Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Văn hóa mộ ở thành phố đà nẵng.
PREMIUM
Số trang
95
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1674

Văn hóa mộ ở thành phố đà nẵng.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài:

VĂN HÓA MỘ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tấn Viên

Chuyên ngành: Việt Nam Học

Lớp: 11CVNH

Giáo viên hƣớng dẫn: ThS. Lê Thị Thu Hiền

Đà Nẵng, 05/2014

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.........................................................................................2

3. Mục đích nghiên cứu..................................................................................................3

4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.........................................................4

4.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................4

4.2. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................4

5. Phƣơng pháp nghiên cứu...........................................................................................4

5.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích tư liệu...........................................4

5.2. Phương pháp thực địa .......................................................................................5

6. Đóng góp đề tài...........................................................................................................5

7. Bố cục của đề tài.........................................................................................................6

NỘI DUNG .....................................................................................................................7

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VÀ VĂN HÓA MỘ

Ở VIỆT NAM .................................................................................................................7

1.1. Khái quát chung về thành phố Đà Nẵng...........................................................7

1.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................7

1.1.1.1. Vị trí địa lý ...........................................................................................7

1.1.1.2. Khí hậu.................................................................................................8

1.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên.........................................................................8

1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển ..............................................................10

1.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội..........................................................................14

1.2. Khái niệm mộ..................................................................................................19

1.3. Vài nét về văn hóa mộ ở Việt Nam ................................................................20

CHƢƠNG 2: MỘT VÀI KHÍA CẠNH CỦA VĂN HÓA MỘ Ở THÀNH PHỐ

ĐÀ NẴNG .....................................................................................................................23

2.1. Mộ ở thành phố Đà Nẵng ...............................................................................23

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ..............................................................23

2.1.2. Phân loại ..................................................................................................26

2.1.2.1. Theo tôn giáo .....................................................................................26

2.1.2.2. Theo sở hữu........................................................................................27

2.2. Quan niệm của người Đà Nẵng về xây dựng mộ phần...................................27

2.3. Biểu hiện văn hóa mộ .....................................................................................29

2.3.1. Vị trí và phương hướng mộ ......................................................................29

2.3.2. Kiến trúc mộ .............................................................................................31

2.3.2.1. Hình dáng và kích thước....................................................................31

2.3.2.2. Cấu trúc ngôi mộ ...............................................................................32

2.3.3. Họa tiết trang trí.......................................................................................34

2.3.4. Nghi lễ ......................................................................................................36

2.3.4.1. Lễ động thổ khai sơn..........................................................................36

2.3.4.2. Lễ hạ huyệt.........................................................................................37

2.3.4.3. Lễ thành phần ....................................................................................40

2.3.4.4. Lễ mở cửa mả.....................................................................................40

2.3.4.5. Lễ tạ mộ..............................................................................................42

2.3.4.6. Cải táng..............................................................................................42

2.3.4.7. Thanh minh, tảo mộ, chạp mộ............................................................44

2.4. Nhận xét về văn hóa mộ ở thành phố Đà Nẵng..............................................45

2.4.1. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử phát triển .............................................45

2.4.2. Văn hóa mộ đa dạng và phong phú..........................................................46

2.4.3. Văn hóa mộ Đà Nẵng vẫn giữ được những yếu tố truyền thống của văn

hóa mộ Việt Nam ................................................................................................47

2.4.4. Có những thay đổi so với văn hóa mộ truyền thống ở Đà Nẵng..............48

2.4.4.1. Đơn giản hóa nghi lễ .........................................................................48

2.4.4.2. Kiến trúc mộ thay đổi.........................................................................49

2.4.4.3. Chịu sự tác động của yếu tố kinh tế thị trường..................................50

KẾT LUẬN...................................................................................................................52

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................54

PHỤ LỤC......................................................................................................................60

