Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Văn Hóa Đạo Đức Kinh Doanh Toàn Cầu.doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nhóm 1 _Đề Tài _
_____________________________ Văn Hóa Đạo Đức Kinh Doanh Toàn Cầu__
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều công ty,doanh nghiệp quan
tâm đến vấn đề đạo đức kinh doanh để định hướng cho các hành vi của mình và đảm
bảo rằng những họat động của họ phù hợp với những tiêu chuẩn trong nước
cũng như quốc tế.Nhiều giả thuyết đã được đưa ra để thiết lập một hệ thống các
tiêu chuẩn đạo đức toàn cầu nói chung. Khi áp dụng cho kinh doanh trong nước
hay trong kinh doanh toàn cầu, các giá trị chung như : trung thực, liêm chính, công
bằng, và vô tư … góp phần tạo nên một hệ thống đạo đức. Khái niệm đạo đức
thương trường đã có nền móng tự hàng nghìn năm trước.
Đạo đức kinh doanh điều chỉnh hành vi đạo đức của tất cả các thành viên trong
các tổ chức kinh doanh (hộ gia đình, công ty, xí nghiệp, tập đoàn) như : Ban giám đốc,
các thành viên Hội đồng quản trị, công nhân viên chức. Sự điều chỉnh này chủ yếu
thông qua công tác lãnh đạo, quản lý trong mỗi tổ chức đó. Đạo đức kinh doanh được
gọi là đạo đức nghề nghiệp của họ.
Đạo đức kinh doanh là khái niệm tưởng như rất xa xỉ nhưng thực tế lại rất đời
thường. Một doanh nghiệp có đạo đức kinh doanh là một doanh nghiệp không kiếm lời
bằng sự lừa dối khách hàng, bằng sự hủy hoại môi trường, hay bằng sự bóc lột người
lao động… Sự hủy hoại môi trường rất dễ bị phát hiện bởi người dân và các cơ quan
chức năng. Sự bóc lột người lao động cũng dễ bị phanh phui và phản ứng bởi công
đoàn và chính người lao động. Tuy nhiên, hành vi lừa dối khách hàng lại thường được
doanh nghiệp thực hiện một cách hết sức tinh vi và được che đậy thông qua nhiều
phương tiện hiện đại mà khách hàng rất khó nhận biết, hoặc dẫu có nhận biết thì cũng
đã muộn vì đã lỡ mất tiền, không thể đòi lại được. Nếu như chuyện lừa dối trong các
hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ phục vụ tiêu dùng đáng bị lên án thì hành vi
lừa dối trong kinh doanh giáo dục và đào tạo càng là điều không thể chấp nhận được.
Hiện có nhiều cơ sở chiêu sinh, mở lớp đào tạo về quản lý, trong đó có chủ đề Văn hóa
doanh nghiệp – một phần không tách rời của đạo đức kinh doanh. Lẽ đương nhiên, ai
cũng nghĩ, một doanh nghiệp đã đi dạy cho người khác làm văn hóa doanh nghiệp thì
không lý nào doanh nghiệp đó lại không xây dựng cho mình văn hóa trước. Và khi đã
có văn hóa doanh nghiệp rồi, vấn đề đạo đức kinh doanh hẳn sẽ được đặt lên hàng đầu.
Thế nhưng, thực tế không phải lúc nào cũng như nhiều người vẫn tưởng.
Bài tiểu luận này chúng tôi muốn đề cập đến vấn đề nóng hổi hiện nay là đạo
đức kinh doanh của các các DN Việt Nam , cũng như các công ty tập đoàn đa quốc gia
.Liệu đạo đức kinh doanh có cần thiết ? tại sao phải xây dựng triết lý kinh doanh ,đạo
đức kinh doanh ,văn hóa kinh doanh ?
