Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vấn đề trẻ em trong một số chương trình phát thanh trên sóng đài tiếng nói việt nam năm 2014.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
VẤN ĐỀ TRẺ EM TRONG MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH
PHÁT THANH TRÊN SÓNG ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
NĂM 2014
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN BÁO CHÍ
Giảng viên hướng dẫn
Ths. Phạm Thị Thu Hà
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Bích Liên
(Khóa 2011-2015)
ĐÀ NẴNG, THÁNG 5, NĂM 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
cứ công trình nào khác.
Với tư cách là tác giả của nghiên cứu, tôi xin cam đoan rằng những nhận định
và luận cứ khoa học đưa ra trong khóa luận này hoàn toàn không sao chép từ
các công trình khác mà xuất phát từ chính kiến của bản thân tác giả, mọi trích
dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Nếu có sự đạo văn và sao chép nào tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng khoa học.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2015
Người thực hiện khóa luận
Lê Thị Bích Liên
LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Th.S -Giảng
viên Phạm Thi Thu Hà, người đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết
khóa luận tốt nghiệp.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong Khoa Ngữ văn, Trường
Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã tận tình truyền đạt kiến thức thời
gian qua. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là
nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để
tôi bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Tôi cũng thầm biết ơn sự ủng hộ của gia đình, bạn bè – những người thân yêu
luôn bên cạnh và là chỗ dựa vững chắc cho tôi.
Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý Thầy, Cô và gia đình dồi dào sức khỏe và
thành công trong sự nghiệp cao quý.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Bích Liên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................10
1. Lí do chọn đề tài.........................................................................................10
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề..........................................................................13
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................16
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................16
5. Bố cục của khóa luận..................................................................................17
NỘI DUNG.......................................................................................................18
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung .........................................................18
1.1. Những khái niệm: Trẻ em, Quyền trẻ em ...........................................18
1.2. Ưu thế của loại hình phát thanh trong việc chuyển tải các vấn đề trẻ
em 20
Chương 2: Thông tin về trẻ em trong chương trình “Gia đình Việt” và
chương trình “Vì trẻ em” năm 2014 ...............................................................23
2.1. Vài nét về 2 chương trình “Gia đình Việt” và “Vì trẻ em”....................23
2.2. Những nội dung thông tin về trẻ em .....................................................25
2.3. Cách thức tiếp cận, chuyển tải thông tin của người làm báo đến công
chúng nghe Đài ...........................................................................................34
2.4. Mục đích thông tin về trẻ em của Đài Tiếng nói Việt Nam...................37
2.4.1. Giáo dục trẻ em.................................................................................38
2.4.2. Chăm sóc trẻ em................................................................................39
2.4.3. Bảo vệ trẻ em ....................................................................................40
Chương 3: Nâng cao chất lượng công tác thông tin tuyên truyền về trẻ em
trong chương trình “Gia đình Việt” và “Vì trẻ em” ........................................43
3.1. Đối với chương trình ............................................................................43
3.1.1. Đối với chương trình “Gia đình Việt”.............................................43
3.1.2. Đối với chương trình “Vì trẻ em” ...................................................45
3.2. Đối với tác nghiệp báo chí....................................................................47
3.2.1. Có chiến lược đào tạo đội ngũ chuyên nghiệp có kĩ năng riêng ......47
3.2.2. Đổi mới phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề .......................48
3.2.3. Xây dựng mạng lưới các nhà báo về đề tài trẻ em .........................57
3.2.4. Tăng cường thông tin về trẻ em......................................................58
KẾT LUẬN.......................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................63
BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ TRONG KHÓA LUẬN
STT TÊN BẢNG BIỂU Trang
1 Bảng 2.1. Số chương trình có đề cập đến vấn đề
trẻ em trong chương trình Gia đình Việt
17
2 Bảng 2.2. Nội dung các vấn đề được đề cập trong
chương trình
19
3 Bảng 2.3. Những đối tượng trẻ em được đề cập
trong chương trình Vì trẻ em
21
