Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vận dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy môn giáo dục công dân lớp 10.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
VẬN DỤNG CA DAO, TỤC NGỮ TRONG GIẢNG DẠY
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10
Giáo viên hƣớng dẫn : TS. ĐINH THỊ PHƢỢNG
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN HOÀNG KIM LIÊN
Chuyên ngành : GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
Lớp : 13SGC
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi trên cơ sở tham
khảo tài liệu có chọn lọc và đầu tƣ cẩn thận, dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Đinh Thị
Phƣợng và chƣa từng công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về nội dung khoa học của công trình này.
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2017
Tác giả
Nguyễn Hoàng Kim Liên
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô
giáo, các anh, chị, em và bạn bè trong khoa Giáo dục chính trị - trường Đại học Sư
phạm, Đại Học Đà Nẵng đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tìm kiếm
thông tin và nghiên cứu đề tài. Bên cạnh đó tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và
sâu sắc tới Tiến sĩ Đinh Thị Phượng, người đã tận tình hướng dẫn, động viên, khích lệ,
dành nhiều thời gian trao đổi về nội dung, hình thức của đề tài, định hướng toàn bộ
quá trình nghiên cứu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi cũng xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô giáo và các em học sinh ở trường Trung học phổ
thông Nguyễn Hiền, Đà Nẵng đã hợp tác, tạo điều kiện để tôi thực hiện được quá trình
thực nghiệm sư phạm và có thể hoàn thành được đề tài này đúng thời hạn. Cuối cùng,
tôi xin gửi tấm lòng ân tình tới gia đình, người thân, bạn bè của tôi là nguồn động viên
lớn giúp tôi hoàn thành.
Đề tài chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Tôi rất mong
nhận được ý kiến đóng góp từ quý thầy cô, các anh chị, em và những người có kinh
nghiệm để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .........................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................2
2.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................2
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu đề tài...................................................................2
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu...........................................................3
4.1. Cơ sở lý luận.............................................................................................................3
4.2. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................3
5. Đóng góp của đề tài.................................................................................................3
6. Bố cục của đề tài......................................................................................................3
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ...............................................................................3
B. NỘI DUNG ................................................................................................................6
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CA DAO, TỤC NGỮ VÀ MÔN GIÁO
DỤC CÔNG DÂN LỚP 10............................................................................................6
1.1. Nguồn gốc, đặc điểm và nội dung cơ bản của ca dao, tục ngữ...........................6
1.1.1. Nguồn gốc ra đời của ca dao, tục ngữ ..................................................................6
1.1.2. Khái niệm ca dao, tục ngữ.....................................................................................8
1.1.3. Đặc điểm của ca dao, tục ngữ.............................................................................12
1.1.4. Nội dung cơ bản của ca dao, tục ngữ..................................................................17
1.2. Môn Giáo dục công dân lớp 10............................................................................26
1.2.1. Vị trí, nhiệm vụ, chức năng môn Giáo dục công dân lớp 10...............................26
1.2.2. Đặc điểm tri thức và phân phối chương trình môn Giáo dục công dân lớp 10 ..28
1.3. Vận dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 10 ...33
1.3.1. Từ góc độ đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học..........................................33
1.3.2 Từ góc độ dạy học tích hợp ..................................................................................34
1.3.3. Từ góc độ khơi dậy hứng thú học tập môn Giáo dục công dân ..........................35
1.3.4. Từ góc độ đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá .................................................38
CHƢƠNG 2: VẬN DỤNG CA DAO, TỤC NGỮ TRONG GIẢNG DẠY MÔN
GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 QUA THIẾT KẾ BÀI GIẢNG.........................40
2.1. Ca dao, tục ngữ trong giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 10....................40