- 1 -
Nhóm 1 _Đề Tài _
_____________________________ Văn Hóa Đạo Đức Kinh Doanh Toàn Cầu__
Phần I
CÁC KHÁI NIỆM , ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ
CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐẠO ĐỨC KINH
DOANH
Khái niệm đạo đức kinh doanh.
Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều
chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.
Đạo đức kinh doanh chính là phạm trù đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động
kinh doanh.
Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp .
Đạo đức kinh doanh có tính đặc thù của hoạt động kinh doanh - do kinh doanh là hoạt
động gắn liền với các lợi ích kinh tế, do vậy khía cạnh thể hiện trong ứng xử về đạo
đức không hoàn toàn giống các hoạt động khác: Tính thực dụng, sự coi trọng hiệu quả
kinh tế là những đức tính tốt của giới kinh doanh nhưng nếu áp dụng sang các lĩnh vực
khác như giáo dục, y tế... hoặc sang các quan hệ xã hội khác như vợ chồng, cha mẹ con
cái thì đó lại là những thói xấu bị xã hội phê phán. Song cần lưu ý rằng đạo đức kinh
doanh vẫn luôn phải chịu sự chi phối bởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội
chung
I-Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh.
1.Tính trung thực.
Không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời. Giữ lời hứa, giữ chữ tín
trong kinh doanh. Nhất quán trong nói và làm. Trung thực trong chấp hành luật pháp
của nhà nước, không làm ăn phi pháp như trốn thuế, lậu thuế, không sản xuất và buôn
bán những mặt hàng quốc cấm, thực hiện những dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ
tục. Trung thực trong giao tiếp với bạn hàng (giao dịch, đàm phán, ký kết) và người
tiêu dùng: Không làm hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật, sử dụng trái
phép những nhãn hiệu nổi tiếng, vi phạm bản quyền, phá giá theo lối ăn cướp. Trung
thực ngay với bản thân, không hối lộ, tham ô, thụt két, "chiếm công vi tư"
2.Tôn trọng con người.
Đối với những người cộng sự và dưới quyền, tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính
đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên, quan tâm đúng
mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác.
- 2 -
Nhóm 1 _Đề Tài _
_____________________________ Văn Hóa Đạo Đức Kinh Doanh Toàn Cầu__
Đối với khách hàng,tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng.
Đối với đối thủ cạnh tranh, tôn trọng lợi ích của đối thủ .Gắn lợi ích của doanh
nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã
hội.
Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt.
Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh là chủ thể hoạt động kinh doanh.
Theo nghĩa rộng, chủ thể hoạt động kinh doanh gồm tất cả những ai là chủ thể của các
quan hệ và hành vi kinh doanh: Tầng lớp doanh nhân làm nghề kinh doanh.
Khách hàng của doanh nhân: Khi là người mua hàng thì hành động cuả họ đều xuất
phát từ lợi ích kinh tế của bản thân, đều có tâm lý muốn mua rẻ và được phục vụ chu
đáo. Tâm lý này không khác tâm lý thích "mua rẻ, bán đắt" của giới doanh nhân, do vậy
cũng cần phải có sự định hướng của đạo đức kinh doanh. Tránh tình trạng khách hàng
lợi dụng vị thế "Thượng đế" để xâm phạm danh dự, nhân phẩm của doanh nhân, làm
xói mòn các chuẩn mực đạo đức. Khẩu hiệu "Bán cái thị trường cần chứ không phải
bán cái mình có" chưa hẳn đúng!!
3.Phạm vi áp dụng của đạo đức kinh doanh.
Đó là tất cả những thể chế xã hội, những tổ chức, những người liên quan, tác động
đến hoạt động kinh doanh: thể chế chính trị, chính phủ, công đoàn, nhà cung ứng,
khách hàng, cổ đông, chủ doanh nghiệp, người làm công.
