vừa là nơi định hình những giá trị đã hình thành. Cũng có thể nói văn học là

văn hoá lên tiếng bằng ngôn từ nghệ thuật.

Văn học biểu hiện văn hoá, cho nên văn học là tấm gương của văn hoá. Trong tác phẩm văn

học, ta tìm thấy hình ảnh của văn hoá qua sự tiếp nhận và tái hiện của nhà văn. Đó là bức

tranh văn hoá dân gian trong thơ Hồ Xuân Hương (tục ngữ, câu đố tục giảng thanh, trò

chơi…), là những vẻ đẹp của văn hoá truyền thống trong truyện ngắn và tuỳ bút Nguyễn

Tuân (hoa thuỷ tiên, nghệ thuật pha trà, thư pháp…), là những tín ngưỡng, phong tục trong

tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh (đạo Mẫu và tín ngưỡng phồn thực,

tục thờ Thần Chó đá, Thần Cây đa, Thần Thành hoàng, cách lên đồng, hát chầu văn, tục kết

chạ, ma chay, cưới hỏi…). Tác phẩm văn học còn dẫn ta đi đến những nguồn mạch sâu xa

của văn hoá qua việc lý giải tấn bi kịch lịch sử trong kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng

hay cốt cách người nông dân được đào luyện qua những biến thiên cách mạng trong các

truyện ngắn Khách ở quê ra và Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu.

Văn hoá tác động đến văn học không chỉ ở đề tài mà còn ở toàn bộ bầu khí quyển tinh thần

bao bọc hoạt động sáng tạo của nhà văn và hoạt động tiếp nhận của bạn đọc. Bản thân nhà

văn với thế giới nghệ thuật của mình là một sản phẩm văn hoá. Người đọc, với chân trời chờ

đợi hướng về tác phẩm, cũng được rèn luyện về thị hiếu thẩm mỹ trong một môi trường văn

hoá nhất định. Chính không gian văn hoá này chi phối cách xử lý đề tài, thể hiện chủ đề,

xây dựng nhân vật, sử dụng thủ pháp nghệ thuật… trong quá trình sáng tác; đồng thời cũng

chi phối cách phổ biến, đánh giá, thưởng thức… trong quá trình tiếp nhận. Một nền văn hoá

cởi mở, bao dung mới tạo điều kiện thuận lợi cho văn học phát triển. Vì vậy, có thể nói văn

học là thước đo, là “nhiệt kế” vừa lượng định, vừa kiểm nghiệm chất lượng và trình độ văn

hoá cuả một xã hội trong một thời điểm lịch sử nhất định.

Trong tinh thần đó, nhiều nhà nghiên cứu đã căn cứ vào những dữ liệu văn học để tìm hiểu

bức tranh văn hoá của một thời đại. Nói cách khác, thực tiễn văn học có thể cung cấp những

cứ liệu đáng tin cậy cho khoa nghiên cứu văn hoá. Chẳng hạn, thông qua nội dung tái hiện

của văn xuôi Việt Nam đầu thế kỷ XX, người ta có thể chứng minh cho quá trình thâm nhập

của văn hoá Tây Âu trong xã hội thời kỳ này, cũng như khoảng cách văn hoá của người thị

dân so với người sĩ phu bị buộc chặt vào những tín điều Nho giáo, một bên, và với người

nông dân bị giới hạn trong văn hoá nông thôn ở làng xã, một bên khác.

Tuy nhiên, cách nghiên cứu có phần “thực dụng” này cũng có nguy cơ làm cho nghiên cứu

văn hoá nuốt chửng nghiên cứu văn học và thủ tiêu chính đối tượng toàn vẹn của văn học.

Nếu văn hoá chi phối hoạt động và sự phát triển của văn học, thì ngược lại, văn học cũng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!