2.1.1. Ca dao, tục ngữ trong phần Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương
pháp luận khoa học .......................................................................................................40
2.1.2. Ca dao, tục ngữ trong phần Công dân với đạo đức ............................................46
2.2. Vận dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy môn Giáo dục công dân 10 thông
qua thiết kế bài giảng ..................................................................................................55
2.2.1. Vận dụng ca dao, tục ngữ trong giới thiệu bài học (Đặt vấn đề) .......................55
2.2.2. Vận dụng ca dao, tục ngữ trong củng cố bài học................................................57
2.3. Vận dụng ca dao, tục ngữ trong thiết kế kế hoạch giảng dạy ..........................62
2.4. Thực nghiệm giảng dạy tại trƣờng trung học phổ thông Nguyễn Hiền..........73
2.4.1. Mục đích thực nghiệm .........................................................................................73
2.4.2. Đối tượng thực nghiệm........................................................................................73
2.4.3. Cách thức tổ chức thực nghiệm...........................................................................74
2.4.4. Nhận xét và đánh giá kết quả ..............................................................................75
C. KẾT LUẬN..............................................................................................................78
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................80
1
A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ca dao, tục ngữ là viên ngọc trong kho tàng văn học dân gian, đi sâu vào tiềm
thức mỗi chúng ta nhƣ những gì tự nhiên, nhẹ nhàng và sâu lắng nhất. Cũng nhƣ các
thể loại văn học dân gian khác, ca dao, tục ngữ là tấm gƣơng trung thực về cuộc sống
cần cù, giản dị, chất phát, đậm đà tình ngƣời của dân tộc Việt Nam. Nó còn là tấm
gƣơng phản ánh tinh thần kiên cƣờng, bất khuất trong đấu tranh, lạc quan, yêu đời
trong lao động, kiêu hãnh trong chiến đấu. Ca dao, tục ngữ Việt Nam còn thể hiện
mãnh liệt tình yêu thiên nhiên bao la, khát khao sống hòa nhập cùng thiên nhiên của
ngƣời dân bao đời. Di sản ca dao, tục ngữ là biểu tƣợng tập trung cao nhất về trình độ
văn hóa, văn minh của một dân tộc trong một thời kì lịch sử nhất định. Nó còn là thói
quen, tập quán, truyền thống của một tộc ngƣời, một dân tộc, đƣợc xem là bộ luật
không thành văn về lối sống, suy nghĩ và cách làm. Bộ luật ấy hƣớng dẫn con ngƣời
cách suy nghĩ về các trƣờng hợp tốt - xấu mà ta hay gặp phải trong các mối quan hệ.
Thế nhƣng, dƣới ảnh hƣởng của xu thế toàn cầu hóa, hội nhập và ảnh hƣởng mạnh mẽ
của thành tựu cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại, cuộc sống của con ngƣời
một mặt đƣợc nâng cao về chất lƣợng nhƣng mặt khác những giá trị đạo đức truyền
thống tốt đẹp của ca dao, tục ngữ phần nào bị bào mòn.
Trong xu hƣớng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, cả xã hội nói
chung, ngành giáo dục nói riêng đã có những nhìn nhận mới về vị trí, vai trò của môn
Giáo dục công dân ở trung học phổ thông. Đây chính là bƣớc đệm quan trọng đào tạo
con ngƣời có tri thức, năng động, sáng tạo trong thực tiễn. Môn Giáo dục công dân là
một môn học có ý nghĩa rất lớn trong toàn bộ chƣơng trình giảng dạy ở trung học phổ
thông. Nó không chỉ trang bị cho ngƣời học những tri thức đạo đức mà còn rèn luyện
cho học sinh thói quen, kỹ năng và thực hiện hành vi giao tiếp, ứng xử phù hợp với các
chuẩn mực đạo đức chung của xã hội.
Môn Giáo dục công dân lớp 10 là một phần quan trọng trong chƣơng trình
giảng dạy Giáo dục công dân bậc trung học học phổ thông. Nội dung trong chƣơng
trình Giáo dục công dân lớp 10 đƣợc sắp xếp gồm hai phần rõ ràng. Phần thứ nhất
“Công dân với việc hình thành thế giới quan, phƣơng pháp luận khoa học” có nội dung
tri thức mang tính khái quát, trừu tƣợng, tổng hợp và có tính thời sự cao. Phần này
2
gồm các đơn vị kiến thức trình bày về thế giới quan duy vật và phƣơng pháp luận biện
chứng, sự vận động, nguồn gốc, cách thức và khuynh hƣớng vận động, phát triển của
sự vật, hiện tƣợng; thực tiễn, vai trò của thực tiễn đối với xã hội; trình bày đƣợc chủ
thể của lịch sử, mục tiêu phát triển của xã hội chính là con ngƣời. Phần thứ hai “Công
dân với đạo đức” gồm các đơn vị kiến thức gần gũi với đời sống của học sinh nhƣ:
công dân với các giá trị đạo đức, công dân với tình yêu, hôn nhân, gia đình, cộng
đồng, tổ quốc; công dân với các vấn đề cấp thiết của nhân loại, tự hoàn thiện bản
thân... Chính vì thế, phát huy hiệu quả của ca dao, tục ngữ và vận dụng nó một cách
sáng tạo, linh hoạt vào giảng dạy sẽ góp phần phát triển nhân cách tốt đẹp cho học
sinh, giữ gìn, truyền thụ những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó, lồng ghép
ca dao, tục ngữ vào giáo dục sẽ nâng cao niềm tin, tăng cƣờng lý tƣởng sống, định
hƣớng đúng đạo đức và nhân cách cho thế hệ thanh niên, học sinh Việt Nam, những
ngƣời tƣơng lai làm chủ đất nƣớc.
