Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vấn đề thể tài trong tiểu thuyết lịch sử của nguyễn xuân khánh (qua mẫu thượng ngàn và đội gạo lên chùa).
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------
VẤN ĐỀ THỂ TÀI TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ
CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH
(QUA MẪU THƯỢNG NGÀN VÀ ĐỘI GẠO LÊN CHÙA)
KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP Đ̣ ẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Người hướng dẫn:
TS. Nguyên Kh ̃ ắc Sính
Người thực hiện:
Đoàn Thị An
Đà Nẵng, tháng 5/2013
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Vào thập niên cuối thế kỷ XX và nhất là thập niên đầu thế kỷ
XXI, nhìn chung cả nền văn học Việt Nam, trong đó có thể loại tiểu thuyết
phát triển rất mạnh mẽ và luôn có sự tìm tòi, đổi mới bút pháp cũng như
phong cách với các tác giả tiêu biểu: Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương,
Nguyễn Huy Thiệp, Trung Trung Đỉnh, Dương Hướng…Nhiều nhà văn đã
mạnh mẽ, quyết liệt cổ súy về một sự cách tân mạnh mẽ về cách viết, về thể
loại, thể tài…trong văn chương hiện đại.
1.2. Trong dòng chảy cuồn cuộn (nhưng cũng bộn bề) ấy, có một
dòng âm thầm tiếp nối truyền thống song cũng không hoàn toàn trung thành
với cách viết cũ mà thật sự đi vào “khoảng trống” của lịch sử để khai thác
triệt để cho mảnh đất tiểu thuyết, đó là dòng tiểu thuyết lịch sử. Nhờ vậy,
nhiều hiện tượng văn học đã gây được tiếng vang lớn, khẳng định được vị trí
của thể tài này như Hoàng Quốc Hải (Bão táp triều Trần), Nguyễn Quang
Thân (Hội thề), Võ Thị Hảo (Giàn thiêu), Nguyễn Mộng Giác (Sông Côn
mùa lũ), Thái Bá Lợi (Minh sư)…Trong “rừng” tiểu thuyết lịch sử ấy có một
“cội mai già vẫn rừng rực nở hoa”: Nguyễn Xuân Khánh. Đây là một hiện
tượng “lạ” trong văn học Việt Nam đương đại.
1.3. Nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân có nhận xét : “Có thể
nói mà không quá lời, trong mười năm qua kể từ lúc công bố tiểu thuyết Hồ
Quý Ly, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh trở thành tiểu thuyết gia hàng đầu của
văn xuôi Việt Nam đầu thế kỷ XXI”. Bộ ba tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu
Thượng Ngàn, Đội gạo lên chùa của ông, mỗi tác phẩm đều có dung lượng
trên 500 trang in xuất hiện sừng sững đã gây sửng sốt trên văn đàn lúc bấy
giờ. Nhưng điều đáng nói không phải ở khối lượng tác phẩm mà ở chỗ cuốn
nào cũng gây nên những cuộc tranh luận sôi nổi, gay gắt trước khi nó được
3
khẳng định chân giá trị. Cả ba cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh,
đương nhiên có những điểm khác nhau nhưng tư tưởng xuyên suốt của nó là
tinh thần văn hóa Việt, là chấp nhận đa dạng văn hóa để làm nổi bật sự bền
vững của văn hóa Việt. Thế nhưng, về mặt thể tài, nếu như ở Hồ Quý Ly là
tiểu thuyết lịch sử không còn phải bàn cãi thì hai cuốn sau: Mẫu Thượng
Ngàn và Đội gạo lên chùa vẫn còn ý kiến phân vân, chưa dễ thông suốt.
Vì vậy, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài Vấn đề thể tài trong tiểu
thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh (qua Mẫu Thượng Ngàn và Đội gạo
lên chùa) làm luận văn tốt nghiệp nhằm góp thêm một tiếng nói nhận diện tác
phẩm từ góc nhìn thể loại của nó.
2. Lịch sử nghiên cứu
Về tác giả Nguyễn Xuân Khánh cùng bộ ba tiểu thuyết trên của ông
và về vấn đề thể tài trong sáng tác của ông, đã có rất nhiều công trình nghiên
cứu. Có thể đề cập đến một số công trình sau:
Tác giả Trần Thị An trong bài “Sức ám ảnh của tín ngưỡng dân gian
trong tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 6/2007
cho rằng: “Tác giả Mẫu Thượng Ngàn dành một sự quan tâm đặc biệt đến
truyện kể dân gian và lễ hội dân gian về hai nhân vật huyền thoại (ông Đùng
và bà Đà), và ở chỗ này, trong một chừng mực nào đó, nhà tiểu thuyết đóng
vai một nhà biên soạn và khảo cứu folklore” [1, tr. 27–47].
