Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vận dụng kinh nghiệm quốc tế về lý thuyết quản trị chi tiêu chính phủ vào kế toán ngân sách tại Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 45 – 52 Part B: Political Sciences, Economics and Law
45
VẬN DỤNG KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ CHI TIÊU
CHÍNH PHỦ VÀO KẾ TOÁN NGÂN SÁCH TẠI VIỆT NAM
Phạm Quang Huy1
1
ThS. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin chung:
Ngày nhận bài: 18/02/14
Ngày nhận kết quả bình duyệt:
16/06/14
Ngày chấp nhận đăng: 06/15
Title:
Adapting international
experiences about theory of
public expenditure
management for State budget
accounting in Vietnam
Từ khóa:
Chi tiêu công, chính phủ, lạm
phát, mô hình PEM, ngân sách
nhà nước, khu vực công
Keywords:
Public expenditures,
government, inflation, PEM
model, state budget, public
sector
ABSTRACT
Through the regulations stipulated in the financial regime at public sector,
budgetary accounting is a tool used to record and summarize revenues and
expenditures of the national budget. For ensuring the accounting system that
reflects truly, fairly and clearly, the government should have a suitable method of
public finance management and consistent with modern international common
practice. By using the integrated approach, this paper aims to study in model and
experiences from other countries in the control of public spending as lessons for
Vietnam. The research results indicated two groups about administrative
solutions and application of PEM model in Vietnam in the coming time.
TÓM TẮT
Thông qua quy định trong cơ chế tài chính khu vực công, kế toán ngân sách là
một công cụ được sử dụng để ghi chép và tổng hợp các khoản thu, chi từ ngân
sách của một quốc gia. Để đảm bảo công tác kế toán phản ánh trung thực, hợp lý
và minh bạch ngân sách thì các nước cần có một phương thức quản trị tài chính
công phù hợp và hiện đại theo thông lệ chung của quốc tế. Bằng việc sử dụng
phương pháp tổng hợp, mục tiêu chính của bài viết là nghiên cứu một mô hình và
kinh nghiệm các nước trong việc kiểm soát chi tiêu công để làm bài học cho Việt
Nam. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra hai nhóm giải pháp về hành chính và cách áp
dụng mô hình PEM vào Việt Nam trong thời gian tới.
1. GIỚI THIỆU
Theo học thuyết kinh tế thì một nhà nước dù tồn
tại trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào thì đều phải
thực hiện tốt và hoàn thành vai trò của nó trong
quá trình điều hành kinh tế của đất nước và hiển
nhiên Nhà nước ta cũng như vậy (Gilibrand và
Hilton, 1998). Để có thể thi hành được nội dung
trên và hoàn thành tốt các nhiệm vụ do toàn dân
đã giao phó thì nhà nước cần có những công cụ
riêng của mình, trong đó ngân sách nhà nước
được xem là một trong nhiều phương thức của
nhà nước.
Trong những năm qua thì vai trò của ngân sách
nhà nước đã được thể hiện rõ trong việc giúp nhà
nước hình thành các quan hệ thị trường góp phần
kiểm soát lạm phát, tỷ lệ lãi suất thích hợp để từ
đó làm thống nhất và lành mạnh hóa nền tài chính
quốc gia, đảm bảo sự ổn định phát triển bền vững
của nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu đổi mới của
quốc gia do chính phủ và nhân dân giao cho. Tuy
nhiên bên cạnh những mặt tích cực đó thì việc sử
dụng ngân sách Nhà nước mà đặc biệt là quá trình
chi tiêu trong khu vực công vẫn còn một số hạn
chế nhất định như chưa quản lý chặt chẽ, còn chi
đầu tư dàn trải và đôi lúc chưa thể kiểm soát được
và từ đó dẫn đến việc bội chi ngân sách nhà nước
cũng như kéo theo một số ảnh hưởng đến các hoạt
động kinh tế, xã hội.
Như vậy việc xử lý bội chi ngân sách như thế nào
để ổn định nền vĩ mô, thực hiện hiệu quả các mục
tiêu chiến lược kinh tế xã hội, tăng trưởng kinh tế