Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vận dụng hình thức bài tập nhóm nhằm nâng cao kết quả học tập học phần tài chính doanh nghiệp 2 của sinh viên bậc cao đẳng ngành kế toán khóa 14
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC
KHOA TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ
TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NĂM HỌC 2016 - 2017
TÊN ĐỀ TÀI
VẬN DỤNG HÌNH THỨC BÀI TẬP NHÓM NHẰM NÂNG
CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP HỌC PHẦN TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP 2 CỦA SINH VIÊN BẬC CAO ĐẲNG
NGÀNH KẾ TOÁN KHÓA 14
ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ: KHOA TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
Trƣởng khoa Chủ nhiệm đề tài
Võ Ngọc Bảo Võ Ngọc Bảo
CHỦ NHIỆM: VÕ NGỌC BẢO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 02 NĂM 2017
1
MỤC LỤC
Contents
1. TÓM TẮT............................................................................................. 6
2. GIỚI THIỆU ........................................................................................ 7
2.1. Lý do thực hiện việc nghiên cứu .......................................................... 7
2.2 Nguyên nhân và lựa chọn nguyên nhân.................................................... 10
2.3 Các nghiên cứu trƣớc ................................................................................ 10
2.3.1 Nghiên cứu 1:..................................................................................... 11
2.3.2 Nghiên cứu 2:..................................................................................... 11
2.3.3 Nghiên cứu 3:.................................................................................... 12
2.4 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 12
2.4.1 Mục tiêu chung................................................................................... 12
2.4.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể................................................................ 12
2.5 Vấn đề nghiên cứu .................................................................................... 13
2.6 Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................... 13
2.7 Giải pháp thay thế ..................................................................................... 13
3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 14
3.1 Khách thể nghiên cứu ............................................................................... 14
3.2 Thiết kế nghiên cứu................................................................................... 15
3.3 Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 16
3.3.1 Trước tác động:.................................................................................. 16
3.3.2 Sau tác động: ..................................................................................... 17
3.4 Nội dung, cách thức triển khai.................................................................. 17
3.4.1 Cách thức tiến hành ........................................................................... 17
3.4.2 Nội dung tiến hành............................................................................ 18
3.5 Đo lƣờng ................................................................................................... 20
2
4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ................................................. 20
4.1 Kết quả kiểm tra trƣớc tác động................................................................ 20
4.2 Kết quả kiểm tra sau tác động................................................................... 21
4.3 Kết quả các kiểm tra, so sánh khác........................................................... 23
4.4 Bàn luận kết quả........................................................................................ 26
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................................... 28
5.1 Kết luận ..................................................................................................... 28
5.2 Khuyến nghị .............................................................................................. 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Việt
DN Doanh nghiệp
ĐC Đối chứng
ES Mức độ ảnh hƣởng
GV Giảng viên
p Là xác suất xảy ra ngẫu nhiên
SD STDEV - Độ lệch chuẩn
SV Sinh viên
TCDN Tài chính doanh nghiệp
TĐ Tác động
TN Thực nghiệm
4
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1: Kết quả học tập học phần TCDN 2 ……………………………………..6
Bảng 2: Điểm trung bình kết quả học tập học phần Tài chính doanh nghiệp 1 của
lớp thực nghiệm (16111CSC11015203) và lớp đối chứng (16111CSC11015204)
…………………………………………………………………………………..11
Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………12
Bảng 4: Thống kê mô tả và so sánh điểm trung bình kiểm tra trƣớc tác động của
lớp thực nghiệp và lớp đối chứng ……………………………………………..16
Bảng 5: Thống kê mô tả và so sánh điểm trung bình kiểm tra sau tác động của
lớp thực nghiệp và lớp đối chứng……………………………………………...18
Bảng 6: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra trƣớc tác động và sau tác động của
lớp đối chứng .…………………………………………………………………..19
Bảng 7: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra trƣớc tác động và sau tác động của
nhóm thực nghiệm ……………………………………………………………...19
Bảng 8: Thống kê mô tả và so sánh điểm trung bình kiểm tra sau tác động của
lớp thực nghiệp và lớp đối chứng ……………………………………………..20
5
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: So sánh điểm trung bình trƣớc tác động và sau tác động của lớp thực
nghiệm và lớp đối chứng ……………………………………………………….20
6
1. TÓM TẮT
Về mặt bản chất, đổi mới phƣơng pháp dạy và học là đổi mới cách tiến
hành các phƣơng pháp, đổi mới các phƣơng tiện và hình thức triển khai phƣơng
pháp trên cơ sở khai thác triệt để ƣu điểm của các phƣơng pháp cũ và vận dụng
linh hoạt một số phƣơng pháp mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động
và sáng tạo của ngƣời dạy và ngƣời học. Nhƣ vậy, mục đích cuối cùng của đổi
mới phƣơng pháp dạy và học là làm thế nào để học sinh và giảng viên phải thực
sự tích cực, chủ động, tự giác, luôn trăn trở tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo trong
quá trình lĩnh hội và chuyển giao tri thức; lĩnh hội và chuyển giao cả cách thức để
có đƣợc tri thức ấy nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình.
