Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Văn học địa phương tỉnh Thái Nguyên nhìn từ phạm trù cái đẹp
PREMIUM
Số trang
101
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
973

Văn học địa phương tỉnh Thái Nguyên nhìn từ phạm trù cái đẹp

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

ĐỖ QUỲNH MAI

VĂN HỌC ĐỊA PHƢƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN

NHÌN TỪ PHẠM TRÙ CÁI ĐẸP

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,

VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2022

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

ĐỖ QUỲNH MAI

VĂN HỌC ĐỊA PHƢƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN

NHÌN TỪ PHẠM TRÙ CÁI ĐẸP

Ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 8 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,

VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ NGỌC ANH

THÁI NGUYÊN - 2022

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn về đề tài Văn học địa phương tỉnh Thái

Nguyên nhìn từ phạm trù cái Đẹp là công trình nghiên cứu cá nhân của tôi

trong thời gian qua dƣới sự hƣớng dẫn nhiệt tình, khoa học của TS. Trần Thị

Ngọc Anh. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là do tôi tự tìm hiểu, phân tích

một cách khách quan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chƣa đƣợc công bố

dƣới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không

trung thực trong thông tin sử dụng trong công trình nghiên cứu này.

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2022

Tác giả luận văn

Đỗ Quỳnh Mai

ii

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng đào tạo sau đại học,

khoa Ngữ văn trƣờng Đại Học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều

kiện cho em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.

Xin gửi lời tri ân tới quý thầy giáo, cô giáo đã tận tình giảng dạy lớp cao

học K27B, chuyên ngành Văn học Việt Nam, trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại

học Thái Nguyên.

Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo, TS. Trần Thị Ngọc Anh đã

tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Cô đã

dành cho em nhiều thời gian, tâm sức, cho em nhiều ý kiến, nhận xét quý báu,

chỉnh sửa cho em những chi tiết nhỏ trong luận văn, giúp luận văn của em đƣợc

hoàn thiện hơn về mặt nội dung và hình thức. Cô cũng luôn quan tâm, động

viên, nhắc nhở kịp thời để em có thể hoàn thành luận văn đúng tiến độ.

Xin gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè, đồng nghiệp và gia đình những

ngƣời luôn ủng hộ, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất để em hoàn thành

luận văn này.

Do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm, thời gian tìm hiểu và thực hiện

nên luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong sẽ nhận đƣợc nhiều ý

kiến đóng góp của thầy, cô và các bạn để em có đƣợc cái nhìn sâu sắc hơn về

vấn đề này. Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2022

Tác giả luận văn

Đỗ Quỳnh Mai

iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan ........................................................................................................ i

Lời cảm ơn...........................................................................................................ii

Mục lục ...............................................................................................................iii

MỞ ĐẦU.............................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài ..............................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu ..........................................................................................3

3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................6

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................7

5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................8

6. Đóng góp của đề tài.........................................................................................8

7. Cấu trúc của đề tài ...........................................................................................8

NỘI DUNG.........................................................................................................9

Chƣơng 1: PHẠM TRÙ THẨM MĨ CÁI ĐẸP VÀ VĂN HỌC ĐỊA

PHƢƠNG THÁI NGUYÊN..............................................................................9

1.1. Khái quát về phạm trù cái Đẹp.....................................................................9

1.1.1. Khái niệm về cái Đẹp ................................................................................9

1.1.2. Bản chất của cái Đẹp ...............................................................................13

1.1.3. Các lĩnh vực biểu hiện của cái Đẹp .........................................................16

1.2. Văn học địa phƣơng nhìn từ phạm trù cái Đẹp ..........................................19

1.2.1. Văn hóa các dân tộc Thái Nguyên - môi trƣờng sáng tạo của văn học

địa phƣơng .........................................................................................................19

1.2.2. Văn học địa phƣơng - gƣơng mặt ngôn từ tiêu biểu của văn hóa các

dân tộc ở Thái Nguyên ......................................................................................23

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ....................................................................................25

