Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Văn hóa Óc Eo qua di vật khảo cổ học trên địa bàn tỉnh Long An
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH
KHOA XHH - CTXH - ĐNAH
HỒ THỊ TRÚC PHƯƠNG
MSSV: 0855010068
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
VĂN HOÁ ÓC EO
QUA DI VẬT KHẢO CỎ HỌC
TRÊN ĐỊA PHẬN TỈNH LONG AN
viên hướng dẫn
)inh Kim Phúc
Giáo
Tp HCM, tháng 5 năm 2012
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA XHH - CTXH - ĐNAH
HÔ THỊ TRÚC PHƯƠNG
MSSV: 0855010068
KHOÁ LUẬN TÓT NGHIỆP
VĂN HOÁ ÓC EO
QUA DI VẬT KHẢO CỎ HỌC
TRÊN ĐỊA PHẬN TỈNH LONG AN
Giáo viên hướng dẫn
TS. Đinh Kim Phúc
Tp HCM, tháng 5 năm 2012
NHẬN XÉT CỦA GIẢO
NHẬN XÉT CỦA GIẢO VIÊN PHẢN BIỆN
LỜ I CẢM ƠN
Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Đinh Kim Phủc.
Trong suốt quá trình em hoàn thành đề tài này, thầy đã tận tình nêu ra những
thiếu sót trong bài làm của em, cũng như góp ý và hướng dẫn em hoàn thành tốt
đề tài.
Sau nữa, em xin cảm ơn cô Nguyễn Thị Ngọc Lan, cô Lê Thị Ngọc Lệ,
cô Nguyễn Thị Hồng Đào hiện đang công tác tại Thư viện tỉnh Long An, số
26, đường Trương Công Xưởng, Phường 1, thành phố Tân An, Long An. Cảm
ơn các cô đã nhiệt tình giúp đỡ em khi em đến thư viện mượn tài liệu tham
khảo. Đồng gửi lời cảm ơn đến anh chị công tác tại Bảo tàng Long An, số 400,
quốc lộ 1A, phường 4, thành phố Tân An, Long An, đã tận tình thuyết minh cho
em những hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng.
Với thời gian thực hiện đề tài hơn một tháng, mặc dù có nhiều cố gắng
nhưng bước đầu còn bỡ ngỡ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong
nhận được sự góp ý của quý thầy cô nhầm giúp em củng cố kiến thức của mình.
Qua đó em sẽ rút kinh nghiệm để sau này có làm luận văn tốt nghiệp em sẽ
hoàn thiện bài làm của mình hơn.
Sau cùng, em xin kính chúc quý thầy cô dồi giàu sức khoẻ, công tác tốt
nhầm tiếp tục truyền đạt kiến thức cho chúng em và thế hệ mai sau.
Xin chân thành cảm ơn
Sinh viên: Hồ Thị Trúc Phương
.3
.4
.4
. 5
.9
.9
10
10
11
11
13
15
16
16
22
25
27
27
27
30
34
40
40
42
Trang 1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................
1. Lý do chọn đề tài........................................................................
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài................................................
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................
4. Lịch sử nghiên cứu....................................................................
5. Phương pháp nghiên cứu...........................................................
6. Kết cấu đề tài..............................................................................
NỘI DƯNG
Chương 1. Khái quát chung.......................................................
1.1. Lịch sử hình thành vùng đất Long An...................................
1.2. Giải thích thuật ngữ................................................................
1.2.1. Văn hoá.................................................................................
1.2.2. Văn hoá Óc E o .....................................................................
1.2.3. Vương quốc Phù Nam.........................................................
1.3. Đặc điểm phân bố các di tích thuộc văn hoá Óc Eo...........
trên địa phận tỉnh Long An
1.3.1. Di tích ở vùng đất xám phù sa cổ Đức Hoà - Đức Huệ....
1.3.2. Di tích ở vùng trũng thấp Đồng Tháp M ười.....................
1.3.3. Các di tích ven biền.............................................................
Chương 2. Di vật thuộc văn hoá Óc Eo tiêu biểu ở Long An
2.1. Tượng thờ................................................................................
2.1.1. Tượng Phật...........................................................................
2.1.2. Tượng thần...........................................................................
2.1.3. Linh vật.................................................................................
2.2. Di vật liên quan đến cư trú và sản xuất..............................
2.2.1. Đồ đ á ....................................................................................
