Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Văn hóa tín ngưỡng của người cơtu ở huyện tây giang, tỉnh quảng nam.
PREMIUM
Số trang
86
Kích thước
2.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
822

Văn hóa tín ngưỡng của người cơtu ở huyện tây giang, tỉnh quảng nam.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI CƠTU

Ở TÂY GIANG – QUẢNG NAM

Giáo viên hướng dẫn : TS. Dương Đình Tùng

Sinh viên thực hiện : Riáh Quốc

Lớp : 13 SGC

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2017

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc

đến thầy giáo TS. Dương Đình Tùng, người đã trực tiếp, nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ

em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.

Em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo trong khoa Giáo dục Chính trị -

Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ em

trong suốt thời gian học tập và trong quá trình thực hiện đề tài.

Xin được gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp 13SGC, gia đình và bạn bè đã cung cấp

tài liệu và luôn chia sẻ, động viên em trong suốt thời gian em làm khóa luận này.

Do khả năng bản thân và thời gian có hạn nên khóa luận không tránh khỏi

những thiếu sót. Mong quý thầy cô và các bạn đánh giá, góp ý kiến để khóa luận được

hoàn chỉnh hơn.

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2017

Sinh viên thực hiện

Riáh Quốc

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................3

4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................3

5. Bố cục của đề tài ......................................................................................................3

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu..................................................................................3

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGƯỜI CƠTU Ở TÂY GIANG – QUẢNG

NAM................................................................................................................................5

1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Tây Giang ...................................5

1.1.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................5

1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...............................................................................6

1.2. Người Cơtu ở Tây Giang ....................................................................................11

1.2.1. Tên gọi của người Cơtu ................................................................................11

1.2.2. Quá trình sinh sống và phát triển của người Cơtu ở Tây Giang...................12

1.3. Sinh hoạt văn hóa tinh thần của người Cơtu.......................................................18

1.3.1. Văn hóa lễ hội...............................................................................................18

1.3.2. Văn hóa tín ngưỡng – tôn giáo .....................................................................22

1.3.3. Vai trò của đời sống tinh thần đối với sự phát triển của người Cơtu ...........23

CHƯƠNG 2: SINH HOẠT TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI CƠTU Ở TÂY GIANG ..28

2.1. Tín ngưỡng thờ cúng thần linh............................................................................28

2.1.1. Quan niệm của người Cơtu về thần linh.......................................................28

2.1.2. Tín ngưỡng thờ cúng thần linh liên quan đến làng và nhà cửa ....................30

2.1.3. Tín ngưỡng thờ cúng thần linh liên quan đến canh tác rẫy ..........................35

2.1.4. Tín ngưỡng thờ cúng thần linh liên quan đến việc săn bắt...........................38

2.2. Tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên....................................................................39

2.2.1. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là gì?................................................................39

2.2.2. Tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên của dân tộc Cơtu .................................39

2.2.3. Lễ tang ma, Lễ bỏ mả và Nhà mồ trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của

người Cơtu ..............................................................................................................44

2.2.4. Tổ chức Họ tộc ở Tây Giang ........................................................................50

2.3. Tín ngưỡng thờ cúng anh hùng dân tộc ..............................................................51

2.4. Một số đánh giá về văn hóa tín ngưỡng của người Cơtu ở Tây Giang...............55

2.4.1. Tích cực ........................................................................................................55

2.4.2. Tiêu cực: .......................................................................................................61

2.5. Một số kiến nghị nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của văn

hóa tín ngưỡng ở Tây Giang hiện nay........................................................................66

KẾT LUẬN ...................................................................................................................69

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................71

PHỤ LỤC ......................................................................................................................73

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Tín ngưỡng là một phương diện quan trọng của đời sống tinh thần con người,

đồng thời còn là một hiện tượng văn hóa độc đáo, phản ánh được niềm tin, ước vọng

của con người từ xưa cho đến nay. Cho nên, tín ngưỡng nhận được sự quan tâm của

các nhà nghiên cứu ở nhiều chuyên ngành khác nhau như văn hóa dân gian, tôn giáo

học, nhân học.

Hiện nay, theo nhiều nhà nghiên cứu, tín ngưỡng có tác động chi phối đến

nhiều lĩnh vực khác nhau của xã hội. Trong thời kì đất nước đổi mới thì tín ngưỡng

dường như bị chìm lấp, trong thời kỳ hợp tác hóa cùng với sự phục hưng mạnh mẽ các

giá trị văn hóa truyền thống thì tín ngưỡng cũng được quan tâm bởi nó ảnh hưởng

không nhỏ đến đời sống kinh tế xã hội của đất nước nói chung, nhất là ở nông thôn.

Điều 70 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 nêu rõ:

“Công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một

tôn giáo nào. Những nơi thờ phụng của tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.

Không được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo

để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”.