Chƣơng 2: CÁI ĐẸP TRONG VĂN HỌC ĐỊA PHƢƠNG THÁI

NGUYÊN NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG....................................26

iv

2.1. Vẻ đẹp của thiên nhiên Thái Nguyên .........................................................26

2.1.1. Thiên nhiên Thái Nguyên - vẻ đẹp hữu tình trong văn học dân gian......27

2.1.2. Thiên nhiên Thái Nguyên - vẻ đẹp đa màu sắc trong văn học đƣơng đại...33

2.2. Vẻ đẹp của con ngƣời Thái Nguyên...........................................................36

2.2.1. Vẻ đẹp của hình thể .................................................................................36

2.2.2. Vẻ đẹp văn hóa ứng xử, lối sống.............................................................40

2.3. Vẻ đẹp của trầm tích văn hóa, lịch sử ........................................................51

2.3.1. Vẻ đẹp của lịch sử ...................................................................................51

2.3.2. Vẻ đẹp của phong tục tập quán................................................................54

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ....................................................................................58

Chƣơng 3: CÁI ĐẸP TRONG VĂN HỌC ĐỊA PHƢƠNG THÁI

NGUYÊN NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT .............................59

3.1. Giọng điệu ..................................................................................................59

3.1.1. Giọng điệu tự hào, ngợi ca trong văn học dân gian.................................60

3.1.2. Sự đa dạng giọng điệu trong văn học đƣơng đại.....................................63

3.2. Biểu tƣợng văn hóa.....................................................................................68

3.2.1. Biểu tƣợng thiên nhiên ............................................................................69

3.2.2. Biểu tƣợng nhà sàn ..................................................................................75

3.3. Ngôn ngữ ....................................................................................................77

3.3.1. Sự giao thoa ngôn ngữ trong văn học dân gian.......................................78

3.3.2. Ngôn ngữ giàu tính tạo hình trong các tác phẩm đƣơng đại ...................81

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ....................................................................................86

KẾT LUẬN.......................................................................................................87

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ........................91

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................91

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

1.1. Cái Đẹp - phạm trù cơ bản và trung tâm của mĩ học. “Nhƣ đã biết, thì

Mĩ học là một khoa học hợp thành của khoa học Triết học dựa trên cơ sở của

chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Nó nghiên cứu toàn

bộ những quy luật, những hiện tƣợng thẩm mĩ trong các hoạt động đời sống

con ngƣời bao gồm nghệ thuật, khách thể và chủ thể thẩm mĩ. Chƣa đựng bên

trong mĩ học là phạm trù cơ bản và trọng tâm. Bên cạnh đó, hình tƣợng chính là

tiếng nói có vai trò quan trọng, lí tƣởng thẩm mĩ thì là cơ sở để tìm ra phƣơng

hƣớng thẩm mĩ và nghệ thuật là thành tựu to lớn nhất của toàn bộ đời sống

thẩm mĩ. Trong đó, khách thể thẩm mĩ là hệ thống gồm có 5 phạm trù bao quát

tất cả các hiện tƣợng, các quy luật thẩm mĩ tự nhiên, xã hội và nghệ thuật. Nó

chính là phạm trù của cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài, cái trác tuyệt. Thế nhƣng,

trong một tiêu chuẩn nhất định nào đó, chúng ta chỉ bàn đến phạm trù cái Đẹp.

Khi ấy, ta đặt ra câu hỏi là: Cái Đẹp là gì? Tại sao cái Đẹp lại đƣợc coi là phạm

trù cơ bản và trung tâm của Mĩ học? Lí giải đƣợc điều này cũng có nghĩa khẳng

định đƣợc vị trí của cái Đẹp trong đời sống thẩm mĩ.”

1.2. Đối với đời sống văn học, nhà văn, nhà thơ đóng vai trò là chủ thể

của hoạt động sáng tạo văn chƣơng nghệ thuật, nhờ có nhà văn mới có tác

phẩm và độc giả, khơi tạo đời sống văn học vừa phong phú, vừa đa dạng. Tuy

nhiên, để tác phẩm của mình đến đƣợc trái tim ngƣời đọc, mỗi nghệ sĩ phải nỗ

lực hết mình để sáng tạo và tìm ra con đƣờng nghệ thuật riêng sao cho không

trùng lặp với các tác giả khác. Đó cũng là một hành trình kiếm tìm cái Đẹp không

ngừng nghỉ và trên hành trình ấy, thử nghiệm thể loại cũng là một hƣớng đi đƣợc

các tác giả dấn thân. Từ đó, việc nghiên cứu cái Đẹp trong các tác phẩm văn học

rất cần đƣợc khảo sát, đối sánh trên bình diện thể loại ta có những nhìn nhận xác

đáng hơn về quá trình lao động nghệ thuật của ngƣời cầm bút.