Vì những lý do trên tác giả đã chọn đề tài “Vận dụng ca dao, tục ngữ trong
giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 10” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu nguồn gốc, đặc điểm, nội dung của ca dao, tục ngữ; đặc
điểm tri thức và phân phối chƣơng trình môn Giáo dục công dân lớp 10, đề tài phân
tích những đơn vị kiến thức trong chƣơng trình môn Giáo dục công dân lớp 10 vận
dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy. Bên cạnh đó, đề tài thiết kế cách đặt vấn đề,
củng cố bài học và kế hoạch giảng dạy có vận dụng ca dao, tục ngữ.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực hiện các nhiệm vụ: Một là, khái quát chung về ca dao,
tục ngữ và môn Giáo dục công dân lớp 10; Hai là, vận dụng ca dao, tục ngữ trong
giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 10 qua thiết kế bài giảng; Ba là, thực nghiệm sƣ
phạm tại trƣờng trung học phổ thông để kiểm chứng mức độ vận dụng ca dao, tục ngữ
trong giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 10.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu đề tài
- Đối tƣợng nghiên cứu: Ca dao, tục ngữ Việt Nam trong việc giảng dạy môn
Giáo dục công dân lớp 10.
3
- Phạm vi nghiên cứu: những câu ca dao, tục ngữ đƣợc tuyển chọn, có nội dung
phù hợp trong chƣơng trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 10.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận là quan điểm của Chủ nghĩa Mác –
Lênin về văn học, nghệ thuật và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối Đảng cộng sản Việt
Nam về tƣ tƣởng giáo dục.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thiện đề tài, trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng kết hợp nhiều
phƣơng pháp. Trong đó, với phƣơng pháp phân tích và phƣơng pháp tổng hợp cho
phép tác giả lựa chọn và tìm kiếm những câu ca dao, tục ngữ phù hợp với nội dung
giảng dạy của môn Giáo dục công dân lớp 10. Đây là phƣơng pháp chính mà tác giả
dùng để nghiên cứu nội dung ca dao, tục ngữ. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng kết hợp
các phƣơng pháp lô gíc - lịch sử, phƣơng pháp khái quát hóa - trừu tƣợng hóa để tìm
hiểu về nguồn gốc, đặc điểm, nội dung nghệ thuật của ca dao, tục ngữ. Ngoài ra, đề tài
còn sử dụng phƣơng pháp phụ khác là quan sát, xử lý thông tin.
5. Đóng góp của đề tài
Một là, đề tài khái quát vai trò, đặc điểm của ca dao, tục ngữ Việt Nam. Hai là,
phân tích, thiết kế cách lồng ghép, vận dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy môn Giáo
dục công dân lớp 10.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì phần nội dung của đề tài
bao gồm hai chƣơng:
+ Chƣơng 1: Khái quát chung về ca dao, tục ngữ và môn Giáo dục công dân lớp
10.
+ Chƣơng 2: Vận dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy môn Giáo dục công dân
lớp 10 qua thiết kế bài giảng.
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Ca dao, tục ngữ Việt Nam là một gia tài phong phú và quý báu gồm những kinh
nghiệm đời sống xã hội, kinh nghiệm lịch sử xã hội đã tích lũy lại đƣợc từ hàng ngàn
năm lao động và đấu tranh của nhân dân ta. Chính vì vậy ca dao, tục ngữ đã thu hút
đƣợc khá nhiều sự quan tâm nghiên cứu từ nhiều độc giả và bƣớc đầu đã đạt đƣợc