Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vấn đề xử lý chất thải chăn nuôi và sử dụng năng lượng sinh học ở huyện thạch hà – tỉnh hà tĩnh.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
----------
NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG
Vấn đề xử lý chất thải chăn nuôi và sử dụng năng
lượng sinh học ở huyện Thạch Hà – Tỉnh Hà Tĩnh
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SƯ PHẠM ĐỊA LÝ
2
PHẤN A: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất sớm nhất của xã hội loài người. Từ
khi ra đời đến nay nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân cũng như trong đời sống của con người. Trong cơ cấu ngành nông
nghiệp thì ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng khá lớn và ngày càng tăng góp phần
thúc đẩy nền kinh tế của đất nước.
Trong những năm qua ngành chăn nuôi của nước ta đã có nhiều bước phát
triển mới với cơ chế thị trường mở cửa ngành chăn nuôi đang dần dần giữ đúng
vai trò của mình trong việc cung cấp nguồn thực phẩm dinh dưỡng cho xã hội,
tạo ra cơ sở nguyên liệu ổn định cho chế biến, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu.
Thạch Hà là một huyện duyên hải nằm ở trung tâm Tỉnh Hà Tĩnh. Là
huyện có nhiều điều kiện thuận lợi và những tiềm năng rất lớn để phát triển một
ngành chăn nuôi với cơ cấu vật nuôi đa dạng. Cùng với quá trình phát triển của
Hà Tĩnh trong những năm gần đây Thạch Hà đã có nhiều chính sách mới và đã
3
tận dụng được những thế mạnh của mình đưa nền kinh tế ngày càng phát triển.
Trong đó giá trị sản xuất chăn nuôi tăng lên đáng kể góp phần nâng cao đời sống
và thay đổi bộ mặt nông thôn của huyện. Song bên cạnh đó hàng năm lượng chất
thải chăn nuôi thải ra môi trường rất lớn gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi
trường. Để hạn chế tình trạng đó huyện Thạch Hà đã có biện pháp đặc biệt là xây
dựng các mô hình sản xuất kết hợp giữa bảo vệ môi trường và mang lại hiệu quả
kinh tế cao. Những biện pháp ấy đã phần nào khắc phục được tình trạng ô nhiễm
môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra.
Xuất phát từ thực tế trên em đã chọn đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của
mình là: “ Vấn đề xử lý chất thải chăn nuôi và sử dụng năng lượng sinh học
ở huyện Thạch Hà – Tỉnh Hà Tĩnh” .
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu vấn đề xử lý chất thải chăn nuôi và việc sử dụng năng lượng sạch
ở huyện Thạch Hà-Tỉnh Hà Tĩnh.
- Tìm hiểu những hiệu quả của năng lượng sinh học và hướng phát triển
trong tương lai của huyện.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận thực tiễn của đề tài
- Thu thập số liệu, tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, tiến hành phân
tích đánh giá, tổng hợp đưa ra kết luận về tìm hiểu tình hình xử lý chất thải chăn
nuôi và sử dụng năng lượng sinh học của huyện Thạch Hà.
- Từ đó tìm hiểu những hiệu quả của năng lượng sinh học và hướng phát triển
trong tương lai của huyện.
3. Lịch sử nghiên cứu
4
Đề cập đến vấn đề xử lý chất thải chăn nuôi và sử dụng năng lượng sinh
học thì đã có rất nhiều tư liệu, sách báo của nhiều tác giả đã đề cập như đề tài “
thực trạng và giải pháp phát triển bền vững bioga trong quan hệ với phát triển
các ngành sản xuất trong nông nghiệp nông thôn” của tác giả Phan Thị Thanh
(phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Chưng Mỹ - Hà Tây) , bài
giảng công nghệ xử lý chất thải của Dương Nguyên Khang 2008 Đại học nông
lâm TP Hồ Chí Minh….