2

1.3. Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi phía Bắc có nhiều dân tộc

sinh sống. Thái Nguyên có 46 dân tộc anh em trong đó có 8 dân tộc đông dân

nhất bao gồm: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao, Mông, Hoa. Các dân

tộc thiểu số với những giá trị văn hóa truyền thống phong phú, độc đáo và chứa

đựng tính nhân văn cao cả. Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống các

dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều mặt tích cực tuy nhiên vẫn còn nhiều

điểm tồn tại dẫn đến những giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số đứng trƣớc

những nguy cơ bị mai một. Chính vì vậy, việc bảo tồn và phát huy các giá trị

văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thái

Nguyên đang đƣợc đặt ra và góp phần vào sự phong phú của bản sắc văn hóa

các dân tộc tỉnh Thái Nguyên.

1.4. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học tự thân nó đã là “chuyện cũ”.

Chúng có mối liên hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau. Xét trong mối

quan hệ giữa văn học và văn hoá, có thể thấy văn học là một bộ phận của văn

hoá. Ở nƣớc ta không ít công trình nghiên cứu văn học đi sâu vào tìm hiểu bản

sắc dân tộc trong văn học Việt Nam, xem bản sắc dân tộc nhƣ là phẩm chất của

văn học, và cũng có không ít những công trình nghiên cứu văn hoá xem trọng

dẫn liệu văn học nhƣ những dấu hiệu, những tiêu chí góp phần làm sáng tỏ đặc

điểm văn hoá, bản sắc văn hoá của dân tộc.

1.5. Chƣơng trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (ban hành kèm theo

quyết định số 16/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trƣởng

Bộ GD&ĐT) đã xác định môn Ngữ văn trong nhà trƣờng phổ thông là môn học

về khoa học xã hội và nhân văn, môn học công cụ và cũng là môn học thuộc

lĩnh vực giáo dục thẩm mĩ. Trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề đổi mới giáo

dục, đặc biệt là đổi mới phƣơng pháp dạy và học luôn đƣợc Đảng và nhà nƣớc

chú trọng. Tháng 12 năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đƣa ra thông tƣ số

32, kèm theo chƣơng trình giáo dục phổ thông tổng thể. Ở đó nhấn mạnh, đổi

mới dạy học theo hƣớng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh, tạo môi

3

trƣờng học tập và rèn luyện, giúp học sinh phát triển hài hòa về phẩm chất và

tinh thần, biết vận dụng các phƣơng pháp học tập để hoàn thiện tri thức, kĩ năng

nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, có những phẩm chất tốt đẹp

và năng lực cần thiết để xây dựng đất nƣớc trong thời đại toàn cầu hóa và cách

mạng công nghiệp mới. Môn Ngữ Văn trong nhà trƣờng là môn học khoa học

xã hội và nhân văn, góp phần hình thành tƣ duy thẩm mĩ, giáo dục những phẩm

chất tốt đẹp và những năng lực cần thiết cho ngƣời học. Trong phân môn này,

dạy học đọc hiểu luôn giữ vai trò quan trọng, phát huy tích cực mục tiêu cần

đạt đƣợc đối với giáo dục. Tiếp đà hiện đại hóa phƣơng pháp dạy học của nhiều

quốc gia có nền giáo dục phát triển, giáo dục Việt Nam cũng tiếp cận các

phƣơng pháp dạy học tích cực và đọc hiểu tác phẩm văn học trở thành công cụ

đắc lực để phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Không thể quan niệm rằng

chƣơng trình Ngữ văn cấp THCS vẫn sẽ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về vị trí,