Trong văn hóa truyền thống Việt Nam, tín ngưỡng hoàn toàn khác với tôn giáo

và có mối quan hệ với trình độ nhận thức, kinh tế, xã hội của con người trong một

hoàn cảnh cụ thể nào đó. Trong tín ngưỡng của dân tộc Cơtu nói riêng, tín ngưỡng

không tồn tại một cách đơn lẻ mà còn là một tích hợp với nhiều hình thức văn hóa

khác nhau để thể hiện niềm tin của con người bằng các hành vi cụ thể như lễ hội, sinh

hoạt văn hóa nghệ thuật, phẩm vật v.v.. Vì vậy, đây là cơ sở cho việc tìm hiểu tín

ngưỡng nói chung và tín ngưỡng của dân tộc Cơtu nói riêng vốn rất phong phú, đa

dạng và thể hiện rõ nhiều giá trị của văn hóa, cũng như nhân sinh quan và thế giới

quan người Cơtu xưa cũng như nay.

Tín ngưỡng là một môi trường văn hóa mang tính đặc thù. Tín ngưỡng trở

thành nhân tố cơ bản góp phần tạo nên nét riêng của truyền thống văn hóa của người

Cơtu so với các dân tộc khác. Văn hóa tín ngưỡng còn là nhân tố nội sinh thúc đẩy sự

phát triển văn hóa và xã hội của người Cơtu ở Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

Một thời gian dài, do sự nhận thức chưa đầy đủ về vấn đề tín ngưỡng. Nhiều

người đơn giản nghĩ rằng tín ngưỡng và tôn giáo là một thì phải thủ tiêu chúng. Tuy

2

nhiên từ khi tiến hành đổi mới đất nước đến nay, xu hướng trở về cội nguồn, phục

hưng các giá trị văn hóa của dân tộc diễn ra sôi nổi. Thể hiện rõ nhất của xu hướng này

trước hết là việc chấn chỉnh lại nghi lễ thờ cúng tổ tiên mà trước đây có phần sao

nhãng. Cùng với việc chấn chỉnh nghi lễ thờ cúng tổ tiên là khôi phục, việc sửa chữa,

trùng tu, xây mới nhà Gươl, mồ mả tổ tiên, đề nghị nhà nước công nhận di tích lịch sử

văn hóa quốc gia cho các nhà thờ các vị có công với nước, tiếp đến là việc dịch ra

tiếng Việt, sưu tầm viết lại các gia phả, truy tìm gốc tích tổ tiên ở các nơi. Rồi lập quỹ

khuyến học khuyến tài, viết lại tộc ước để chấn chỉnh gia phong, viết lịch sử của dân

tộc và in sách về văn hóa tín ngưỡng để giáo dục con cháu về truyền thống v.v..

Những hoạt động này đang trở thành nhu cầu thực sự của cuộc sống hôm nay trong

các cộng đồng làng xã của đồng bào Cơtu ở huyện Tây Giang.

Vai trò của tín ngưỡng đối với đời sống văn hóa làng xã cũng có nhiều ý kiến

khác nhau, bên cạnh tích cực có cả tiêu cực. Nhiều tác giả đã nhận xét rằng việc bảo

tồn văn hóa tín ngưỡng hiện nay kéo theo những tiêu cực thời trước cùng sống lại. Đó

là việc nặng về cúng tế cỗ bàn xôi thịt, chú trọng xây nhà Gươl, làng văn hóa, mồ mả

trang trọng mà nhẹ về giáo dục đạo đức tình cảm, nhiều hủ tục trỗi dậy huy động sức

dân quá lớn và việc làm cỗ bàn ảnh hưởng đến đời sống, có nơi thu chi không minh

bạch gây nghi ngờ, mất đoàn kết nội bộ ở trong làng xã.

Xuất phát từ thực tế trên, được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy Dương

Đình Tùng, tôi quyết định chọn đề tài: “Văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Cơtu huyện

Tây Giang, tỉnh Quảng Nam” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu: Là con người địa phương, việc nghiên cứu về Văn hóa tín ngưỡng của

người Cơtu ở Tây Giang - Quảng Nam, trước hết là để bản thân hiểu rõ hơn về văn hóa

trên mảnh đất quê hương mình. Đồng thời, với việc nghiên cứu về văn hóa tín ngưỡng

của người Cơtu nhằm tìm hiểu sâu hơn về văn hóa tín ngưỡng của người Cơtu nói

chung, qua đó đưa ra một số đánh giá về mặt tích cực và tiêu cực cần khắc phục nhằm

tác động ý thức của người dân địa phương trong việc bảo tồn, phát huy, thắt chặt tình

đoàn kết giữa các vùng Cơtu lại với nhau, giúp đỡ nhau trong việc phát triển kinh tế và

loại bỏ những hủ tục lạc hậu.