4 Bảng 2.4. Các phương diện thông tin về trẻ em
trong chương trình Vì trẻ em
23
5 Bảng 2.5. Nội dung các vấn đề được đề cập trong
chương trình
26
6 Bảng 2.6. Các thể loại tác phẩm được sử dụng
trong chương trình Vì trẻ em và Gia đình Việt
25
7 Bảng 2.7. Các loại hình âm nhạc được sử dụng
trong các chương trình
27
8 Bảng 2.8. Các loại âm thanh thường được sử
dụng trong các tác phẩm của Gia đình Việt
28
9
Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo sát việc tiếp xúc nhà
báo của trẻ em
40
10 Biểu đồ 3.2. Kết quả khảo sát các khía cạnh nhà
báo hay hỏi khi tiếp xúc với trẻ em
41
11 Biểu đồ 3.3. Kết quả khảo sát trẻ em bị áp lực khi
trả lời phỏng vấn
42
12 Biểu đồ 3.4. Kết quả khảo sát các khía cạnh nhà
báo hay hỏi khi tiếp xúc với trẻ em
43
13 Biểu đồ 3.5. Kết quả khảo sát trạng thái vui vẻ
của các em khi tiếp xúc với nhà báo
44
14 Biểu đồ 3.6. Kết quả khảo sát tình trạng thực tế 45
việc thông báo cho trẻ em khi đã được ghi hình
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCAĐN Báo công an Đà Nẵng
BLĐTBXH Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
BTV Biên tập viên
CLB PVN Câu lạc bộ phóng viên nhỏ
ĐTNVN Đài Tiếng nói Việt Nam
MC Người dẫn chương trình
PHHS Phụ huynh học sinh
QNĐ LHQ Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc
QTE Quyền trẻ em
TE Trẻ em
TEĐP Trẻ em đường phố
TTBTTEĐP Trung tâm bảo trợ xã hội trẻ em đường phố
VOV1 Hệ thời sự chính trị tổng hợp
VOV2 Hệ văn hóa đời sống khoa giáo
VOV3 Hệ âm nhạc thông tin giải trí
VOV4 Hệ phát thanh dân tộc
10
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai. Trẻ em là mầm non của đất nước, là
tương lai của dân tộc, là hạnh phúc của mỗi gia đình. [10, tr.6]. Tuy nhiên trẻ em
có tâm hồn trong trắng dễ bị tổn thương. Vì thế báo chí khi thông tin về trẻ em
không những đòi hỏi sự công bằng chính xác mà còn phải góp phần chăm sóc,
giáo dục, bảo vệ quyền trẻ em. Thực tiễn thời gian qua, một số cơ quan báo chí
đã làm tốt vấn đề thông tin về trẻ em, về quyền trẻ em, song còn một số nhà báo
khi đưa tin về vấn đề trẻ em đã gây không ít bức xúc trong dư luận thậm chí gây
tổn hại đến các em. Việc chạy theo lợi nhuận phát hành của một số trang mạng
khiến nhiều trẻ em trở thành công cụ “câu khách”. Nhiều trường hợp có thể nói
trẻ em đang là nạn nhân của truyền thông, nhiều tít bài gây phản cảm đối với
người đọc nhất là đối với báo mạng điện tử. Với phát thanh, những chuyên mục
cung cấp thông tin về trẻ em khá đa dạng và phong phú, khéo léo, có sự chắt lọc,
không có hình ảnh minh họa hay tít bài phản cảm lại là cách tốt nhất để thông tin
về những vấn đề nhạy cảm như vấn đề về trẻ em.
Sự phát triển của đất nước trong tương lai phụ thuộc vào việc bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày hôm nay. Đây là một công việc quan trọng đòi
hỏi kết hợp sự nỗ lực của gia đình, nhà trường và toàn xã hội, muốn làm tốt công
tác này, trước hết cần có chủ trương, chính sách đúng đắn ở tầm vĩ mô, tiếp đó là
tổ chức thực hiện chặt chẽ, có bài bản ở cơ sở, phối hợp nhuần nhuyễn giữa các
Ban, Ngành. Trẻ em đang được Đảng, Nhà nước, gia đình và xã hội ngày càng
quan tâm nhiều hơn, trẻ em được chăm lo toàn diện về sức khỏe, học tập, vui
chơi giải trí và phát triển năng khiếu. Tuy nhiên xã hội đang chuyển đổi sang cơ
11
chế thị trường, đời sống của con người được nâng cao và theo đó cũng kéo theo
nhiều sự xáo trộn trong cuộc sống gia đình và xã hội. Cha mẹ thì mãi mê kiếm
tiền để cho con cái có một tương lai tốt đẹp mà quên quan tâm đến tâm lí, sở
thích và suy nghĩ của con trẻ, để rồi con cái sống một đường cha mẹ lại lo một
nẻo. Con cái thiếu sự chia sẻ còn cha mẹ thì quá bận rộn và không hiểu tâm lí
của con mình dẫn đến nảy sinh mâu thuẫn trong gia đình. Thêm vào đó, xã hội
đang phải đương đầu gay gắt với những tệ nạn xã hội, không ít trẻ em phải bỏ
nhà,bỏ học đi lang thang, bị bạo hành, xâm hại tình dục...gây ra những hậu quả
đáng tiếc cho gia đình và xã hội. Những nghiên cứu của tâm lí học duy vật biện
chứng đã khẳng định: “Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại, trẻ em là trẻ
em, nó vận động và phát triển theo quy luật của trẻ em, và tất cả những thay đổi
từ một đứa trẻ lọt lòng tới chỗ biết theo mục đích đã định không mang tính chất
ngẫu nhiên mà diễn ra theo quy luật và nguyên nhân của chúng”. Thực chất đa số
người đọc, người nghe hầu hết là người lớn, những bậc làm cha làm mẹ, hạnh
phúc của trẻ em không chỉ đuợc bảo đảm bởi hệ thống chính sách, chương trình
trợ giúp xã hội đối với trẻ em về nuôi dưỡng, giáo dục, y tế, chỉnh hình và phục
hồi chức năng, học nghề, tạo việc làm, thụ huởng các phúc lợi văn hóa - xã hội
và các quyền khác mà còn cần được bồi bổ lý tuởng và ý chí, nghị lực với những
giá trị nhân văn vững chắc, cũng như quyền đuợc sống trong môi trường an toàn,
lành mạnh và thân thiện, giảm thiểu bất bình đẳng về mức sống, về cơ hội phát
triển giữa các nhóm trẻ em khác nhau. Tương lai của trẻ em cũng tùy thuộc vào
việc giải quyết hiệu quả những bất cập, chồng chéo trong phân công trách nhiệm
quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, vào hiệu lực thực thi
các hành vi nghiêm cấm, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, gia đình và các
quy định biện pháp bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em và sự phát triển đội ngũ