mục tiêu và quan điểm của công cuộc đổi mới giáo dục đề ra nếu trong tổng thể

không thể tách rời của khuyết đi một nội dung đã đƣợc phân bố suốt cả chƣơng

trình bậc THCS từ lớp 6 đến lớp 9 đó là phần Văn học địa phƣơng. Để thực

hiện đƣợc một cách hiệu quả mục tiêu đó chúng ta cần nhìn nhận, đánh giá một

cách khách quan, đúng nghĩa những giá trị dân tộc đƣợc đƣa vào giảng dạy ở

trƣờng phổ thông dựa trên những cơ sở của lí thuyết mĩ học mà trung tâm là

các phạm trù thẩm mĩ và cái Đẹp.

Với những lí do nhƣ trên đã thôi thúc tôi lựa chọn “Văn học địa phương

tỉnh Thái Nguyên nhìn từ phạm trù cái Đẹp” làm đề tài cho luận văn cho mình.

2. Lịch sử nghiên cứu

Theo khảo sát, sau công cuộc đổi mới toàn diện của nƣớc nhà năm 1986,

khoảng 20 năm trở lại, Mĩ học trở thành một môn học cơ sở ngành quan trọng,

đƣợc giảng dạy phổ biến ở hầu hết các chƣơng trình đào tạo thuộc các ngành

Khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là khối ngành Sƣ phạm. PGS. TSKH. Đỗ

Văn Khang - nguyên chủ nhiệm bộ môn Mỹ học và Đạo đức học khoa Triết

4

học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - là ngƣời có công sáng lập

ra trƣờng phái mĩ học bản thể ở Việt Nam. Ông đã giành rất nhiều tâm huyết để

nghiên cứu sâu về các vấn đề lí thuyết mĩ học trong đó có phạm trù cái đẹp

nhƣ: “Mĩ học Mác- Lênin” [24] (viết chung với giáo sƣ Đỗ Huy, Nxb Đại học

và TCCN, 1984), “Lịch sử mĩ học Nguyên thủy và Cổ đại Hy Lạp” [25] ( Nxb.

Văn Hóa, 1985), “Nghệ thuật học” [26] ( Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2001),

“Lịch sử Mĩ học” (Nxb Giáo dục Việt Nam, 2010) [27]. Từ nền tảng lý luận

ban đầu đó, các nhà nghiên cứu đã tích cực biên soạn các giáo trình nhằm công

bố sâu rộng và hệ thống các thành tựu mĩ học tới ngƣời học, tiêu biểu cho hoạt

động này phải kể đến giáo trình “Mĩ học đại cương” của tác giả Lê Văn

Dƣơng, Lê Đình Lục, Lê Hồng Vân (Nxb. Giáo dục Việt Nam) [3], sách đã tái

bản 6 lần, lần gần nhất là năm 2011. Qua 6 chƣơng, giáo trình đã cung cấp hệ

thống các kiến thức cơ bản nhất về mĩ học từ đối tƣợng, đặc trƣng, vai trò của

mĩ học đến các phƣơng diện của đời sống thẩm mĩ, các quy luật của các loại

hình nghệ thuật cũng nhƣ các vấn đề về giáo dục thẩm mĩ cho con ngƣời...

Nhóm những công trình nghiên cứu về văn học địa phƣơng Thái Nguyên

văn hóa dân tộc ở Thái Nguyên là các luận văn thạc sĩ của Lê Thị Kim Hƣng

với đề tài “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay”[22]. Với luận văn này,

tác giả đã đƣa ra thực trạng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở Thái

Nguyên hiện nay và một số khuyến nghị đối với việc giữ gìn và phát huy bản

sắc văn hóa dân tộc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thái

Nguyên hiện nay. Qua đó đƣa ra một số kiến nghị cơ bản và thiết thực nhằm

giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Thái Nguyên trong giai đoạn

hiện nay. Luận văn “Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tộc

người Tày ở Thái Nguyên hiện nay” của tiến sĩ Nguyễn Thị Nội [36] đã đánh

giá thực trạng giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tộc ngƣời Tày ở

Thái Nguyên: những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của thành tựu và hạn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!