Đỗ Hải Ninh trong bài viết “Quan niệm về lịch sử trong tiểu thuyết
của Nguyễn Xuân Khánh”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 2/2009 có nhận
định: “Mẫu Thượng Ngàn đề cập đến vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc trong giao
lưu và tiếp biến văn hóa, đâu là hướng đi của dân tộc trước những biến động lịch
sử” [31, tr. 48–57]
Trong khi đó, nhà nghiên cứu văn học Phạm Xuân Nguyên trong bài viết
Mẫu Thượng Ngàn: nội lực văn chương của Nguyễn Xuân Khánh (trao đổi với
4
phóng viên VTC News) khẳng định: “Mẫu Thượng Ngàn là nhân vật quần
chúng nhưng lại mang tính đại diện tiêu biểu cho dân tộc Việt” và “ Đạo Mẫu
trong tiểu thuyết (được thể hiện trong tiểu thuyết qua nhân vật bà Tổ Cô bí
ẩn, bà ba Váy đa tình, cô đồng Mùi, mõ Hoa khèn khổ, trinh nữ Nhụ…) vừa
là tín ngưỡng, vừa thể hiện tính phồn thực và sự trường tồn của dân tộc Việt”.
Cũng trong cuộc phỏng vấn này, tác giả còn đề cập tới vai trò của nhà văn trong
việc viết về văn hóa : “Nhà văn rất cần phải làm văn hóa, nói về văn hóa” [28]
Nhà văn và nhà nghiên cứu Châu Diên trong bài “Nguyễn Xuân Khánh
và cuộc giành lại bản sắc”, báo Tuổi trẻ chủ nhật, 16/7/2006 cũng nhận định về
tác phẩm Mẫu Thượng Ngàn là: “cuốn tiểu thuyết mang tầm khái quát văn hóa,
nhân vật không còn là những thân phận riêng lẻ mà là cả một cộng đồng” [9,
tr. 47 –54]
Tác giả Đoàn Ánh Dương trong bà
i viết “Kiến giải về dân tộc trong “Đội
gạo lên chùa” của Nguyễn Xuân Khánh” ở báo Văn nghệ số 27 ra ngày 2/7/2011
có nhâṇ xé
t: “nhìn riêng ở khía canḥ những kiến giải về licḥ sử dân tôc,̣ tá
i nhìn
nhâṇ những ứng xử trong cải cách ruông̣ đất trong phần II và
lẽhành xử của nhà
sư – chiến sĩAn trong phần III làm thành cốt lõi tư tưởng cho viêc̣ đề xuất căn
bản văn hóa dân tôc̣ .”[16, tr. 30–33]
Nguyễn Thị Nguyệt ở bà
i viết “Kiểu truyện về Thánh mẫu và truyền thống
trọng mẫu trong văn hóa dân gian Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số
6/2010, có đưa ra thuyết giải về tính Mâũ ở Viêṭ Nam như sau: “ Việt Nam thuộc
loại văn hóa gốc nông nghiệp. Nền kinh tế nông nghiệp lúa nước đặc biệt thích
ứng với sự đảm đang, khéo léo của người phụ nữ, vì thế, người Việt cổ tôn thờ
nước, lúa, và người phụ nữ. Mặt khác, con người nông nghiệp ưa sống theo
nguyên tắc trọng tình, điều đó dẫn đến thái độ trọng người phụ nữ.”[29, tr. 29–34]
Ngoài ra cũng có thể nhắc đến các ý kiến của Hoàng Quốc Hải, Nguyên
Ngọc, Nguyễn Thị Minh Thái, Nguyễn Văn Tùng, Mai Anh Tuấn, Nguyễn Khắc
5
Phê, Phong Lê, Ma Văn Kháng,…trên các báo Phụ nữ, Văn nghệ, Tạp chí Non
nước, vannghequandoionline,…
Một số khóa luận tốt nghiệp đại học, luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ cũng đề
cập đến Nguyễn Xuân Khánh và tác phẩm của ông như: Nguyễn Thị Hiền, Tính
mẫu trong Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, Khóa luận tốt nghiệp,
ĐHSP Đà Nẵng, 2010; Thái Bá Thanh, Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết của
Nguyễn Xuân Khánh, Luận văn Thạc sỹ, ĐH Vinh, 2012 .
Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu thật sự
chuyên biệt nào bàn về vấn đề thể tài trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn
Xuân Khánh, nhất là với hai cuốn Mẫu Thượng Ngàn và Đội gạo lên chùa.
Tiếp thu những công trình nghiên cứu đi trước, chúng tôi muốn tìm hiểu sâu
hơn về vấn đề thể tài trong lý luận văn học khi nghiên cứu một hiện tượng
văn học cụ thể.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
1. Làm rõ vấn đề thể tài trong tác phẩm văn học và trong tiểu thuyết
Nguyễn Xuân Khánh (cụ thể ở tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn, Đội gạo lên
chùa)
2. Làm rõ vấn đề mẫu gốc và văn hóa tính mẫu trong văn học Việt
Nam và trong hai tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh
3. Chỉ ra đóng góp của Nguyễn Xuân Khánh ở phương diện nghệ
thuật trần thuật trong hai tiểu thuyết nói trên của ông.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề thể tài trong các tiểu thuyết lịch sử
của Nguyễn Xuân Khánh.
4.2. Phạm vi khảo sát: Hai tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn (In lần thứ
2, NXB Phụ nữ, H., 2006), Đội gạo lên chùa (In lần thứ 2, NXB Phụ nữ, H.,
2011).
6
Ngoài ra, khóa luận cũng có tham khảo thêm các tiểu thuyết Hồ Quý
Ly (Nguyễn Xuân Khánh), Bão táp triều Trần (Hoàng Quốc Hải).
5. Phương pháp nghiên cứu:
Khóa luận kết hợp các phương pháp
Phương pháp thống kê – tổng hợp:
Phương pháp phân tích – đánh giá tác phẩm văn học
Phương pháp so sánh – đối chiếu
Phương pháp cấu trúc – hệ thống
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, khóa luận có 3
chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý thuyết về thể tài, về khái niệm mẫu gốc
và văn hóa tính mẫu trong hai tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh
Chương 2: Tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn và Đội gạo lên chùa từ góc
nhìn thể tài lịch sử – văn hóa
Chương 3: Nghệ thuật trần thuật của Nguyễn Xuân Khánh trong Mẫu
Thượng Ngàn và Đội gạo lên chùa.
7
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT
1.1. Giới thuyết các thuật ngữ, khái niệm liên quan
1.1.1. Thể loại văn học, thể tài văn học
1.1.1.1. Thể loại văn học
– Khái niệm: Thể loại là hình thức chỉnh thể của tác phẩm văn học.
Tác phẩm văn học là một chỉnh thể thống nhất toàn vẹn giữa các yếu tố hợp
thành trong đó thể loại là khái niệm chỉ quy luật loại hình của tác phẩm. Ứng
với mỗi nội dung vốn có trong hiện thực sẽ có những phương thức phản ánh
tương ứng. Sự thống nhất này là do các phương thức chiếm lĩnh đời sống văn
học vốn ứng với các dạng thức tồn tại nhất định của thế giới thực tại. Các
hình thức phản ánh thực tại của văn học cũng tương thích với các hình thức
hoạt động nhận thức của con người: hoặc trầm tư suy nghĩ, chiêm nghiệm (ví
dụ: tác phẩm trữ tình); hoặc lần theo diễn biến của các sự kiện, biến cố liên
tục, sinh động (ví dụ: tác phẩm tự sự); hoặc cảm nhận đối tượng bằng trạng
thái xung đột, mâu thuẫn (ví dụ: kịch bản văn học)…Cụ thể hơn: trong sáng
tạo nghệ thuật, các thể loại trữ tình phù hợp với kiểu nhận thức đối tượng và
trạng thái xúc cảm, suy nghĩ, chiêm nghiệm; các loại thể tự sự tìm được ưu
thế phản ánh từ nhu cầu nhận thức các đối tượng diễn biến sinh động trong
những hoàn cảnh không gian và thời gian nhất định; các thể loại kịch đặc biệt
phù hợp với hình thức nhận thức thế giới đối tượng theo lối “mục sở thị” trực
tiếp các xung đột và mâu thuẫn…Như vậy, ứng với mỗi nhu cầu khám phá,
phản ánh hiện thực sẽ có những hình thức thể loại tương thích. Người nghệ sĩ
khi sáng tạo văn học cần tìm đến những hình thức thể loại phù hơp nhất với
tính chất của hiện thực và có khả năng phản ánh đắc địa các phạm vi hiện
thực đó. Chẳng hạn, thơ hợp tạng với loại hiện thực cần sự ngẫm ngợi, suy
tư; truyện hợp với loại hiện thực cần sự tái tạo sinh động các biến cố, sự kiện