Chức năng cơ bản của đạo đức là: đạo đức điều chỉnh hành vi của con người theo
các chuẩn mực và quy tắc đạo đức đã được xã hội thừa nhận bằng sức mạnh của sự thôi
thúc lương tâm cá nhân, của dư luận xã hội, của tập quán truyền thống và của giáo dục
Từ "đạo đức" có gốc từ latinh Moralital (luân lý) - bản thân mình cư xử và gốc từ Hy
lạp Ethigos (đạo lý) - người khác muốn ta hành xử và ngược lại ta muốn họ. ở Trung
Quốc, "đạo" có nghĩa là đường đi, đường sống của con người, "đức" có nghĩa là đức
tính, nhân đức, các nguyên tắc luân lý.
Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh, đánh
giá hành vi của con người đối với bản thân và trong quan hệ với người khác, với xã hội.
Từ giác độ khoa học, “đạo đức là một bộ môn khoa học nghiên cứu về bản chất tự
nhiên của cái đúng -cái sai và phân biệt khi lựa chọn giữa cái đúng - cái sai, triết lý về
cái đúng - cái sai, quy tắc hay chuẩn mực chi phối hành vi của các thành viên cùng một
nghề nghiệp” (từ điển Điện tử American Heritage Dictionary).
Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức có đặc điểm:
• Đạo đức có tính giai cấp, tính khu vực, tính địa phương.
• Nội dung các chuẩn mực đạo đức thay đổi theo điều kiện lịch sử cụ thể.
• Chức năng cơ bản của đạo đức là đạo đức điều chỉnh hành vi của con người theo
các chuẩn mực và quy tắc đạo đức đã được xã hội thừa nhận bằng sức mạnh của
- 3 -
Nhóm 1 _Đề Tài _
_____________________________ Văn Hóa Đạo Đức Kinh Doanh Toàn Cầu__
sự thôi thúc lương tâm cá nhân, của dư luận xã hội, của tập quán truyền thống và
của giáo dục.
Đạo đức quy định thái độ, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người đối với bản thân cũng
như đối với người khác và xã hội. Vì thế đạo đức là khuôn mẫu, tiêu chuẩn để xây
dựng lối sống, lý tưởng mỗi người.
Những chuẩn mực và quy tắc đạo đức gồm: Độ lượng, khoan dung, chính trực khiêm
tốn, dũng cảm, trung thực, tín, thiện, tàn bạo, tham lam, kiêu ngạo, hèn nhát, phản bội,
bất tín, ác…
Đạo đức khác với pháp luật ở chỗ:
• Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức không có tính cưỡng bức, cưỡng chế mà
mang tính tự nguyện, các chuẩn mực đạo đức không được ghi thành văn bản
pháp quy.
Phạm vi điều chỉnh và ảnh hưởng của đạo đức rộng hơn pháp luật. Pháp luật chỉ điều
chỉnh những hành vi liên quan đến chế độ xã hội, chế độ nhà nước; còn đạo đức bao
quát mọi lĩnh vực của thế giới tinh thần. Pháp luật chỉ làm rõ những mẫu số chung nhỏ
nhất của các hành vi hợp lẽ phải, hành vi đạo lý đúng đắn tồn tại bên trên luật .
4.Lắng nghe khách hàng.
Để biết rõ họ sẽ phản ứng như thế nào luôn là một công cụ hữu hiệu khi doanh
nghiệp muốn sản phẩm hay kế hoạch xúc tiến kinh doanh trở nên hiệu quả hơn.
Việc lắng nghe khách hàng còn mang lại cho công ty lợi ích khác là giải quyết những
phàn nàn của khách hàng một cách sáng tạo cũng chính là một trong những cách phát
hiện các ý tưởng mới về sản phẩm hay dịch vụ, cơ hội cải tiến.
Bên cạnh đó, lắng nghe ý kiến của nhân viên là điều rất quan trọng nếu muốn lắng nghe
khách hàng. Hãy tổ chức các cuộc họp với nhân viên bàn về các khách hàng quan trọng
của công ty và họ sẽ đóng góp nhiều ý kiến để có thêm nhiều cơ hội cải tiến.