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng Nội dung Trang

Bảng 1 Quan niệm của người dân Đà Nẵng về xây dựng mộ phần 28

Bảng 2 Thống kê cấu trúc các ngôi mộ 33

Bảng 3 Thống kê họa tiết trang trí các ngôi mộ 36

Bảng 4 Những nghi lễ được thực hiện tại mộ của người Đà Nẵng 48

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa đa dạng, phong phú với một hệ thống các

giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của con người Việt Nam từ thời xưa cho đến

ngày nay, bao trùm lên nhiều lĩnh vực như tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán,

lễ hội… Nó được hình thành và đúc kết qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước

của tổ tiên kết hợp với kết tinh tinh hoa văn hoá nhân loại, từ đó tạo nên các đặc

trưng văn hóa nổi bật. Điển hình là văn hóa tang ma, một truyền thống tốt đẹp từ

bao đời phản ánh nhiều giá trị của văn hoá dân tộc, được biểu hiện cụ thể nhất là

qua những nét văn hóa tang lễ, văn hóa mộ, văn hóa thờ cúng…

Trong văn hóa tang ma, văn hóa mộ là một nét đặc sắc trong đời sống tâm

linh của người Việt, là một hình thức văn hóa phổ biến trong cả nước, có vai trò

quan trọng trong đời sống đời sống tâm linh của con người. Đối với người Việt xưa

nay cho rằng “sống ở, thác về”, xem cuộc sống trên mặt đất chỉ là tạm bợ, và chết

không phải là hết, mà về cõi vĩnh cữu.

Văn hóa mộ không chỉ đơn giản là xây mộ cho người mất, mà nó còn chứa

đựng nhiều giá trị trong kiến trúc, trang trí, nghi lễ chôn cất và đặc biệt là biểu hiện

qua tâm thức, nhân sinh quan của người Việt. Do đó, qua việc tìm hiểu văn hóa mộ,

chúng ta sẽ thấy được những nét giá trị đặc sắc trong văn hóa tang ma ở Việt Nam

nói chung và ở các địa phương nói riêng.

Đà Nẵng là mảnh đất có bề dày truyền thống văn hóa lịch sử, cũng như

phong tục, tập quán hết sức phong phú và đa dạng. Những cư dân ở đây với đức

tính kiên định, cần cù, anh hùng, trong quá trình xây dựng và đấu tranh bảo vệ tổ

quốc cùng với tiếp thu tinh hoa văn hóa của dân tộc, đã tạo nên những giá trị văn

hóa độc đáo, những truyền thống tốt đẹp mang đậm bản sắc địa phương.

Những giá trị đó đã in đậm dấu ấn trong văn hóa mà biểu hiện cụ thể là văn

hóa mồ mả, một văn hóa có nhiều nét độc đáo, riêng biệt, nhiều nét đặc trưng của

2

dân gian, một văn hóa thể hiện đạo hiếu và đời sống tinh thần của người dân địa

phương.

Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi chọn đề tài “Văn hóa mộ ở thành phố

Đà Nẵng” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa Việt Nam như:

Phong tục cổ truyền người Việt của Thục Anh (Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội,

2007), Phong tục tang lễ của Phạm Minh Thảo (Nxb Thanh Niên,2008), Nghi lễ mộ

phần người Việt của Trương Thìn (Nxb Thời Đại, 2010), Thọ mai gia lễ - Phong tục

dân gian về tục cưới hỏi ma chay của người Việt Nam của Đức Thành (Nxb Thời

đại, 2011), Phong tục dân gian – Hỏi đáp về tang lễ của Từ Liêm (Nxb Thời Đại,

2011) …

Hay các công trình nghiên cứu về mảnh đất Đà Nẵng như: Lần giở văn hóa

miền Thuận Quảng của Lê Duy Anh - Lê Hoàng Vinh (Nxb Đà Nẵng, 2004), Tập

tục Xứ Quảng Theo Một Vòng Đời của Võ Văn Hòe (Nxb Đà Nẵng, 2006), Văn hóa

Xứ Quảng một góc nhìn của Võ Văn Hòe, Hồ Tấn Tuấn, ưu nh Rô (Nxb Đà

Nẵng, 2007), Địa danh thành phố Đà Nẵng của Võ Văn Hòe (Nxb Đà Nẵng, 2011),

Đà Nẵng mảnh đất, con người của Hoàng Hương Việt, Thy Hảo Trương Duy Hy

(Nxb Đà Nẵng, 2012), Đà Nẵng - dấu ấn thời gian của Huỳnh Yên Trầm My (Nxb

Đà Nẵng, 2014 )…

iên quan đến văn hóa mộ Việt Nam có một số công trình như: Công trình

nghiên cứu “Phong tục tang lễ” của Phạm Minh Thảo, thì chủ yếu chỉ đề cập đến

phong tục tang lễ của một số tộc người trên thế giới, về phong tục tang lễ của Việt

Nam thì cũng chưa đề cập rõ về vấn đề văn hóa mộ của người Việt. Công trình mới

chỉ sơ lược về một số nghi lễ hạ huyệt và viếng mộ. Về yếu tố mộ phần cũng chỉ

nêu lên được một vài nét về hình dáng và cấu trúc…

3

Cuốn “Thọ mai gia lễ - Phong tục dân gian về tục cưới hỏi ma chay của

người Việt Nam” của Đức Thành thì chỉ có phần luận về tống chung là có đề cập

khái quát đến một số nghi lễ như: ễ hạ huyệt, lễ quy lăng… chưa có đi sâu vào yếu

tố mộ phần.

Cuốn “Nghi lễ mộ phần người Việt” của Trương Thìn thì đề cập khá rõ về

một số nghi thức, nghi lễ của văn hóa mộ như lễ hạ huyệt, cải táng… Ngoài ra, tác

giả còn trình bày một số văn khấn truyền thống của một số nghi lễ như văn khấn thổ

thần, văn khấn lễ hạ huyệt…

Về văn hóa mộ ở Đà Nẵng, trong cuốn “Lần giở văn hóa miền Thuận Quảng

của Lê Duy Anh - Lê Hoàng Vinh và “Tập tục Xứ Quảng Theo Một Vòng Đời” của

Võ Văn Hòe, có nhắc đến một số yếu tố về ma chay, chôn cất của cư dân Quảng

Nam - Đà Nẵng, chưa có đề cập đi sâu vào văn hóa mộ.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về văn hóa nói chung và các công

trình nghiên cứu về vùng đất Đà Nẵng nói riêng chưa có một công trình nghiên cứu

nào nhìn nhận văn hóa mộ ở thành phố Đà Nẵng là một đối tượng chủ yếu để đi sâu

nghiên cứu đầy đủ, toàn diện. Dù vậy, những công trình nghiên cứu trên sẽ là những

tài liệu tham khảo, cũng như cơ sở lý luận để tôi đi vào tiếp cận thực tế, tìm hiểu và

nghiên cứu.

3. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài “Văn hóa mộ ở thành phố Đà Nẵng” nhằm xây dựng bức

tranh tổng thể về văn hóa mộ của người Việt ở thành phố Đà Nẵng như: Nghi thức,

nghi lễ chôn cất, kiến trúc mộ, yếu tố phong thủy…

Bên cạnh đó, đề tài mong muốn giúp người dân tự hào về phong tục, về

truyền thống văn hóa địa phương của mình. Từ đó có những suy nghĩ, hành động

trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp này.

4

4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng chính mà đề tài muốn hướng đến là văn hóa mộ của người Việt ở

thành phố Đà Nẵng. Mặc dù nguồn tư liệu còn nhiều hạn chế nhưng trong đề tài này

tôi cố gắng tìm hiểu và trình bày một cách toàn diện, hệ thống về văn hóa mộ bao

gồm: Lịch sử hình thành và phát triển, đối tượng và biểu hiện của văn hóa thông

qua nghi thức, nghi lễ chôn cất, kiến trúc mộ…

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung nghiên cứu: Do điều kiện hạn hẹp về thời gian cũng như

văn hóa mộ ở thành phố Đà Nẵng yêu cầu kiến thức phải rộng, chuyên sâu, sự đầu

tư công sức đi thực tế, tôi chỉ xin tìm hiểu một số vấn đề của văn hóa mộ ở thành

phố Đà Nẵng như sau: Giới thiệu khái lược về lịch sử thành phố Đà Nẵng để có một

cái nhìn tổng quan hơn về bối cảnh lịch sử và các nhân tố tác động đến quá trình

hình thành, phát triển của văn hóa mộ ở thành phố Đà Nẵng.

Nghiên cứu các biểu hiện của văn hóa mộ của người Việt, rút ra đặc điểm

văn hóa mộ ở thành phố Đà Nẵng. Từ đó có thể thấy được vị trí, vai trò và ý nghĩa

của văn hóa mộ đối với đời sống xã hội và tâm linh của người Việt tại Đà Nẵng.

Phạm vi không gian nghiên cứu: Tập trung đi sâu nghiên cứu văn hóa mộ tại

một số vùng ở thành phố Đà Nẵng như: Nghĩa trang Gò Cà, nghĩa trang Hòa Sơn,

nghĩa trang Hòa Quý...

Phạm vi thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu về văn hóa mộ ở thành phố Đà

Nẵng từ khi ra đời cho đến nay.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích tư liệu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp logic và

lịch sử để xem xét các sự vật, hiện tượng, kết hợp với các phương pháp như thống

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!