Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về tình yêu thương con người vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh thpt trên địa bàn thành phố đà nẵng hiện nay.
PREMIUM
Số trang
85
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1585

Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về tình yêu thương con người vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh thpt trên địa bàn thành phố đà nẵng hiện nay.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

----------

LÊ THỊ HẢI LÝ

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về tình yêu thương

con người vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh

THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƯ PHẠM GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.

Hội nhập và hợp tác đang là xu thế phát triển tất yếu của tất cả các quốc gia

trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài dòng chảy đó. Để đưa đất nước

tiến nhanh, tiến mạnh và tiến vững chắc trên con đường phát triển, Đảng và Nhà

nước ta đã tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Hai mươi sáu năm qua,

với sự nỗ lực phấn đấu hết mình của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, công

cuộc đổi mới đã thu được những thành to lớn và có ý nghĩa vô cùng quan trọng

trên nhiều lĩnh vực trong đó tiêu biểu nhất là lĩnh vực kinh tế. Đất nước ta đã ra

khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, kinh tế tăng trưởng khá nhanh và ổn định, sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang được đẩy mạnh và thu được

nhiều thành tựu to lớn và rất đáng tự hào.

Những thành tựu đó là kết quả tổng hợp của nhiều nguồn lực khác nhau

trong đó nguồn lực con người đóng vai trò hết sức quan trọng. Phát triển nguồn

nhân lực vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Giáo dục đóng vai trò

quyết định trong việc đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc đào tạo nguồn nhân lực, trong Nghị

quyết của Hội nghị lần thứ Hai của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã

nêu rõ: định hướng phát triển giáo dục của nước ta đó là “nhằm xây dựng những

con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã

hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ

gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức

cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức và khoa học

công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có tính tổ chức và kỷ luật, có sức khỏe, là

những người kế thừa và xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” như

lời căn dặn của Bác Hồ”.

(Đảng Cộng sản Việt Nam (24/12/1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ II Ban

chấp hành Trung Ương Đảng khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.)

Với những định hướng nêu trên, việc đào tạo nguồn nhân lực được đặt lên

hàng đầu. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trước hết phải đào tạo từ nhiều

khâu, nhiều yếu tố trong đó, việc giáo dục đạo đức cho các thế hệ sau là một yêu

cầu đăc biệt quan trọng và cấp thiết. Bởi vì Hồ Chí Minh trong một lần nói chuyện

với học sinh, sinh viên, đã khẳng định người: “Có tài mà không có đức là người vô

dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Người coi trọng cả đức và tài

nhưng đức là “gốc”, tài phải lấy đức làm nền tảng, nếu không có đức thì dù tài giỏi

mấy cũng không thể trở thành người có ích cho xã hội. Hồ Chí Minh đã dành cả

cuộc đời mình để nêu một tấm gương sáng nhất cho nhân dân học tập và noi theo.

Trong những cống hiến của Người đối với sự phát triển của nhân loại và của

dân tộc ta, cống hiến về đạo đức là một trong những cống hiến nổi bật. Hồ Chí

Minh không chỉ nói nhiều về đạo đức, bổ sung thêm những chuẩn mực đạo đức

cho phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước, mà Người còn gương mẫu thực hiện

trước nhất, nhiều nhất những chuẩn mực đạo đức do Người nêu lên và đây chính là

điểm đặc sắc nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đặc biệt coi trọng việc kế thừa, phát triển và

làm theo. Những chuẩn mực đạo đức do Hồ Chí Minh chỉ dạy và đặc biệt là tấm

gương đạo đức của Người, hiện nay được coi như một phương pháp, phương pháp

nêu gương, trong giáo dục đạo đức ở các trường phổ thông, trong xây dựng và đào

tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp ở nước ta.

Trong hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí

Minh về đạo đức thì tư tưởng về tình yêu thương con người chiếm giữ một vị trí vô

cùng quan trọng. Tình yêu thương con người của Bác không chung chung, trừu

tượng mà rất thiết thực, cụ thể, Người khẳng định: “tôi chỉ có một ham muốn, ham

muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, nhân dân ta được

hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”

[22, 4, 161 – 162]. Trong toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ là lo

cho dân, cho nước, đó là tư tưởng xuyên suốt, là đạo đức cách mạng của Bác Hồ.

Vì vậy nghiên cứu và học tập những tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh, trong đó

có tư tưởng về tình yêu thương con người là một việc làm rất cần thiết trong bất cứ

hoàn cảnh nào.

Trong điều kiện ngày nay, khi chúng ta thực hiện kinh tế “mở” thì mặt trái

của cơ chế kinh tế thị trường và của internet đã có nhiều tác động tiêu cực đối với

việc xây dựng đời sống đạo đức, tư tưởng của xã hội, con người sống vội vã hơn,

lo làm giàu nhiều hơn,…nhưng dường như sự quan tâm giữa con người với con

người lại ít hơn, đời sống đạo đức xã hội có xu hướng suy giảm. Đây là điều mà cả

xã hội chúng ta đều rất lo lắng.