Tuy nhiên vấn đề này chỉ mới được đề cập ở mức vĩ mô. Với đề tài này
trên cơ sở tồng quan tài liệu,tôi đi sâu và cụ thể hơn vào nghiên cứu tình xử lý
chất thải chăn nuôi và xu hướng năng lượng sạch của huyện Thạch Hà. Vì thế có
thể khẳng định rằng hướng nghiên cứu đề tài “ Vấn đề xử lý chất thải chăn nuôi
và sử dụng năng lượng sinh học ở huyện Thạch Hà – Tỉnh Hà Tĩnh” là một đề tài
mới ở địa phương.
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1 Quan điểm nghiên cứu
4.1.1 Quan điểm hệ thống
Theo quan điểm này thì địa lý của một tỉnh, thành phố bao gồm cả về tự
nhiên, kinh tế xã hội là một hệ thống. Trong hệ thống đó lại tồn tại những điạ hệ
cấp thấp hơn, giữa chúng đều có mối quan hệ tương tác với nhau, các thành
phần các yếu tố trong tụ nhiên, kinh tế - xã hội đều có mối quan hệ qua lại tác
động với nhau trong một thể thống nhất hoàn chỉnh.
Theo quan điểm này khi nghiên cứu về tình hình xử lý chất thải chăn nuôi và sử
dụng năng lượng sinh học chúng ta phải đặt chúng trong mối quan hệ chặt chẽ
có hệ thống với tự nhiên –kinh tế - xã hội của huyện Thạch Hà -tỉnh Hà Tĩnh .
4.1.2 Quan điểm tổng hợp
Tự nhiên là một thể tổng hợp các hiện tượng địa lí rất phong phú và đa
dạng. Trong quá trình hình thành và phát triển các hiện tượng địa lí đó có mối
5
quan hệ mật thiết với nhau đồng thời có mối quan hệ chặt chẽ với các hiện tượng
khác. Vì vậy khi nghiên cứu bất cứ một yếu tố tự nhiên nào ta cũng phải nghiên
cứu nhiều yếu tố để thấy được tác động tổng hợp của các nhân tố với nhau.
Khi nghiên cứu đề tài này chúng ta cũng cần đặt đối tượng nghiên cứu trong
một tổng hợp thể lãnh thổ thống nhất. Đi từ cái chung rồi tới phân tích từng yếu
tố riêng của nó. Giữa các thành phần lại có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau tạo
nên bộ khung hoàn chỉnh.
4.1.3 Quan điểm lịch sử
Bất cứ một điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội nào tồn tại trên một lãnh thổ
cụ thể đều có nguồn gốc phát sinh và phát triển riêng và không ngừng biến đổi
qua thời gian cùng với sự tác động của con người.
Mọi biến động đều diễn ra trong những điều kiện nhất định và trong những
thời gian nhất định với xu hướng nhất định từ quá khứ - hiện tai tương lai và lại
có mối quan hệ nhân quả diễn ra trong chu trình khép kín. Quá trình phát triển
sản xuất chăn nuôi đều có ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực đến sản xuất. Vì vậy
khi nghiên cứu bất cứ một vấn đề gì cũng cần phải tìm hiểu lịch sử phát sinh và
phát triển của nó trong mối quan hệ với nhiều yếu tố để đưa ra những giải pháp
thích hợp.
4.1.4 Quan điểm phát triển bền vững
Theo quan điểm này thì quá trình phát triển đòi hỏi không chỉ đem lại hiệu
quả, lợi ích kinh tế- xã hội mà còn đi đôi với việc bảo vệ môi trường và đóng
góp lợi ích cho cộng đồng địa phương. Vì vậy nhiệm vụ bảo vệ môi trường sử
dụng hợp lý các giá trị cuả tự nhiên trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội là
cần thiết.