2.2.2. ĐỒ g ỗ ....................................................................................
T rang 2
2.2.3. Đồ gốm ............................................................................................................ 43
2.3. Một số di vật khác........................................................................................... 46
2.3.1. Tiền tệ .............................................................................................................. 46
2.3.2. Hiện vật vàng.................................................................................................. 47
• 2.3.3. Các đồ trang sức bàng nhiều chất liệu.........................................................48
Chương 3. Đặc trưng văn hoá Óc Eo trên địa phận tỉnh Long A n .............. 51
3.1. Tỉnh Long An trong không gian văn hoá Óc Eo............................................51
3.1.1. Giai đoạn tiền Óc E o ......................................................................................51
3.1.2. Giai đoạn Óc E o ............................................................................................. 53
3.1.3. Giai đoạn hậu Óc E o ...................................................................................... 56
3.2. Yếu tố bản địa và sự ảnh hưởng của các luồng văn hoá bên ngoài...........57
đến văn hoá Óc Eo
3.2.1. Con đường giao lưu văn hoá......................................................................... 57
3.2.2. Yếu tố bản địa..................................................................................................58
3.2.3. Sự ảnh hưởng của các luồng văn hoá bên ngoài tới văn hoá Óc E o ........ 61
3.3. Thực trạng quản lý các di chỉ, di vật thuộc văn hoá Óc E o ........................64
trên địa phận tỉnh Long An
3.3.1. Thực trạng.......................................................................................................64
3.3.2. Một vài kiến nghị........................................................................................... 65
PHÀN KẾT LUẬN...................................................................................................67
T rang 3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam có một nền văn hoá phong phú và đa dạng. Sự khác biệt về cấu
trúc địa hình, khí hậu và sự phân bố dân tộc, dân cư đã tạo ra những vùng văn hoá
có nhiều nét đặc trưng riêng tại Việt Nam. Từ cái nôi của văn hoá Việt ở vùng
đồng bằng Sông Hồng, chủ đạo với văn hoá làng xã và văn minh lúa nước ở miền
Bắc, thì ở miền Nam với đồng bàng sông Cửu Long cũng có một “dòng chảy văn
hoa’' mang sắc thái đặc trưng của nơi đây.
Trước kia, người ta thường nghiên cứu văn hoá Việt với văn hoá Đông Sơn
ở miền Bắc hay văn hoá Sa Huỳnh ở miền Trung như hai nền văn hoá bản địa
mang đậm sắc thái Việt. Một thời gian dài, văn hoá Óc Eo được đề cập đến như
nét văn hoá “Án Độ hoá” ở Việt Nam, vì thế so với văn hoá Đông Sơn và văn hoá
Sa Huỳnh, văn hoá Óc Eo lúc này ít được đầu tư nghiên cứu sâu. Ngoài ra, từ cuộc
phát quật các cố vật thuộc văn hoá óc Eo của Malleret năm 1944, miền Nam Việt
Nam sau đó phải đối mặt cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ; vì vậy việc
nghiên cứu, tìm hiểu về văn hoá Óc Eo bị gián đoạn một thời gian dài.
Từ năm 1975 trở về sau, các học giả trong và ngoài nước có điều kiện quan
tâm, tìm hiểu văn hoá óc Eo nhiều hơn. Đề tài văn hoá óc Eo lúc này trở nên
nóng bỏng khi các nhà nghiên cứu đoán định có khả năng văn hoá Óc Eo tại khu
vực Đông Nam Bộ là nền văn hoá thuộc vương quốc cổ Phù Nam, bao hàm cả một
vùng rộng lớn trải dài từ Ân Độ, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Đông Nam
Bộ Việt Nam ngày nay.
Thực tiễn cho thấy, quá khứ - hiện tại - tương lai có mối quan hệ
với nhau. Và trong nhiều trường hợp các quan hệ chính trị ở từng quo
quan hệ giữa quốc gia này với quốc gia khác trong đời sống đương đại diễn biến
theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực có lý do xuất phát từ nhận thức lịch sử và
thái độ ứng xử với lịch sử. Do đó, việc nghiên cứu văn hoá Óc Eo không chỉ giúp
chúng ta hiểu thêm về nền văn hoá này, mà còn góp phần làm sáng tỏ hơn lịch sử