Một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay, đó là đạo đức học đường

của một bộ phận học sinh, trong đó có học sinh THPT ở trên địa bàn Thành phố Đà

Nẵng đang bị xuống cấp, công tác giáo dục đạo đức cho học sinh chưa được chú

trọng dẫn đến tình trạng bạo lực học đường xảy ra ngày càng phổ biến, quan hệ

thầy trò, bạn bè bị đảo lộn…Điều này không những gây hoang mang cho dư luận

xã hội mà còn gióng lên hồi chuông cảnh báo về lối sống đạo đức của giới trẻ ngày

nay. Đấy cũng là một trong những hạn chế lớn nhất của việc tuyên truyền học tập

và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Với những lý do khách quan và chủ quan nêu trên, tôi quyết định chọn:

“Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về tình yêu thương con người vào việc giáo dục

đạo đức cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay” làm đề tài

khóa luận của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

Yêu thương con người là tư tưởng xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống các

quan điểm về đạo đức của Hồ Chí Minh. Đây cũng là tư tưởng xuyên suốt trong

quá trình hoạt động cách mạng của Người, là yếu tố cần thiết để hoàn thiện đạo

đức, nhân cách của con người, đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, việc nghiên cứu tư tưởng

Hồ Chí Minh về đạo đức, đặc biệt là tư tưởng về tình yêu thương con người đã có

nhiều tác phẩm, nhiều bài viết được công bố.

Đề cập đến tình yêu thương con người của Bác có tác phẩm “Trái tim quả

đất” của Sơn Tùng. Tác giả đã khắc họa được một cách chân thực hình tượng bậc

danh nhân văn hóa kiệt xuất với một tâm hồn tỏa khắp quả đất của thế kỷ XX.

Trong cuốn “Trí tuệ và bản lĩnh văn hóa Hồ Chí Minh” của Nxb Công an

nhân dân đã khắc họa được mục tiêu của Chủ tịch Hồ Chí Minh là vì hạnh phúc, tự

do của nhân dân. Tác giả cũng đã phân tích xen kẽ những hoạt động và cống hiến

khác nhau của Người về tổ chức phong trào thi đua yêu nước, chăm lo đời sống

dân sinh và quyền con người…

Các công trình nghiên cứu thể hiện tính đa dạng đã phản ánh một cách khái

quát tư tưởng đạo đức nhân văn của Hồ Chí Minh. Song cũng đặt ra một yêu cầu là

phải nhìn nhận một cách có hệ thống hơn, phải đi sâu tìm hiểu, phân tích cụ thể

hơn để thấy rõ được tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, trong đó có tư tưởng về tình

yêu thương con người.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.

Mục đích: Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu và trình bày một

cách tương đối có hệ thống về tình cảm yêu thương con người và vận dụng tư

tưởng của Người vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT trên địa bàn Thành

phố Đà Nẵng hiện nay.

Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên đề tài có những nhiệm vụ sau:

- Chỉ rõ nguồn gốc và nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về yêu thương con

người.

- Khái quát được thực trạng về công tác giáo dục tình yêu thương con người

cho học sinh THPT trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.

- Đề xuất được một số biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức nói

chung, chất lượng giáo dục tình yêu thương con người nói riêng cho học sinh

THPT trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng hiện nay.

4. Cơ sở lý luận.

Đề tài dựa trên cơ sở những quan điểm lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác￾Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt

Nam.

5. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu:

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về tình yêu thương con người.

- Nghiên cứu thực tế công tác giáo dục tình yêu thương con người cho học

sinh của một số trường THPT trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.

Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài được thực hiện bởi phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch

sử, phương pháp kết hợp cái logic với cái lịch sử, phương pháp phân tích, tổng

hợp, phương pháp điều tra xã hội học và các phương pháp có liên quan.

6. Đóng góp của đề tài.

- Đề tài góp phần làm rõ hơn tư tưởng về tình yêu thương con người của Hồ

Chí Minh.

- Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên và

những người quan tâm đến vấn đề này.

7. Kết cấu của đề tài.

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 2

chương:

Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về tình yêu thương con người.

Chương 2: Vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh về tình yêu thương con

người vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT trên địa bàn Thành phố

Đà Nẵng hiện nay.

Chương 1

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TÌNH YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI

1.1 Những nhân tố cơ bản góp phần hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về tình

yêu thương con người.

1.1.1 Truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa của dân tộc, quê hương và gia đình

của Hồ Chí Minh.

1.1.1.1 Truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa của nhân dân Việt Nam.

Dân tộc nào trong quá trình sống cũng hình thành nên những truyền thống

riêng của mình. Truyền thống dân tộc là một trong những thành tố cơ bản góp phần

hình thành nên nền văn hóa mang bản sắc riêng, độc đáo của mỗi dân tộc.

Ở nước ta, do hoàn cảnh đặc biệt phải chống giặc ngoại xâm và thiên tai

khắc nghiệt trong suốt chiều dài lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc. Chính

trong quá trình đó, các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam sớm hình thành tư tưởng

nhân nghĩa và phát triển thành truyền thống nhân văn mang sắc thái riêng của một

nền văn hóa độc đáo và lâu đời, đa dạng mà thống nhất như văn hóa Việt Nam.

Truyền thống văn hóa “thương người như thể thương thân” là biểu thị của

một tình thương bao la không phân biệt giàu nghèo, giai cấp, dân tộc hay tôn giáo.

Tình thương ấy phản ánh mối quan hệ tự nhiên và bình đẳng giữa người với người,

tức là tình thương đồng loại bao la và sâu sắc. Nó khác với quan niệm về chữ

“Nhân” của Khổng Tử chỉ nói “cái gì mình không muốn thì đừng làm với người”.

Với truyền thống nhân nghĩa Việt Nam, thì không phải là vấn đề muốn hay không

muốn mà là coi mình như mọi người, mình nhập thân vào mọi người, cảm thông

sâu sắc trên tinh thần “một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”.

Truyền thống văn hóa “thương người như thể thương thân” ngày càng được

củng cố và phát triển, tạo thành một đặc điểm nổi bật trong tư tưởng văn hóa của

dân tộc ta và được truyền từ đời này qua đời khác trong suốt chiều dài lịch sử của

dân tộc.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!