Học phần Tài chính doanh nghiệp 2 là học phần thuộc chƣơng trình đào
đạo ngành kế toán bậc cao đẳng Trƣờng Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức, học phần
này bố trí giảng dạy ở HK I năm thứ 3. Học phần Tài chính doanh nghiệp 2 đƣợc
tách ra từ học phần tài chính doanh nghiệp và kết quả học tập học phần Tài chính
doanh nghiệp qua các năm là không đạt nhƣ mong muốn của tác giả. Có rất nhiều
nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập học phần tài chính doanh nghiệp chƣa nhƣ
mong muốn và tác giả đã chọn nguyên nhân là sinh viên chƣa biết hỗ trợ nhau
trong quá trình học tập đặc biệt là kỹ năng hoạt động nhóm là nguyên nhân chính
dẫn đến kết quả trên. Với nguyên nhân đã lựa chọn thì tác giả lựa chọn phƣơng
pháp tổ chức hoạt động nhóm cho sinh viên là phƣơng pháp cần thiết để nâng cao
kết quả học tập học phần tài chính doanh nghiệp nói chung và học phần tài chính
doanh nghiệp 2 nói riêng.
Nghiên cứu đƣợc tác giả tiến hành thực hiện trên hai lớp tƣơng đƣơng là
lớp thực nghiệm (16111CSC11015203) và lớp đối chứng (16111CSC11015204).
Giảng viên tiến hành giảng dạy bài 1 + bài 2 theo phƣơng pháp truyền thống và
sau đó tiến hành kiểm tra lần 1 (kiểm tra trƣớc tác động). Sau đó tác giả thực hiện
giảng dạy bài 3, bài 4, bài 5 và bài 6 ở lớp đối chứng vẫn theo phƣơng pháp
truyền thống còn lớp thực nghiệm thì tác giả giảng dạy theo phƣơng pháp truyền
thống kết hợp tổ chức hoạt động nhóm. Sau khi giảng dạy xong phƣơng pháp
mới thì tác giả tiến hành kiểm tra lần 2 (kiểm tra sau tác động).
7
Kết quả nghiên cứu cho thấy có tác động tích cực đến kết quả học tập của
sinh viên. Kết quả bài kiểm tra trƣớc tác động của lớp thực nghiệm 6,81 và của
lớp đối chứng là 6,95 với giá trị kiểm tra T-test p = 0,24037 > 0,05 có nghĩa là sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê, tức là điểm kết quả trung bình bài kiểm tra
trƣớc tác động là tƣơng đồng nhau. Khi tác giả tiến hành theo phƣơng pháp tổ
chức hoạt động nhóm sau đó cho làm bài kiểm tra sau tác động thì kết quả kiểm
tra của lớp thực ngiệm là 7,56 còn của lớp đối chứng là 6,18, tức là cao hơn 1,39
tƣơng đƣơng 22,44%. Kết quả kiểm tra T - test p = 0,00000 < 0,05 có nghĩa là sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê, tức là điểm kết quả trung bình bài kiểm tra sau tác
động là có sự khác biệt nhau. Điều này cho thấy giả thuyết mà tác giả đƣa ra
“Việc tổ chức hoạt động nhóm trong học phần Tài chính doanh nghiệp 2 có nâng
cao kết quả học tập của sinh viên ngành kế toán bậc cao đẳng khóa 14 Trƣờng
Cao Đẳng Công Nghệ Thủ Đức.” đã đƣợc kiểm chứng.
2. GIỚI THIỆU
2.1. Lý do thực hiện việc nghiên cứu
Sự phát triển sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc đòi hỏi đất
nƣớc phải có những con ngƣời năng động, sáng tạo, tự lực, tự cƣờng.
Thế giới đã chuyển sang thời kì kinh tế tri thức, cho nên đầu tƣ vào chất
xám sẽ là cách đầu tƣ hiệu quả nhất cho sự hƣng thịnh của mỗi quốc gia. Cũng vì
lí do này mà nhu cầu học tập của ngƣời dân ngày càng nhiều, trình độ dân trí
ngày một tăng, xã hội học tập đang hình thành và phát triển... Do đó việc thay đổi
hiệu quả của quá trình học và dạy học, hiệu quả của việc sử dụng các phƣơng
pháp dạy và học là thật sự cần thiết.
Về mặt bản chất, đổi mới phƣơng pháp dạy và học là đổi mới cách tiến
hành các phƣơng pháp, đổi mới các phƣơng tiện và hình thức triển khai phƣơng
pháp trên cơ sở khai thác triệt để ƣu điểm của các phƣơng pháp cũ và vận dụng
linh hoạt một số phƣơng pháp mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động
và sáng tạo của ngƣời dạy và ngƣời học. Nhƣ vậy, mục đích cuối cùng của đổi
mới phƣơng pháp dạy và học là làm thế nào để học sinh và giảng viên phải thực
sự tích cực, chủ động, tự giác, luôn trăn trở tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo trong