Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Văn hoá gia đình người Khơme ở Trà Vinh pot
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Văn hoá gia đình người Khơme ở Trà Vinh
Người Khơme sinh sống lâu đời ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tập trung nhiều
nhất ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang… Ở Trà Vinh,
người Khơme là cư dân đông thứ hai (sau người Kinh). Mặc dù cư trú lâu đời và cộng cư
với các tộc người khác, tộc người Khơme có một nền văn hóa cổ truyền đặc sắc mang
đậm sắc thái văn hóa Khơme.
Quan sát diện mạo văn hóa của người Khơme ở ĐBSCL, có thể thấy, dân tộc này từ xa
xưa đã chịu ảnh hưởng sâu nặng nền văn hóa Ấn Độ, thông qua đạo Bàlamôn rồi đạo
Phật. Phật giáo Tiểu Thừa có nguồn gốc từ Xiêm La mới dần dần ảnh hưởng rộng trong
cộng đồng Khơme. Từ thế kỷ VIII trở đi, đạo Phật Tiểu Thừa là chỗ dựa tinh thần chủ
yếu của người Khơme.
Gia đình và phum sóc đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giữ gìn và bảo lưu các
giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Khơme.
Gia đình người Khơme ở ĐBSCL nói chung, ở Trà Vinh nói riêng bao gồm 2 loại hình:
gia đình hạt nhân và gia đình phức hợp hay gia đình không phân chia. Ở đây mỗi gia đình
là một đơn vị kinh tế và xã hội độc lập, có nhà ở riêng, có cơ sở kinh tế như: ruộng đất,
trâu bò, dụng cụ sản xuất… Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình chủ yếu là giữa
vợ và chồng, giữa bố mẹ và các con, giữa ông bà và cháu, giữa anh chị em. Những mối
quan hệ này có những nét đặc thù, phản ánh đặc điểm trong quan hệ thân tộc của người
Khơme, khác với quan hệ của các tộc người khác ở nước ta.
Trong gia đình Khơme, người chồng hay người cha là lực lượng chủ yếu sản xuất nông
nghiệp và giao dịch với bên ngoài, tiếp đón khách. Tất cả các công việc còn lại như nội
trợ, chăm sóc, dạy dỗ con cái và quản lý chi tiêu trong gia đình thuộc về người vợ. Những
công việc hệ trọng trong gia đình như mua bán, sắm sửa vật dụng quý giá, đắt tiền và
cưới vợ gả chồng cho con cái, làm phước vào chùa… đều có sự thống nhất giữa vợ và
chồng. Nhìn chung, quan hệ giữa vợ và chồng người Khơme khá bình đẳng, không khí
gia đình hòa thuận, ít khi có xung đột…
Sự bình đẳng này còn thể hiện ở chế độ sở hữu tài sản. Trong gia đình, ngoài tài sản
chung do công sức hai vợ chồng làm ra trong thời gian chung sống thì vợ và chồng đều
có quyền sở hữu tài sản riêng. Khi quan hệ vợ chồng lỡ bị tan rã, ly dị, thì tài sản riêng
của người nào người đó giữ lại, còn tài sản chung thì chia đều.
Trong xã hội, người đàn bà cũng được quý trọng. Ngay cả khi Phật giáo Khơme, về quy
chế, không chấp nhận sự tu hành của nữ giới, thì trong thực tế người phụ nữ Khơme vẫn
có thể thực hiện việc tu hành bằng cách tu tại gia và hằng tháng vẫn được đến chùa trong
một số ngày lễ Phật. Người đàn ông lấy vợ lẽ phải được phép của người vợ cả. Trong
cuộc sống gia đình, người phụ nữ rất chịu khó, chăm sóc chồng con chu đáo… đây là một
đức tính tốt đẹp của người phụ nữ Khơme. Thế nhưng nếu trong cuộc sống vợ chồng