2.2. Nhiệm vụ:

Để thực hiện được mục đích trên, đề tài có những nhiệm vụ sau:

3

- Phân tích về đặc điểm kinh tế, xã hội, sự phân bố dân cư của người Cơtu ở Tây

Giang

- Phân tích sinh hoạt tín ngưỡng của người Cơtu ở Tây Giang và đưa ra một số đánh

giá tích cực và tiêu cực.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa tín ngưỡng của người Cơtu ở Tây Giang

3.2. Phạm vi nghiên cứu: Người Cơtu ở Tây Giang – Quảng Nam

4. Phương pháp nghiên cứu

Phép biện chứng duy vật là phương pháp nghiên cứu chủ đạo của đề tài, bên

cạnh đó, đề tài còn sử dụng các phương pháp cụ thể như: Phân tích - tổng hợp, so sánh

– đối chiếu, điền dã, trừu tượng hóa, khái quát hóa, v.v.

5. Bố cục của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, khóa luận gồm có

2 chương (7 tiết)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Liên quan đến đề tài của chúng tôi đã có các công trình nghiên cứu sau:

Tác giả Le Pichon trong cuốn “Những kẻ săn máu”, đăng trên tạp chí Những

người bạn Huế năm 1938, đây là nghiên cứu đầu tiên về người Cơtu ở Việt Nam với

những tư liệu phản ánh khá chân thực về con người Cơtu, văn hóa Cơtu vào những

năm 30 của thế kỉ XX. Le Pichon sử dụng phương pháp điền dã của dân tộc học để

khảo cứu về tập tục của người Cơtu, đặc biệt ông còn lý giải về tập tục săn đầu người

của người Cơtu để thấy được ý thức về tự do, về quyền tự quyết của một dân tộc.

Trong công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Thông, cuốn Katu- kẻ

sống đầu nguồn nước (Nxb Thuận Hóa, năm 2005), đã lý giải về nguồn gốc hình thành

tộc người, phạm vi cư trú và tộc danh của người Cơtu, đồng thời tác giả cũng nêu một

số phong tục, tập quán, lễ hội của dân tộc này.

Tác giả Lưu Hùng trong cuốn Góp phần tìm hiểu văn hóa Cơtu (Nxb Khoa học

xã hội, Hà Nội, năm 2006), đã giới thiệu những nét chính của văn hóa dân tộc Cơtu,

những giá trị tín ngưỡng và tập tục lạc hậu diễn ra trong đời sống của người Cơtu ở

Quảng Nam.

Trong cuốn Nhà Gươl của người Cơtu (Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, năm

2006), tác giả Đinh Hồng Hải bằng việc mô tả kiến trúc Gươl và các lễ hội văn hóa

4

của người Cơtu, đã chỉ ra những khía cạnh đời sống tinh thần của người Cơtu ở Quảng

Nam.

Cuốn tư liệu Người Cơtu ở Việt Nam (Nxb Thông tấn, Hà Nội, năm 2009) của

Trần Tấn Vịnh đã ghi lại bằng hình ảnh, miêu tả văn hóa người Cơtu ở Quảng Nam

trong cuộc sống hằng ngày và các sinh hoạt lễ hội.

Viết về chính bản thân mình cùng với những nét đặc trưng của dân tộc mình,

tác giả Bh’riu Liếc trong cuốn Văn hóa người Cơtu (Nxb Đà Nẵng, năm 2009), đã

trình bày một cách sinh động về tộc danh, phạm vi cư trú, tính cách con người cùng

với những phong tục, tập quán và các lễ hội cổ truyền của người Cơtu ở Quảng Nam.

Trong cuốn “Tiếng thông dụng C’tu-Kinh và văn hóa làng C’tu”, tác giả Bh’ríu

Liếc (2006), NXB sở Văn hóa thông tin Quảng Nam, nghiên cứu, sưu tầm và ghi chép

một cách công phu, chi tiết từng nội dung văn hóa dân tộc Cơtu để lưu truyền cho thế

hệ sau.

Trong cuốn “Tây Giang truyền thống và khát vọng”, tác giả Bh’ríu Liếc (2013),

NXB Sở thông tin truyền thông tỉnh Quảng Nam, Nghiên cứu văn hóa làng và quá

trình đấu tranh giữ nước giữ làng, quá trình xây dựng và phát triển huyện Tây Giang.

Nhìn chung những công trình nghiên cứu tìm hiểu về người Cơtu có sự đa dạng

nhưng xét trên khía cạnh cụ thể, đi vào chiều sâu của từng vấn đề thì còn là nội dung

mới mẻ, các công trình nghiên cứu của các tác giả chỉ mang tính khái quát, không đi

sâu vào việc phân tích văn hóa tín ngưỡng của người Cơtu. Tuy nhiên, các công trình

này sẽ là nguồn tài liệu hết sức quý báo cho công trình tôi nghiên cứu.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!