5.Chăm sóc khách hàng.
Là tất cả những gì cần thiết mà doanh nghiệp phải làm để thoả mãn nhu cầu và mong
đợi của khách hàng, tức là phục vụ khách hàng theo cách mà họ mong muốn
được phục vụ và làm những việc cần thiết thiết để giữ các khách hàng đang có. Khách
hàng mong muốn dịch vụ cốt lõi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thực sự
đáp ứng nhu cầu của họ. Khách hàng luôn mong đợi dịch vụ hậu mãi sau bán hàng của
doanh nghiệp thực sự tiện lợi.
Để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, hãy xây dựng một môi trường kinh doanh thực
sự chú trọng cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Đây là cách tốt nhất để tăng
- 4 -
Nhóm 1 _Đề Tài _
_____________________________ Văn Hóa Đạo Đức Kinh Doanh Toàn Cầu__
cường lợi thế cạnh tranh của mình. Cạnh tranh hiện nay không chỉ là cạnh tranh về sản
phẩm mà còn phải làm tốt công tác chăm sóc khách hàng.
Chăm sóc khách hàng không chỉ là nhiệm vụ của nhân viên bán hàng mà bất kỳ cá nhân
nào trong doanh nghiệp cũng phải thực hiện nhiệm vụ nào đó cho một số người khác
trong doanh nghiệp của mình, tức là ai cũng có khách hàng và đó là khách hàng nội bộ
của doanh nghiệp.
Việc chăm sóc khách hàng phải bắt nguồn từ sự cam kết của lãnh đạo cấp cao nhất
và nhất quán trong mọi phòng ban. Sau đây là sáu bí quyết giúp chăm sóc khách hàng
tốt nhất:
Sự thân thiện và nồng ấm trong giao tiếp với khách hàng.
Khách hàng muốn được cảm thấy mình thực sự quan trọng.
Khách hàng muốn được công ty lắng nghe những gì họ nói.
Đôi khi, việc biết tên của khách hàng cũng đem lại lợi thế cho doanh nghiệp.
Năng động, linh hoạt.
6.Tạo sự an tâm của khách hàng đối với nhãn hiệu.
Vì người mua thường cảm thấy an tâm khi mua những nhãn hiệu mà mình đã từng
biết, từng nghe nói đến nhiều. Một nhãn hiệu nghe lạ tai ít có cơ may được khách hàng
quan tâm đến.
7.Sự trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp.
Thông qua việc giữ chân khách hàng dễ dàng hơn, nhất là khi khách hàng đã thỏa
mãn với nhãn hiệu của doanh nghiệp. Khách hàng thường vẫn có tâm lý ngại thay đổi
nhãn hiệu, thậm chí còn quảng cáo không công cho nhãn hiệu đã quen dùng. Mức độ
trung thành của khách hàng cao sẽ làm tăng ảnh hưởng đến kênh phân phối, vì người
bán hàng thích bày bán những nhãn hiệu mà khách hàng muốn mua nhiều.
8.Tin tưởng của khách hàng về chất lượng.
Thể hiện thông qua sự cảm nhận của người mua về chất lượng của một nhãn hiệu, vì chất
lượng của nhã hiệu không nhất thiết dựa vào sự hiểu biết rõ những qui cách, phẩm chất của
nhãn hiệu mà chất lượng thấy được là những gì khách hàng cho rằng nó nói lên chất lượng.
Tin tưởng của khách hàng về chất lượng sẽ tác động trực tiếp lên quyết định
mua hàng cũng như sự trung thành với nhãn hiệu. Nó cũng thuận lợi và biện minh được cho
một giá bán cao hơn mà người mua cũng dễ dàng chấp nhận. Ngoài ra, nó còn là cơ sở cho
doanh nghiệp mở rộng nhãn hiệu trong các lãnh vực khác có liên quan.
9.Tạo cho khách hàng có sự liên kết giữa sản phẩm và nhãn hiệu.
- 5 -