4.1.5 Quan điểm kinh tế, sinh thái
Đây là quan điểm có ý nghĩa đặc thù trong nghiên cứu địa lí tự nhiên,
được ứng dụng ngày càng nhiều trong nghiên cứu ảnh hưởng của tự nhiên, mối
6
quan hệ giữa tự nhiên và con người, đặc biệt giữa con người với việc khai thác
và bảo vệ tự nhiên. Mọi hoạt động của con người trong việc sử dụng tự nhiên
đều phải tính tác động của nó đến toàn bộ hệ sinh thái.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
4.2.1 Phương pháp thu thập, xử lý và tổng hợp tài liệu
Phương pháp này được sử dụng nhiều trong quá trình nghiên cứu, dựa vào
mục đích yêu cầu của đề tài để thu thập tài liệu ở các cơ quan ban ngành có liên
quan để nghiên cứu và xử lí một cách khoa học, phân tích, so sánh, tổng hợp để
tìm ra được những nội dung, kết luận cần thiết phù hợp cho đề tài của mình.
Để hoàn thành đề tài của mình tôi đã thu thập số liệu ở Sở nông nghiệp
Tỉnh Hà Tĩnh, phòng tài nguyên và môi trường của Huyện Thạch Hà, phòng
khuyến nông khuyến ngư của Huyện Thạch Hà.
4.2.2 Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Đây là phương pháp không thể thiếu khi nghiên cứu một vấn đề địa lý. Các
số liệu thu thập được có thể xây dựng thành bản đồ trình bày các thong tin một
cách khoa học, hệ thống.
Sử dụng các biểu đồ nhằm trực quan hóa số liệu thống kê. Phương pháp
này đã đưa ra công cụ hữu ích cho việc biểu hiện một cách rõ ràng, sinh động kết
quả nghiên cứu.
4.2.3 Phương pháp thực địa
Đây là phương pháp cần thiết trong qua trình thực hiện đề tài. Việc khảo
sát trên thực địa nhằm mục đích nghiên cứu và đánh giá tiềm năng của đối tượng
nghiên cứu đồng thời tránh được sự chủ quan và áp đặt và tạo khả năng vận
dụng nhanh chóng các kết quả nghiên cứu vào hoạt động thực tiễn. Chính vì vậy
việc sử dụng phương pháp thực địa vào trong nghiên cứu khoa học rất quan
trọng.
7
5. Phạm vi nghiên cứu và giới hạn của đề tài
- Phạm vi lãnh thổ : đề tài được thực hiện trong phạm vi Huyện Thạch Hà
– Hà Tĩnh.
- Phạm vi nội dung : tìm hiểu vấn đề xử lý chất thải chăn nuôi và sử dụng
năng lượng sinh học ở huyện Thạch Hà – Tỉnh Hà Tĩnh. Trên cơ sở đó đưa ra
những định hướng phát triển trong tương lai.
- Thời gian: Đề tài nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn 2006-2010
6. Cấu trúc đề tài
Đề tài gồm 3 phần và 3 chương
- Phần A. Mở đầu
- Phần B. Nội dung :
+ Chương 1 : Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
+ Chương 2: Vấn đề xử lý chất thải chăn nuôi và sử dụng năng lượng sinh
học ở huyện Thạch Hà – Tỉnh Hà Tĩnh
+ Chương 3: Hiệu quả của năng lượng sinh học và hướng phát triển trong
tương lai của huyện Thạch Hà- Tỉnh Hà Tĩnh.
- Phần C. Kết luận và kiến nghị
- Tài liệu tham khảo
- Phần phụ lục
8
PHẤN B: NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
1.1 Cơ sở lí luận chung
1.1.1 Xử lý chất thải chăn nuôi
a) Khái niệm chất thải
Theo điều 2, luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 1993:“ Chất thải là
chất được loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hoặc trong các hoạt
động khác. Chất thải có thể ở dạng rắn, khí lỏng hoặc có thể ở các dạng khác.”
Tuy nhiên chất thải của quá trình sản xuất này chưa hẳn là chất thải của quá trình
sản xuất khác , thậm chí có thể là nguyên liệu cho quá trình sản xuất tiếp theo.
b) Khái niệm chất thải chăn nuôi
Chất thải chăn nuôi là những chất mà do các vật nuôi hay do quá trình chăn
nuôi thải ra.
Chất thải chăn nuôi chia ra thành 3 nhóm: